Các Phương Pháp Điều Trị Nghiện Ma Túy

  1. NGHIỆN RƯỢU

  2. TRỊ LIỆU NHẬN THỨC - HÀNH VI

  3. BIỆN PHÁP TRIỂN KHAI PHƯƠNG PHÁP CAI NGHIỆN DAYTOP

  4. Cai nghiện Ma túy - Cộng đồng trị liệu

  5. KHÔNG CÓ MỘT LOẠI THUỐC NÀO CHỮA ĐƯỢC BỆNH NGHIỆN MA TÚY MÀ PHẢI DÙNG LIỆU PHÁP TỔNG HỢP

  6. THUỐC ĐƠN THUẦN CÓ CHỮA ĐƯỢC NGHIỆN MA TÚY?

  7. Hoạt động Giáo dục Trị liệu

  8. Trị liệu nhận thức - hành vi

  9. Trị liệu nhận thức - hành vi (2)

 10. TRỊ LIỆU GIA ĐÌNH

 11. LIỆU PHÁP GIA ĐÌNH ĐỐI VỚI NGƯỜI NGHIỆN MA TÚY

 12. LIỆU PHÁP GIA ĐÌNH

 13. MÔ HÌNH TRỊ LIỆU NHẬN THỨC - HÀNH VI

 14. SỬ DỤNG LIỆU PHÁP NHẬN THỨC – HÀNH VI TRONG ĐIỀU TRỊ NGHIỆN

 15. LIỆU PHÁP NHẬN THỨC - HÀNH VI CBT (COGNITIVE- BEHAVIOR THERAPY)

 16. TRỊ LIỆU HÀNH VI - MỘT SỐ KĨ THUẬT TRỊ LIỆU HÀNH VI

 17. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ LIỆU PHÁP NHẬN THỨC - HÀNH VI

 18. MÔ HÌNH TÁI HÒA NHẬP CỘNG ĐỒNG TẠI TRUNG TÂM ĐIỀU DƯỠNG VÀ CAI NGHIỆN MA TÚY THANH ĐA

 19. MÔ HÌNH ĐIỀU TRỊ BÁN TRÚ - NHÀ TRUNG CHUYỂN

 20. PHÒNG CHỐNG TÁI NGHIỆN - TÁI HÒA NHẬP CỘNG ĐỒNG

 21. ẢNH HƯỞNG CỦA BẠN BÈ LIÊN QUAN ĐẾN VIỆC SỬ DỤNG CÁC CHẤT MA TÚY

 22. 6 TIÊU CHUẨN CHẨN ĐOÁN TÌNH TRẠNG NGHIỆN MA TÚY

 23. GIAI ĐOẠN CẮT CƠN – GIẢI ĐỘC – NÂNG CAO SỨC KHỎE

 24. CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ NGHIỆN MA TÚY TỔNG HỢP

 25. (Cũ) NHỮNG NGUYÊN TẮC CƠ BẢN TRONG CAI NGHIỆN - PHỤC HỒI CHO NGƯỜI NGHIỆN MA TÚY

 26. MỤC LỤC CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ NGHIỆN MA TÚY

 27. Hướng dẫn hỗ trợ điều trị chống tái nghiện ma túy nhóm opiats bằng thuốc Danapha-Natrex

 28. Giai đoạn chuẩn bị tái hòa nhập cộng đồng: Huấn luyện trị liệu - Lao động trị liệu - Chống tái nghiện (nội trú)

 29. Methadone có giúp cai nghiện?

 30. BIỂU HIỆN TÂM THẦN DO SỬ DỤNG MA TÚY

 31. (BAK) SỰ KHÁC BIỆT GIỮA HỖ TRỢ CHỐNG TÁI NGHIỆN CÁC CHẤT DẠNG THUỐC PHIỆN (OMH) BẰNG NALTREXONE VỚI THAY THẾ NGHIỆN CÁC CHẤT DẠNG THUỐC PHIỆN (OMH) BẰNG METHADONE

 32. NHỮNG HIỂU BIẾT VỀ AMPHETAMIN VÀ CÁC CHẤT GIỐNG AMPHETAMIN

 33. CÁC BIỆN PHÁP PHỤC HỒI CHỨC NĂNG CHO NGƯỜI NGHIỆN MA TÚY

 34. CÁC YẾU TỐ BẢO VỆ VÀ CÁC YẾU TỐ NGUY CƠ ĐỐI VỚI VIỆC SỬ DỤNG MA TÚY

 35. CỘNG ĐỒNG TRỊ LIỆU - MỘT LIỆU PHÁP CAI NGHIỆN MA TÚY CÓ HIỆU QUẢ CẦN ĐƯỢC MỞ RỘNG Ở VIỆT NAM

 36. PHƯƠNG THỨC XÂY DỰNG MÔI TRƯỜNG TRỊ LIỆU - CỘNG ĐỒNG TRỊ LIỆU CÓ HIỆU QUẢ

 37. ĐIỀU TRỊ NGHIỆN RƯỢU – CHỐNG TÁI NGHIỆN

 38. CÁC RỐI LOẠN TÂM THẦN Ở NGƯỜI NGHIỆN RƯỢU

 39.  NGHIỆN RƯỢU

 40. NHỮNG YẾU TỐ CẦN THIẾT ĐỂ XÂY DỰNG MỘT TRUNG TÂM CAI NGHIỆN CÓ HIỆU QUẢ

 41. MỘT MÔ HÌNH CAI NGHIỆN MA TÚY CÓ HIỆU QUẢ: MÔI TRƯỜNG TRỊ LIỆU – CỘNG ĐỒNG TRỊ LIỆU

 42. NHỮNG BIỆN PHÁP ĐIỀU CHỈNH NHẬN THỨC - HÀNH VI - NHÂN CÁCH NGƯỜI CAI NGHIỆN

 43. NHỮNG NGUYÊN TẮC CƠ BẢN TRONG ĐIỀU TRỊ NGHIỆN MA TÚY

 44. HƯỚNG DẪN LÂM SÀNG VỀ SỬ DỤNG THUỐC ĐỒNG VẬN TRONG ĐIỀU TRỊ NGHIỆN CHẤT DẠNG THUỐC PHIỆN

 45. HƯỚNG DẪN LÂM SÀNG VỀ SỬ DỤNG THUỐC ĐỒNG VẬN TRONG ĐIỀU TRỊ NGHIỆN CHẤT DẠNG THUỐC PHIỆN

 46. MỘT SỐ QUY ĐỊNH VỀ CÔNG TÁC ĐIỀU TRỊ CHỐNG TÁI NGHIỆN MA TÚY BẰNG THUỐC ĐỐI KHÁNG

 47. CÁC TÁC DỤNG KHÔNG MONG MUỐN KHI BẮT ĐẦU ĐIỀU TRỊ BẰNG THUỐC ĐỐI KHÁNG

 48. ĐIỀU TRỊ CHỐNG TÁI NGHIỆN BẰNG THUỐC CHO NGƯỜI NGHIỆN MA TÚY NHÓM OMH

 49. HƯỚNG DẪN LÂM SÀNG VỀ SỬ DỤNG THUỐC ĐỒNG VẬN TRONG ĐIỀU TRỊ NGHIỆN CHẤT DẠNG THUỐC PHIỆN

 50. HƯỚNG DẪN LÂM SÀNG VỀ SỬ DỤNG THUỐC ĐỒNG VẬN TRONG ĐIỀU TRỊ NGHIỆN CHẤT DẠNG THUỐC PHIỆN

 51. HƯỚNG DẪN LÂM SÀNG VỀ SỬ DỤNG THUỐC ĐỒNG VẬN TRONG ĐIỀU TRỊ NGHIỆN CHẤT DẠNG THUỐC PHIỆN

 52. HƯỚNG DẪN LÂM SÀNG VỀ SỬ DỤNG THUỐC ĐỒNG VẬN TRONG ĐIỀU TRỊ NGHIỆN CHẤT DẠNG THUỐC PHIỆN

 53. HƯỚNG DẪN LÂM SÀNG VỀ SỬ DỤNG THUỐC ĐỒNG VẬN TRONG ĐIỀU TRỊ NGHIỆN CHẤT DẠNG THUỐC PHIỆN

 54. HƯỚNG DẪN ĐIỀU TRỊ THAY THẾ NGHIỆN CÁC CHẤT DẠNG THUỐC PHIỆN BẰNG THUỐC THUỐC ĐỒNG VẬN

 55. MỘT PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ CHỐNG TÁI NGHIỆN HEROIN RẤT HIỆU QUẢ

 56. LIỆU PHÁP THUỐC ĐỐI VẬN TRONG HỖ TRỢ ĐIỀU TRỊ CHỐNG TÁI NGHIỆN MA TÚY NHÓM OMH

 57. CÁC THUỐC CHỐNG TÁI NGHIỆN NHÓM OMH

 58. CÔNG TÁC QUẢN LÝ - ĐIỀU TRỊ - GIÁO DỤC TRONG MÔI TRƯỜNG CỘNG ĐỒNG TRỊ LIỆU

 59. LIỆU PHÁP NHẬN THỨC - HÀNH VI TRONG CAI NGHIỆN PHỤC HỒI

 60. LIỆU PHÁP GIA ĐÌNH TRONG CAI NGHIỆN PHỤC HỒI

 61. LIỆU PHÁP TÂM LÝ TRONG CAI NGHIỆN PHỤC HỒI

 62. VAI TRÒ TƯ VẤN - TÂM LÝ TRỊ LIỆU – QUẢN LÝ CA TRONG CAI NGHIỆN - PHỤC HỒI

 63. NHỮNG NGUYÊN TẮC CƠ BẢN TRONG CAI NGHIỆN - PHỤC HỒI CHO NGƯỜI NGHIỆN MA TÚY

 64. (BAK) NHỮNG PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ NGHIỆN MA TÚY KHÔNG DÙNG THUỐC

 65. CÁC PHƯƠNG PHÁP PHÒNG CHỐNG TÁI NGHIỆN RƯỢU

 66. CHƯƠNG TRÌNH ĐIỀU TRỊ NGOẠI TRÚ ĐỐI VỚI NGƯỜI NGHIỆN NHÓM MA TÚY DẠNG KÍCH THÍCH

 67. CÁC PHƯƠNG PHÁP PHÒNG CHỐNG TÁI NGHIỆN NHÓM OMH (OPIATES) (OPIUM – MORPHINE – HÉROINE)

 68. CÁC PHƯƠNG PHÁP PHÒNG CHỐNG TÁI NGHIỆN NHÓM MA TÚY DẠNG KÍCH THÍCH (ATS) (MA TÚY TỔNG HỢP - MA TÚY ĐÁ)

 69. MÔ HÌNH TÁI HÒA NHẬP CỘNG ĐỒNG TẠI TRUNG TÂM ĐIỀU DƯỠNG VÀ CAI NGHIỆN MA TÚY THANH ĐA

 70. PHÒNG CHỐNG TÁI NGHIỆN TÁI HÒA NHẬP CỘNG ĐỒNG

 71. GIAI ĐOẠN CHUẨN BỊ TÁI HÒA NHẬP CỘNG ĐỒNG: MÔ HÌNH ĐIỀU TRỊ BÁN TRÚ - NHÀ TRUNG CHUYỂN

 72. CÁC PHƯƠNG PHÁP PHÒNG CHỐNG TÁI NGHIỆN MA TÚY

 73. CÔNG TÁC QUẢN LÝ - ĐIỀU TRỊ - GIÁO DỤC TRONG MÔI TRƯỜNG CỘNG ĐỒNG TRỊ LIỆU

 74. CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ NGHIỆN NHÓM MA TÚY TỔNG HỢP DẠNG KÍCH THÍCH (ATS) (MA TÚY TỔNG HỢP-MA TÚY ĐÁ)

 75. CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ NGHIỆN NHÓM OPIATES OPIUM ....

 76. PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ CAI NGHIỆN CẦN SA - CỎ MỸ - NHÓM MA TÚY DẠNG HOANG TƯỞNG

 77. Các phương pháp điều trị nghiện ma túy

 78. CÁC TIÊU CHUẨN CHẨN ĐOÁN NGHIỆN MA TÚY

 79. CÁC TRIỆU CHỨNG VÀ BỆNH TÂM THẦN DO SỬ DỤNG MA TÚY

 80. NGHIỆN LÀ GÌ? - ĐỊNH NGHĨA VÀ CƠ CHẾ GÂY NGHIỆN

MÔ HÌNH TÁI HÒA NHẬP CỘNG ĐỒNG TẠI TRUNG TÂM ĐIỀU DƯỠNG VÀ CAI NGHIỆN MA TÚY THANH ĐA

MÔ HÌNH TÁI HÒA NHẬP CỘNG ĐỒNG TẠI TRUNG TÂM ĐIỀU DƯỠNG VÀ CAI NGHIỆN MA TÚY THANH ĐA

I. NHỮNG MỤC TIÊU CHỦ YẾU:

Trong điều trị cho người nghiện ma túy phải nhắm đến các mục tiêu chủ yếu sau.

BỐN VẤN ĐỀ CHÍNH CẦN PHẢI  ĐIỀU TRỊ TRÊN ĐỐI TƯỢNG NGHIỆN MA TÚY:

1.Tổn thương hệ thống não bộ  và các vấn đề tâm thần của người nghiện ma túy.

2.Rối loạn và xuống cấp nhận thức – hành vi – nhân cách.

3.Chấn thương tâm lý: đây không phải là một hành động nhất thời mà là một quá trình diễn biến đầy mâu thuẫn và phức tạp của nội tâm cũng như bối cảnh đa phương diện của người nghiện ma túy đối với bản thângia đình và xã hội.

4. Người nghiện ma túy hầu hết đều ở trong tình trạng đói ma túy trường diễn, kể cả sau khi cai nghiện, trừ một số ít trường hợp nhẹ.

Hội chứng hồi tưởng, chấn thương tâm lý, tổn thương não bộ, rối loạn nhận thức hành vi nhân cách rất dễ dẫn người đã cai nghiện đến tái sử dụng ma túy.

 

II. NHỮNG NGUYÊN TẮC CƠ BẢN TRONG CAI NGHIỆN PHỤC HỒI:

Việc sử dụng thuốc chỉ là hỗ trợ cho việc ca nghiện phục hồi - Những biện pháp không dùng thuốc mới thật sự là quan trọng. Do đó trong việc điều trị phải thực hiện theo các nguyên tắc cơ bản sau:

 

ĐỂ GIẢI QUYẾT CÁC VẤN ĐỀ TRÊN ​
Y VĂN THẾ GIỚI ĐÃ CHỈ RÕ:

1/ Không có mô hình cai nghiện chung nào thích hợp với mọi loại người nghiện mà chỉ có những nguyên tắc căn bản về điều trị - giáo dục – quản lý đối với người nghiện. Mô hình điều trị tốt cho người này, chưa hẳn đã phù hợp với người khác, mà thậm chí kết quả còn ngược lại.

2/ Trừ một số ít trường hợp nghiện nhẹ, điều trị nghiện ma túy phải sử dụng một biện pháp tổng hợp, linh hoạt và kịp thờinhằm mục đích gọt dũa, điều chỉnh, phục hồi nhận thức, hành vi, nhân cách - giải tỏa các chấn thương tâm lý và để người cai nghiện không còn thèm nhớ ma túy phải sử dụng các liệu pháp sau:

·    Tư vấn – Liệu pháp tâm lý – Liệu pháp giáo dục – Liệu pháp xã hội - Huấn nghiệp trị liệu – Lao động trị liệu – Hoạt động trị liệu – Sinh hoạt cá nhân, nhóm, gia đình,…

·    Đối với nhóm người nghiện Á phiện - Morphine -Héroine (OMH) cần phải uống thuốc NALTREXONE để đối tượng không còn thèm nhớ ma túy. Tuy nhiên, nếu chỉ uống thuốc Naltexone đơn thuần mà không sử dụng các liệu pháp trênngười cai nghiện sẽ không được phục hồi nhận thức, hành vi, nhân cách – giải quyết các chấn thương tâm lý nên dễ bỏ chương trình điều trị và dễ tái sử dụng ma túyKết quả điều trị do đó sẽ rất hạn chế.

3/ Không có một liệu pháp đơn thuần nào (uống thuốc, châm cứu, bấm huyệt, phẫu thuật thùy não,…) có thể chữa được bệnh nghiện ma túy.

4/ Chương trình điều trị phải được chuyển đổi kịp thời theo những rối loạn tâm sinh lý của người nghiện ma túy mà chuyên môn ngành nào, ngành ấy giải quyết– nhưng phải phối hợp ở một thể thống nhất khi đánh giá và lập kế hoạch điều trị cho đối tượng, nhằm kết hợp lĩnh vực mình với lĩnh vực chuyên môn của người khác.

5/ Cai nghiện được gọi là thành công không chỉ nhằm vào mục tiêu người nghiện không tái sử dụng ma túy mà còn đòi hỏi đối tượng phải có một lối sống điều độ, tự quản lý bản thân một cách tốt đẹp và thực hiện thành công sự thay đổi về nhận thức.

III. MÔ HÌNH ĐIỀU TRỊ NỘI TRÚ:

1/ ĐIỀU TRỊ HÓA DƯỢC:

- Sử dụng thuốc Naltrexone để bệnh nhân mất dần cảm giác thèm nhớ tìm kiếm ma túy đồng thời giải quyết không để học viên còn bất kỳ tác dụng không mong muốn nào khi uống thuốc Naltrexon khi trở về cộng động.

2/ TƯ VẤN - LIỆU PHÁP TÂM LÝ - LIỆU PHÁP GIÁO DỤC:

•     Giúp bệnh nhân xác định được nguyên nhân dẫn dắt họ đi vào ma tuý.

•     Nhân viên điều trị phải tìm ra những yếu tố nguy cơ và những yếu tố bảo vệ của bệnh nhân, giúp họ nhận thức được chúng, học tập khả năng vượt qua chúng.

•     Giúp cho bệnh nhân hiểu rằng tái nghiện là một quá trình xảy ra trong nội tâm bệnh nhân  cuối cùng dẫn đến là một hành vi tái sử dụng.

•     Giúp bệnh nhân hiểu được tại sao có cảm giác thèm thuốc trong tư tưởng và học tập để vượt qua cảm giác ấy.

•     Trang bị cho người nghiện kỹ năng vượt qua cảm giác thèm thuốc, ví dụ bỏ qua không chú ý đến cảm giác của bản thân, giữ tâm hồn vững vàng, luyện tập hô hấp hít thở sâu đều đặn bằng ý chí, các phương pháp thiền kết hợp với kỹ năng tư vấn - liệu pháp tâm lý - liệu pháp giáo dục.

•     Trang bị cho người nghiện khả năng sử lý tình huống nguy cơ cao. Ví dụ tham gia vui chơi giải trí, văn hóa thể thao, làm những việc hữu ích như giúp đỡ bạn nghiện, sống cuộc sống điều độ không cần tới bất kỳ một chất gây nghiện nào, nhất là rượu.

•     Chuẩn bị tinh thần đối phó với tình huống có thể bị sa ngã khi có điều kiện như đi phép, thấy có ma túy trong tầm tay do bạn bè cũphe nhóm xấu muốn họ tái nghiện.

•     Giúp bệnh nhân có một tổ chức hỗ trợ.

•     Nếu bệnh nhân bị vui hay buồn quá độ, giúp họ nhận ra tình trạng bất thường ấy để tìm cách vượt qua.

•     Nếu bệnh nhân có những nhận thức sai lạc, giúp họ cách xử lý chúng.

•     Giúp bệnh nhân hướng tới một lối sống điều độ, cân bằng.

•     Giúp bệnh nhân tự xây dựng cho mình những biện pháp phòng chống sa ngã  tái nghiện.

IV. MÔ HÌNH ĐIỀU TRỊ BÁN TRÚ - NGÔI NHÀ TRUNG CHUYỂN (HALFWAY HOUSE):

A. ĐẶT VẤN ĐỀ:

Một số người cai nghiện trong chương trình hiện nay có xu hướng chạy gấp qua giai đoạn hoà nhập cộng đồng, chủ yếu là bởi vì những tác nhân phổ biến (công ăn việc làm, kinh tế khó khăn, thiếu hiểu biết...). Kết quả là giai đoạn Hoà nhập cộng đồng được thực hiện một cách cưỡng ép và thường dễ bị thất bại.

NGƯỜI CAI NGHIỆN TỪ TRUNG TÂM TRỞ VỀ CỘNG ĐỒNG DỄ CÓ TƯ TƯỞNG HỤT HẪNG KHI THAY ĐỔI MÔI TRƯỜNG MỘT CÁCH ĐỘT NGỘT – NHÀ TRUNG CHUYỂN SẼ GIÚP HỌ TỪNG BƯỚC TÁI HÒA NHẬP CỘNG ĐỒNG. Để thực hiện tốt việc này người cai nghiện phải hiểu rằng mình phải chịu trách nhiệm chính đối với bản thân mình dưới sự hổ trợ của cán bộ điều trị và tập thể.

Chương trình Hỗ trợ Sau điều trị cai và Hoà nhập cộng đồng có tính đến việc cần phải tạo ra một sự liên tục trong điều trị cho người nghiện ma tuý đang phục hồiPhục hồi thành công có ý nghĩa là người nghiện có thể đương đầu với các tình huống tốt hơn sau khi họ được ra về từNGÔI NHÀ TRUNG CHUYỂN (HALFWAY HOUSE). Họ có thể có những bước tiến tích cực để giải quyết những khó khăn của bản thân và sống một cuộc sống khoẻ khoắn, lành mạnh, không phải dùng đến ma tuý. Người nghiện đang phục hồi được cung cấp các trợ giúp cần thiết để họ thay đổi trở lại, hoà nhập lại vào xã hội.

Sau thời gian cai nghiện tập trung và trước khi tái hòa nhập cộng đồng, người nghiện cần một thời gian điều trị bán trú để học cách thích nghi dần thông qua thử thách gọi là “giai đoạn chuyển tiếp” – Để giúp người cai nghiện tiếp tục duy trì một cuộc sống không ma túy thì quá trình hổ trợ là một yếu tố rất cần thiết.

Việc chăm sóc sau cai nghiện là tạo mọi thuận lợi cho người nghiện hội nhập lại với cộng đồngMục tiêu chính của công tác chăm sóc này là:

1.      Giúp người đã cai nghiện củng cố những kỹ năng cần thiết cho cuộc sống bình thường, tập thích nghi dần với các sinh hoạt tại cộng đồng.

2.      Khuyến khích người đã cai nghiện tham gia các hoạt động để họ cảm thấy mình còn có ích, vẫn còn khả năng, có ý thức về bổn phận và trách nhiệm.

3.      Người đã cai nghiện được mạng lưới hỗ trợ xã hội giúp đỡ để gắn kết với những người bình thường.

4.      Giúp người đã cai duy trì ý thức làm chủ bản thân và trách nhiệm với cuộc sống của mình.

5.      Đối tượng được tiếp tục kiểm tra việc tái sử dụng ma túy để có những biện pháp xử lý kịp thời.

Hồi phục là một quá trình phát triển liên tục, bao gồm các vấn đề sau:

1.      Điều chỉnh về tâm lý: Giúp đối tượng chế ngự và xử lý những thèm nhớ ma tuý, những dấu hiệu cảnh báo tái nghiện, những nguyên nhân dẫn đến buồn chán, cô đơnthất vọngchấn thương tâm lý.

2.      Điều chỉnh về xã hộiGiải quyết các mối quan hệ giữa các cá nhân với nhau, giữa cá nhân và gia đình, những căng thẳng trong cuộc sốngduy trì việc làm ổn định, những áp lực từ bạn bè  xã hộiquản lý tiền bạc và sự điều chỉnh với cuộc sống mới,v.v…

3.      Cân bằng lối sốngThực hiện và tham gia các hoạt động xã hội, cân bằng giữa công việc  thời gian nhàn rỗi, v.v…

4.      Kế hoạch hồi phục dài hạnCó kế hoạch từng bước cho công tác cai nghiện bản thân.

5.      Tiếp tục phát triển mạng lưới trợ giúp: Đây là một yếu tố quan trọng trong quá trình hổ trợ người cai nghiện tiến đến sự hồi phục.

B. HỖ TRỢ NGƯỜI CAI NGHIỆN TRƯỚC KHI TÁI HOÀ NHẬP CỘNG ĐỒNG - MÔ HÌNH NHÀ TRUNG CHUYỂN (HALFWAY HOUSE):

HALFWAY HOUSE - HWHS

Mô hình Halfway House đã đóng một vai trò rất quan trọng từ thập niên 1970. Một số Halfway House thuộc nhà thờ Thiên chúa đã được thành lập vào khoảng thời gian đó, gồm có tên là: Hiding Place (Nơi ẩn nấp), Helping Hand (Bàn tay giúp đỡ), và Teen Challenge (Thách thức tuổi thơ),vv. Các Halfway House này đã giúp đỡ hàng trăm người nghiện kể từ khi đó. Yếu tố tinh thần là nhân tố quyết định chính trong chương trình phục hồi của các Halfway House.

Các Halfway House cung cấp đào tạo và việc làm hoặc trợ giúp những người đang trong giai đoạn hoà nhập cộng đồng. Trong quá trình này, họ được phép đi ra ngoài làm việc và quay trở lại Halfway House khi hết giờ làm việc. Quá trình này kéo dài 4 – 6 thángsau đó họ được trở về khi đã hoàn thành chương trình nội trú. Một vài người vẫn tiếp tục giữ liên lạc với Halfway House và tiếp tục tham gia các hoạt động của HWHs. Tuy nhiên, vẫn cần phải làm khá nhiều việc cho giai đoạn hỗ trợ sau điều trị này vì hầu hết trong số họ sau khi rời khỏi chương trình không còn gặp nhân viên HWHs.

Các phương pháp phục hồi được các Tổ chức hỗ trợ sau điều trị trên tiến hành như một phần của Chương trình Hỗ trợ Sau điều trị và Hoà nhập cộng đồng:

1. SINH HOẠT VÀ TƯ VẤN SAU CAI NGHIỆN: Trong quá trình hoà nhập, người đã cai nghiện vẫn tiếp tục dưới sự chăm sóc của cán bộ điều trị. Mọi mặt đời sống của họ được chăm sóc trong các buổi sinh hoạt và tư vấn cá nhân  nhómNgười đã cai, từng bước được phép về nhà để học cách thích nghi dần với cuộc sống và gia đình. Họ được khuyến khích bày tỏ các cảm xúc tích cực cũng như tiêu cực khi quay trở về nhà  về với cộng đồng. Đây là một cách tốt để điều chỉnh về xã hội  tâm lý của họ. Cán bộ điều trị sẽ sớm nhận biết các biểu hiện của họ như thất vọng, bi quan là cực kỳ quan trọng để phát hiện  giải quyết kịp thời những khả năng gây tái nghiện. Tất cả những gì mà họ đã học được trong quá trình điều trị sẽ được bộc lộ ở giai đoạn này.

2. NGƯỜI TƯ VẤN ĐỒNG ĐẲNG: Những người đã hoàn thành chương trình ở NHÀ TRUNG CHUYỂN (Halfway House) với kết quả đạt yêu cầu được xét làm người tư vấn đồng đẳng. Người tư vấn đồng đẳng cần có đầy đủ năng lực nghiệp vụ đề ra  thực hiện được vai trò của người giám sát. Người tư vấn đồng đẳng có thể được xem như là đầu đàn của tập thể học viên nội trúbán trú, người sẽ làm vai trò mẫu mực cho người cai nghiện, sẽ làm việc thường xuyên trong chương trình điều trị và được hưởng phụ cấp. Họ là những trợ lý cho các cán bộ điều trị trong hoạt động hàng ngày cũng như việc tiến hành chương trình cai nghiện. Là vai trò hình mẫu và vai trò hỗ trợ cho những người đồng đẳng vẫn còn đang điều trị, họ sẽ không chỉ thôi thúc người cai nghiện tiến đến cuộc sống không ma tuý, mà họ còn là những động lực để duy trì sự thành công trong việc hoà nhập xã hội của người cai nghiện.

3. SỰ QUAN HỆ ĐỐI VỚI GIA ĐÌNH VÀ NHỮNG NGƯỜI CÓ ẢNH HƯỞNG: Các thành viên gia đình được mời tham gia vào quá trình điều trị ngay khi người cai được đưa vào chương trình điều trị nội trúCán bộ điều trị giữ liên lạc đều đặn với các thành viên gia đình và các buổi sinh hoạt nhóm gia đình cũng được tiến hành đều đặn. Theo cách đó, các thành viên gia đình và những người có ảnh hưởng sẽ biết cách đóng vai trò hỗ trợ trong quá trình phục hồi của người cai nghiện. Sự hợp tác từ phía gia đình và của những người có ảnh hưởng là cực kỳ quan trọng để cán bộ điều trị nắm bắt được quá trình tiến bộ cá nhân của người cai nghiện.

4. LÀM VIỆC NHÓM: Người tư vấn và những tình nguyện viên có kinh nghiệm tiến hành làm việc nhóm cho người nghiện đang phục hồi. Mục tiêu là cung cấp cho những người nghiện đó một giai đoạn được trợ giúp khi họ đang điều chỉnh cho phù hợp vói một lối sống mới để hoà nhập với xã hội.

5. ĐÀO TẠO VÀ DẠY NGHỀ: Việc đào tạo và dạy nghề được cung cấp cho những người nghiện đã phục hồi, họ được lựa chọn sau khi xem xét thấy phù hợp.

6. GIẢI QUYẾT VIỆT LÀM - TIẾP TỤC THEO HỌC CÁC CHƯƠNG TRÌNH VĂN HÓA: Người cai nghiện được tạo thêm cơ hội để bắt đầu lại một lần nữa, mặt khác họ được trao quyền tự chịu trách nhiệm với cuộc sống. Nó cũng giúp nâng cao sự tự tin và lòng tự trọng của người cai nghiện, khích lệ và tạo động cơ cho họ thay đổi lối sống. Vì vậy nó là một cơ hội chiến thắng cho cả nhà tuyển dụng và người cai nghiện bởi vì nhà tuyển dụng có một nguồn lao động đầy tiềm năng trong khi người cai nghiện lại có thể kiếm được việc làm để trang trải cuộc sống. Một số người cai nghiện là sinh viên - học sinh cần phải tiếp tục theo học ở các trường lớp, vì lý do bỏ học và ma túy làm tổn thương hệ thống não bộ nên việc theo học văn hóa sẽ gặp phải một số khó khăn.

7. CAN THIỆP GIA ĐÌNH: Các gia đình cũng cần sự trợ giúp của cộng đồng để giúp đỡ họ. Điều này cực kỳ quan trọng bởi vì khi người cai nghiện trở về nhà họ cần một môi trường có gia đình hỗ trợ để giúp họ phục hồi. Vẫn còn chưa hết là có nhiều gia đình vẫn chưa biết cách giải quyết hay điều chỉnh khi có người nghiện trở về. Việc tư vấn gia đình là rất cần thiết. Các gia đình cần có sự hiểu biết tốt và tốt hơn nữa cách giúp đỡ những người thân yêu của mình vừa được trả tự do. Đôi khi có một số tình huống mà gia đình có thể trở thành những cản trở thay vì giúp đỡ khi mà sự phục hồi của người cai nghiện không được giúp đỡ tốt. Các Trung tâm Dịch vụ Gia đình (FSCs) là những tổ chức tốt nhất có sự trợ giúp này.

Những vấn đề chung mà người tư vấn và người cai nghiện gặp phải:

Những vấn đề mà người cai nghiện gặp phải thường là bị ảnh hưởng hay bị tác động bởi khả năng giải quyết của họ. Những vấn đề điều chỉnh như việc phải sống theo một lối sống mới không ma tuý và làm những việc khác nhau trong lần đầu tiên trong đời. Những tình huống thay đổi hay những vấn đề giữa các cá nhân với nhau cũng quyết định mức độ giải quyết và điều chỉnh của họ.

1.      Khả năng giải quyết được quyết định bởi những yếu tố sau:

2.      Mức độ tự tin và tính kiên nhẫn của cá nhân

3.      Phát triển một bộ các giá trị khác nhau để bắt đầu lại

4.      Gặp những người bạn mới không nghiện.ma tuý

5.      Làm việc hàng ngày trong một môi trường mới

6.      Kỹ năng của người tư vấn trong việc trang bị kiến thức:

Người tư vấn cần dẫn bước người cai nghiện đi xuốt quá trình học tập. Cá nhân đang phục hồi phải học cách đối phó một cách chủ động hoặc mạnh mẽ khi họ dời khỏi chương trình, vì họ vẫn chưa hết rủi ro tái nghiện. Trong giai đoạn hỗ trợ sau cai và hoà nhập cộng đồng, sự trợ giúp đưa ra phải đúng đắn, phù hợp và đúng lúc. Khái niệm “tình yêu bền bỉ” vẫn còn thích đáng. Những trượt ngã là không thể tránh khỏi. Do vậy, điều quan trọng là cá nhân đang phục hồi cần có một người thầy tốt để họ có thể có những giúp đỡ trước khi bị xa vào tình trạng nghiêm trọng. Việc giúp đỡ tư vấn này cần kéo dài ít nhất là một năm.

7.      Cách trợ giúp người nghiện đang phục hồi:

-   Sự cần thiết về tâm lý: ý thức về những nhu cầu của đối tượng và lưu ý về những cái có thẻ gây tổn thương

-   Cách tiếp cận: Coi đối tượng là trung tâm (chứ không phải là việc điều trị và cần vô tư, bày tỏ sự ấm áp, niềm nở và quan tâm)

-   Quyết định thời điểm: Khi đối tượng sẵn sàng phục hồi thì cần đưa ra những trợ giúp cần thiết

-   Sự tận tâm giúp đỡ: Có mặt cùng đối tượng khi cần, giúp đỡ và cần phải chắc chắn

-   Môi trường: Cần có nơi thuận lợi, không đến những nơi chỉ ở mức tương tự

-   Việc chăm sóc: Không chỉ trích, phê bình và có phạm vi rõ ràng

-   Việc kiểm thử: Thông qua biện pháp thử và tìm lỗi.

Việc trang bị cho người cai nghiện đang phục hồi những kỹ năng sống và nghề nghiệp có tầm quan trọng to lớn. Nguyên tắc này áp dụng cho các cơ sở ở châu á. ở một nước châu á, khái niệm việc làm được xem là một yếu tố cơ bản. Tầm quan trọng của việc làm được đặt trọng tâm chủ yếu ở phần Halfway House. Nó nằm ở sự nhận thức về chính bản thân; có đóng góp tài chính cho gia đình được coi trọng cao và nâng sự tự tin lên. Lòng tự trọng thấp và sự tự tin nghèo nàn luôn song hành với tình trạng thất nghiệp. Do vậy, việc học kinh nghiệm thông qua thái độ và cách ứng xử trong công việc cần được xem là một phần của chương trình phục hồi. Việc đặt ra trách nhiệm cùng những chức năng của công việc (nghề nghiệp) được xem là một phần của chương trình điều trị sẽ chắc chắn đem lại sự hoà nhập cho người cai nghiện quay trở về với xã hội.

Nỗ lực cố gắng là giúp đỡ người cai nghiện và quan trọng hơn là khơi rậy cách nhìn nhận về những điều tốt đẹp, có ý nghĩa trong cuộc sống thay vì việc phải dùng đến ma tuý hay những thứ gây hại khác. Do đó chương trình phác hoạ những nhu cầu căn bản để đảm bảo chú tâm vào những yếu tố có quan hệ đến sự phát triển từng bước của người cai nghiện.

Việc đề ra các yếu tố trong công tác hỗ trợ sau cai và hoà nhập cộng đồng là để xác định những nhu cầu của đối tượng trong cuộc sống, để đề ra những trợ giúp về tinh thần và để nâng cao nhận thức của xã hội. Đối tượng được giúp đỡ để nhận ra và giải quyết những tâm tư khúc mắc xuất hiện khi họ được tách ra khỏi chữa bệnh cộng đồng và trong khi hoà nhập xã hội.

Định hướng trong giai đoạn này là đáp ứng nhu cầu của đối tượng để đảm bảo họ sẵn sàng tiến tới kết quả thực sự. Do đó điều cơ bản là cán bộ điều trị vừa có thể tạo lập được sự đánh giá lại vừa xây dựng kế hoạch điều trị có sự tham gia của đối tượng. Sự đồng ý và quyết tâm phục hồi của đối tượng là điều căn bản, nó là động lực cổ vũ họ đổi mới, sẽ phục hồi họ một cách toàn diện, và nối tiếp là sự hoà nhập xã hội thành công của họ.

Hoà nhập cộng đồng:

Các đối tượng được hoà nhập trước với những mặt đời sống chính mà cụ thể là với gia đình, các quan hệ, học vấn, nghề nghiệp và tác động của xã hội. Họ được khuyến khích dành nhiều thời gian hơn ở bên ngoài để mở rộng quan hệ xã hội. Ngoài ra họ cũng bị yêu cầu thực hiện những chức năng sau:

-   Tham gia vào hội thảo phòng ngừa tái nghiện.

-   Tổng kết lại công việc.

-   Thực hiện lại 12 bước và 12 nguyên tắc của N.A.

-   Có một công việc ổn định, đảm bảo, ổn định về tài chính và bảo hiểm cá nhân.

-   Có thể đương đầu với tất cả những vấn đề trước đây, thái độ và những lo láng về bi tách biệt, có thể giải quyết một cách thích hợp.

-   Duy trì một tư thế chắc chắn với người khác và trong xã hội.

Đối tượng phải có trách nhiệm với quyết định của mình. Họ phải duy trì một tư thế chắc chắn liên tục và một phép lịch sự xã giao cũng như những thói quen theo quy phạm của xã hội. Ngoài ra họ cũng bị yêu cầu thực hiện các việc sau:

-   Dành một lượng thời gian nhiều hơn để xây dựng một ngôi nhà an toàn bên ngoài chữa bệnh cộng đồng

-   Có thể tham gia tích cực trong các nhóm thành viên và tiếp tục chương trình 12 bước.

Hỗ trợ Sau điều trị:

Nguyên tắc này có sự liên quan phối hợp cùng các ban ngành khác bởi lẽ nhà cung cấp dịch vụ có chức năng cung cấp cơ hội cùng sự trợ giúp, và những nhu cầu cần thiết khác cho đối tượng với mục đích chính là phục hồi thông qua việc quan tâm, chăm sóc.

Sự tiếp cận đa chiều này có tầm quan trọng trong việc phục hồi có hiệu quả cho đối tượng, đem lại sự điều chỉnh để phù hợp với đời sống xã hội. Để hoàn thành nhiệm vụ phức tạp này đòi hỏi cần có một đội ngũ những nhà cung cấp dịch vụ chuyên nghiệp. Chúng ta không thể giải quyết vấn đề một cách riêng lẻ mà cần nguồn hỗ trợ từ nhiều phía, từ cộng đồng, các cán bộ trong lĩnh vực này và từ chính phủ để đảm bảo sự vận hành suôn sẻ.

IV. MÔ HÌNH ĐIỀU TRỊ NGOẠI TRÚ:

1) ĐỂ NGƯỜI CAI NGHIỆN KHÔNG TÁI SỬ DỤNG MA TÚY:

Điều trị bằng thuốc NALTREXONE ngoại trú, (đối với người nghiện sử dụng nhóm Omh (Opiates)(Opium - Morphine - Heroin)).

1.1 Uống thuốc Naltrexone hỗ trợ điều trị chống tái sử dụng ma túy nhóm Opiats rất hiệu quả. Học viên mất dần cảm giác thèm nhớ và tìm kiếm ma túy.

1.2 Tận dụng thời gian uống Naltrexone (không sử dụng ma túy) để:

•         Phục hồi hệ thống não bộ - chữa các bệnh cơ hội, nâng cao sức khỏe.

•         Điều chỉnh, phục hồi nhận thức - hành vi - nhân cách cho đối tượng.

•        Học được nghề tại các trường chính quy phù hợp với khả năng, ý thích  điều kiện của bản thân, gia đình.

2) KẾT HỢP SỬ DỤNG THUỐC với KỸ NĂNG TƯ VẤN - LIỆU PHÁP GIÁO DỤC - LIỆU PHÁP TÂM LÝ: LIỆU PHÁP GIA ĐÌNH, LIỆU PHÁP HÀNH VI, LIỆU PHÁP NHẬN THỨC TẬP TÍNH - SINH HOẠT CÁ NHÂN - NHÓM - GIA ĐÌNH…

•         Giúp bệnh nhân hiểu và có thể đương đầu với áp lực của bạn bè cũphe nhóm xấu muốn họ tái nghiện.

•         Giúp bệnh nhân có một tổ chức hỗ trợ.

•         Nếu bệnh nhân bị vui hay buồn quá độ, giúp họ nhận ra tình trạng bất thường ấy để tìm cách vượt qua.

•         Nếu bệnh nhân có những nhận thức sai lạc, giúp họ cách xử lý chúng.

•         Giúp bệnh nhân hướng tới một lối sống điều độ, cân bằng.

•         Giúp bệnh nhân tự xây dựng cho mình những biện pháp phòng chống sa ngã  tái nghiện.

•         Học viên sinh hoạt bình thường nên có thể tự đi học - tự đi làm tăng thêm thu nhập cho gia đình và gia đình không còn sợ cảnh học viên trộm cắp đồ đạc trong gia đình hoặc vi phạm hình sự.

3) BIỆN PHÁP THỰC HIỆN:

o   ​Kiên trì đeo bám từng học viên để họ không bỏ chương trình.

o   Đặt vấn đề Tư vấn - Tâm lý trị liệu nhằm Gọt giũa - điều chỉnh - phục hồi nhận thức hành vi - nhân cách là chủ yếu. Uống thuốc là biện pháp hỗ trợ.

o   Thực hiện một cách khoa học, kết hợp, đồng bộ, xuyên suốt, khép kín, kịp thời, linh hoạt.

o   Học viên không vào uống thuốc sẽ được nhắc nhở liên tục trong ngày, thông báo gia đình. 100% gia đình học viên có số điện thoại của tất cả CBNV KHOA CHỐNG TÁI NGHIỆN để kịp thời thông báo và giải quyết các vấn đề phát sinh liên quan đến học viên.

o   Khoa phục vụ 24/24h mỗi ngày.

o   Học viên được điều trị ngoại trú có một thời gian dài để gọt giũa - điều chỉnh - phục hồi nhận thức, hành vi, nhân cách mà không ảnh hưởng đến sinh hoạt - học tập và tình cảm cá nhân cũng như gia đình - chi phí điều trị cũng giảm hơn 60% so với điều trị tập trung.

o   Khoa có rất nhiều tư liệu về ma túy. CBNV Khoa thường xuyên được tập huấn về công tác cai nghiện - phục hồi.

o   Củng cố cơ sở vật chất tạo điều kiện vui chơi, giải trí. Học viên đến uống thuốc được sử dụng toàn bộ câu lạc bộ, được ăn uống miễn phí. Mỗi tháng Khoa tổ chức cho học viên ngoại trú sinh hoạt nhóm, kết hợp với dã ngoại và tổ chức liên hoan vào các dịp lễ, tếtTrung tâm chịu mọi chi phí,để lôi kéo học viên uống thuốc Naltrexone

o   Khoa thành lập CÂU LẠC BỘ KHOA TRỰC THUỘC HỘI LIÊN HIỆP THANH NIÊN VIỆT NAM CÔNG TY GỒM CÁC ĐOÀN VIÊN, HỘI VIÊN KHOA VÀ CÁC HỌC VIÊN ĐIỀU TRỊ NGOẠI TRÚ để hổ trợ học viên về tinh thần - xây dựng niềm tin và lòng tự trọng cho học viên. Câu lạc bộ hoạt động như một tổ chức Thanh niên, bằng các phương thức sinh hoạt nhóm về các kỹ năng hoạt động Thanh niên.

4) QUAN HỆ HỌC VIÊN TRUNG TÂM - GIA ĐÌNH – CỘNG ĐỒNG là vô cùng cần thiết. Sau thời gian điều trị ngoại trú bằng thuốc Naltrexone tối thiểu 1 nămtiếp tục theo dõi học viên có tái sử dụng ma túy hay không bằng cách xét nghiệm thường xuyên nước tiểu để phát hiện chất ma túy. Do phát hiện sớm, nên đối tượng kịp thời điều trị và giảm được tác hại của ma túy, đối tượng phục hồi nhanh.

Do thời gian điểu trị từ 1 đến 2 năm, học viên vào Trung tâm uống thuốc 1 tuần 3 lầnMỗi lần vào uống thuốc, Cán bộ điều trị đều phải tư vấn - theo dõi những diễn biến tâm - sinh lý để có biện pháp điều trị kịp thời, bộ phận Y tế đều thử nước tiểu để phát hiện bệnh nhân có sử dụng ma túy lại không.

PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ NGHIỆN MA TÚY

CÁC VẤN ĐỀ PHẢI 
GIẢI QUYẾT

CÁCH ĐIỀU TRỊ
CHỦ YẾU

Để người cai nghiện không thèm nhớ ma túy (heroine).

Uống thuốc Naltrexone để quên và không thèm nhớ ma túy.

Xuống cấp rối loạn nhận thức – hành vi – nhân cách cho người cai nghiện.

Tư vấn – Liệu pháp tâm lý -
Liệu pháp giáo dục,…

Giải quyết những phức tạp, mâu thuẫn nội tâm của người cai nghiện.

Tư vấn – Liệu pháp tâm lý -
Liệu pháp xã hội,…

Phục hồi tổn thương não bộ, điều trị bệnh tâm thần do sử dụng heroine.

- Cách ly môi trường 1 thời gian phù hợp.

- Uống thuốc Naltrexone tối thiểu 1 năm.

- Khám chuyên khoa tâm thần.

 

Tổng quan phương pháp
​phòng chống tái nghiện

Tổng quan phương pháp phòng chống tái nghiện

Tổng quan phương pháp phòng chống tái nghiện

Tổng quan phương pháp phòng chống tái nghiện

Tổng quan phương pháp phòng chống tái nghiện

Tổng quan phương pháp phòng chống tái nghiện

Tổng quan phương pháp phòng chống tái nghiện

Tổng quan phương pháp phòng chống tái nghiện

Tổng quan phương pháp phòng chống tái nghiện

Tổng quan phương pháp phòng chống tái nghiện

Tổng quan phương pháp phòng chống tái nghiện

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1/ Hành trang hội nhập dành cho người chuẩn bị tái hòa nhập cộng đồng - Ủy ban Phòng chống AIDS TP. Hồ Chí Minh (2011).

2/ Training Materials Therepeutic Community Model – Chương trình hợp tác giữa Cục Phòng, chống tệ nạn xã hội và Tổ chức DAYTOP Quốc tế (2006).

3/ TC – A Healing Community A Regional Respose to Ađiction in ASIA in the 21st CENTURY – The 5th AFTC Inernational Conference (2002).

4/ LA Jeunesse Toxicomane – Henri – Chabrol (1995).

5/ Tài liệu của ngành Y tế.

6/ Tài liệu của ngành Lao động – Thương & Xã hội.

7/ Tổng hợp tài liệu về cai nghiện – phục hồi –Trung tâm Điều dưỡng & Cai nghiện Ma túy Thanh Đa.

 

MÔ HÌNH ĐIỀU TRỊ BÁN TRÚ – NHÀ TRUNG CHUYỂN

GIAI ĐOẠN CHUẨN BỊ TÁI HÒA NHẬP CỘNG ĐỒNG:
MÔ HÌNH ĐIỀU TRỊ BÁN TRÚ - NHÀ TRUNG CHUYỂN


Bs. Nguyễn Hữu Khánh Duy - Giám đốc Trung tâm
Điều dưỡng & Cai nghiện Ma túy Thanh Đa biên soạn


I. ĐẶT VẤN ĐỀ:

Tại Việt Nam phần lớn người cai nghiện sau thời gian điều trị tại trung tâm về ngay với cộng đồng vì những lý do chủ yếu như công việc làm ăn, kinh tế, khó khăn, thiếu hiểu biết,... thêm vào đó chúng ta có rất ít trung tâm làm tốt công tác điều trị trung chuyển từ cai nghiện nội trú qua giai đoạn tái hòa nhập cộng đồng. Kết quả là giai đoạn tái hoà nhập cộng đồng được thực hiện một cách cưỡng ép và thường dễ bị thất bại. Người cai nghiện từ trung tâm trở về cộng đồng dễ có tư tưởng hụt hẫng khi thay đổi môi trường một cách đột ngột. Do đó, sau thời gian cai nghiện nội trú và trước khi tái hòa nhập cộng đồng, người nghiện cần một thời gian điều trị bán trú để học cách thích nghi dần thông qua thử thách gọi là “giai đoạn chuyển tiếp”. Để giúp người cai nghiện tiếp tục duy trì một cuộc sống không ma túy thì quá trình hỗ trợ là một yếu tố rất cần thiết. Người cai nghiện vừa có thể tham gia các hoạt động ngoài xã hội như làm việchọc nghềhọc văn hóa … nhưng vẫn chịu sự quản lý chặt chẽ của Trung tâm. NHÀ TRUNG CHUYỂN SẼ GIÚP HỌ TỪNG BƯỚC TÁI HÒA NHẬP CỘNG ĐỒNG. Để thực hiện tốt việc này người cai nghiện phải hiểu rằng mình phải chịu trách nhiệm chính đối với bản thân mình dưới sự hỗ trợ của cán bộ điều trị và tập thể.


Chương trình chuẩn bị tái hoà nhập cộng đồng cho người nghiện ma tuý là rất cần một sự liên tụcPhục hồi được gọi là thành công khi người nghiện có thể đương đầu được với các tình huống  sau khi họ được ra về từ NHÀ TRUNG CHUYỂN (HALFWAY HOUSE).


II. NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG CỦA NHÀ TRUNG CHUYỂN:

Thông qua điều trị bán trú tại Nhà trung chuyển, người cai nghiện vẫn tiếp tục được quản lý tại Trung tâm nhưng vẫn có những cơ hội tiếp cận dần với các hoạt động ngoài xã hội, giải quyết những khó khăn của bản thân, trang bị bản lĩnhkỹ năng sống. Người cai nghiện được sự hỗ trợ cần thiết để cho họ thay đổi dần trước khi hòa nhập lại cộng đồng. Để thực hiện tốt mục tiêu trên cần sự hợp tác chặt chẽ giữa Trung tâm - học viên và gia đìnhTinh thần hợp tác và ý thức tự giác của học viên là vô cùng quan trọng.


1. MỤC ĐÍCH THÀNH LẬP KHOA ĐIỀU TRỊ BÁN TRÚ:

1.1 Giúp người đã cai nghiện củng cố những kỹ năng cần thiết cho cuộc sống bình thường, tập thích nghi dần với các sinh hoạt tại cộng đồng.


1.2 Khuyến khích người đã cai nghiện tham gia các hoạt động để họ cảm thấy mình còn có ích, vẫn còn khả năng, có ý thức về bổn phậntrách nhiệm.


1.3 Người đã cai nghiện được mạng lưới hỗ trợ xã hội giúp đỡ để gắn kết với những người bình thường.


1.4 Giúp người đã cai duy trì ý thức làm chủ bản thân và trách nhiệm với cuộc sống của mình.


1.5 Đối tượng được tiếp tục kiểm tra việc sử dụng ma túy để có những biện pháp xử lý kịp thời.


1.6 Tất cả mọi người đều có nhu cầu giao tiếptrao đổi tâm tư tình cảmsuy nghĩ. Riêng đối với người cai nghiện khi trở về cộng đồng khó có ngay bạn bè tốt mà lại phải tiếp cận với một số bạn bè xấu, tiêu cực, sử dụng ma túy. Đây là một nguy cơ rất lớn trong việc tái sử dụng ma túy của người cai nghiệnNhà trung chuyển sẽ là nơi người cai nghiện có điều kiện tiếp cận được những bạn bè đồng cảm - những bạn bè này đã từng sử dụng ma túy nhưng họ đã được giáo dục, rèn luyện một thời gian dài tại trung tâm, đồng thời họ cũng được tuyển chọn từ những người cai nghiện tốt.


2. PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN:

Hồi phục là một quá trình phát triển liên tục, bao gồm các vấn đề sau:


2.1 Điều chỉnh về tâm lý: Giúp đối tượng chế ngự và xử lý những thèm nhớ ma tuý, những dấu hiệu cảnh báo tái nghiện, những nguyên nhân dẫn đến buồn chán, cô đơnthất vọngchấn thương tâm lý.


2.2 Điều chỉnh về xã hộiGiải quyết các mối quan hệ giữa các cá nhân với nhau, giữa cá nhân và gia đình, những căng thẳng trong cuộc sốngduy trì việc làm ổn định, những áp lực từ bạn bè  xã hộiquản lý tiền bạc và sự điều chỉnh với cuộc sống mới


2.3 Cân bằng lối sống:Thực hiện và tham gia các hoạt động xã hội, cân bằng giữa công việc  thời gian nhàn rỗi Trung tâm có nhiệm vụ quản lý giờ giấc sinh hoạt, làm việc, học tập của học viên để người cai nghiện có lối sống trật tự, ngăn nắp.


2.4 Kế hoạch hồi phục dài hạn: Có kế hoạch từng bước cho công tác cai nghiện.


2.5 Phát triển mạng lưới trợ giúp: Đây là một yếu tố quan trọng trong quá trình hỗ trợ người cai nghiện tiến đến sự hồi phục.


3. NỘI DUNG THỰC HIỆN:

Mô hình nhà bán trú đã giữ một vai trò rất quan trọng từ thập niên 1970. Một số nhà bán trú thuộc nhà thờ Thiên chúa đã được thành lập vào khoảng thời gian đó, gồm có tên là: Hiding Place (Nơi ẩn nấp), Helping Hand (Bàn tay giúp đỡ), và Teen Challenge (Thách thức tuổi thơ) … Các nhà bán trú này đã giúp đỡ hàng ngàn người nghiện kể từ khi đó. Yếu tố tinh thần tự giác là nhân tố quyết định chính trong chương trình phục hồi của các nhà bán trú.


Chương trình điều trị trong giai đoạn này bao gồm:


3.1 Quản lý học viên:

Trong thời gian này người cai nghiện sẽ được phép đi ra ngoài làm việc,học nghềhọc văn hóa và quay về lại trung tâm khi đến giờ quy định. Quá trình này nên kéo dài ít nhất là 6 tháng. Việc gặp gỡ giữa các học viên đã hoàn thành chương trình cai nghiện trở về tái hòa nhập cộng đồng là cần thiết để các thành viên có thể hỗ trợ nhau trao đổi tình cảm, kinh nghiệm trong cuộc sống.



3.2 Tư vấn - Tâm lý trị liệu – Giáo dục trị liệu:

Trong giai đoạn này người cai nghiện vẫn tiếp tục được sự giúp đỡ  và giám sát của cán bộ điều trị. Mọi mặt đời sống của họ được chăm sóc thông qua các buổi sinh hoạt và tư vấn cá nhân  nhómNgười đã cai, từng bước được phép về nhà để học cách thích nghi dần với cuộc sống và gia đình. Họ được khuyến khích bày tỏ các cảm xúc tích cực cũng như tiêu cực khi quay trở về nhà  về với cộng đồng. Đây là một cách tốt để điều chỉnh về hành vi  tâm lý của họ. Thông qua các biện pháp chuyên môn cán bộ điều trị sẽ sớm nhận biết các biểu hiện của người cai nghiện như thất vọng, bi quan là cực kỳ quan trọng để phát hiện  giải quyết kịp thời những khả năng gây tái nghiện. Tất cả những gì mà họ đã học được trong quá trình điều trị sẽ được bộc lộ ở giai đoạn này.


3.3 Kiểm tra việc tái sử dụng ma túy:

Học viên được thường xuyên xét nghiệm nước tiểu đột xuất và định kỳ tối thiểu 01 lần / 01 tuần để kịp thời phát hiện học viên tái sử dụng ma túy hay không để có biện pháp ngăn chặn kịp thời.


3.4 Người tư vấn đồng đẳng: 

Những người đã hoàn thành chương trình ở NHÀ TRUNG CHUYỂN (Halfway House) với kết quả đạt yêu cầu được xét làm người tư vấn đồng đẳng. Người tư vấn đồng đẳng cần có đầy đủ năng lực nghiệp vụ đề ra  thực hiện được vai trò của người giám sát. Người tư vấn đồng đẳng có thể được xem như là đầu đàn của tập thể học viên nội trúbán trú, người sẽ làm vai trò mẫu mực cho người cai nghiện, sẽ làm việc thường xuyên trong chương trình điều trị và được hưởng phụ cấp. Họ là những trợ lý cho các cán bộ điều trị trong hoạt động hàng ngày cũng như việc tiến hành chương trình cai nghiện. Là vai trò hình mẫu và vai trò hỗ trợ cho những vẫn còn đang điều trị, họ sẽ không chỉ thôi thúc người cai nghiện tiến đến cuộc sống không ma tuý, mà họ còn là những động lực để duy trì sự thành công trong việc hoà nhập xã hội của người cai nghiện.


3.5 Sự quan hệ đối với gia đình và những người có ảnh hưởng:

Các thành viên gia đình được mời tham gia vào quá trình điều trị ngay khi người cai được đưa vào chương trình điều trị bán trúCán bộ điều trị giữ liên lạc đều đặn với các thành viên gia đình và các buổi sinh hoạt nhóm gia đình cũng được tiến hành đều đặn. Theo cách đó, các thành viên gia đình và những người có ảnh hưởng sẽ biết cách đóng vai trò hỗ trợ trong quá trình phục hồi của người cai nghiện. Sự hợp tác từ phía gia đình và của những người có ảnh hưởng là cực kỳ quan trọng để cán bộ điều trị nắm bắt được quá trình tiến bộ cá nhân của người cai nghiện.


3.6  Làm việc nhóm: 

Người tư vấn và những tình nguyện viên có kinh nghiệm tiến hành làm việc nhóm cho người nghiện đang phục hồi. Mục tiêu là giúp người nghiện sự điều chỉnh cho phù hợp vói một lối sống mới để hoà nhập với xã hội.


3.7 Giải quyết việc làm – tiếp tục theo học các chương trình văn hóa, đào tạo nghề: 

Người cai nghiện được tạo cơ hội để tự quản lý giờ giấc sinh hoạt bản thân, mặt khác họ được trao quyền tự chịu trách nhiệm với cuộc sống. Với tính tự giác cao, dưới sự kiểm soát chặt chẽ của trung tâm giúp nâng cao sự tự tin và lòng tự trọng của người cai nghiện, khích lệ và tạo động cơ cho họ thay đổi lối sống. Một số người cai nghiện là sinh viên - học sinh cần phải tiếp tục theo học ở các trường lớp. Vì lý do bỏ học và ma túy làm tổn thương hệ thống não bộ nên việc theo học văn hóa sẽ gặp phải một số khó khăn.


3.8 Can thiệp gia đình: 

Gia đình cần tích cực trợ giúp họ. Điều này cực kỳ quan trọng bởi vì khi người cai nghiện trở về nhà họ cần tiếp sự hỗ trợ của gia đình để giúp họ phục hồi. Do có nhiều gia đình vẫn chưa biết cách giải quyết hay điều chỉnh khi có người nghiện trở về nên việc tư vấn gia đình là rất cần thiết. Các gia đình cần có sự hiểu biết tốt cách giúp đỡ những người thân yêu của mình khi trở về gia đình. Đôi khi có một số tình huống mà gia đình có thể trở thành những cản trở thay vì giúp đỡ sự phục hồi của người cai nghiện nếu gia đình không biết cách xử lý.


III. NHỮNG VẤN ĐỀ THƯỜNG GẶP ĐỐI VỚI NGƯỜI TƯ VẤN VÀ NGƯỜI CAI NGHIỆN:

Kết quả cai nghiện phụ thuộc vào khả năng giải quyết của người cai nghiện, họ phải sống theo một lối sống mới không ma tuý.


1. Khả năng giải quyết của người cai nghiện được quyết định bởi những yếu tố sau:

  • Mức độ tự tin và tính kiên nhẫn của cá nhân.

  • Phát triển các giá trị khác nhau để bắt đầu lại.

  • Gặp những người bạn mới không nghiện ma tuý hoặc đã cai nghiện thành công.

  • Làm việc hàng ngày trong một môi trường mới.


2. Kỹ năng của người tư vấn trong việc trang bị kiến thức:

Người tư vấn cần dẫn bước người cai nghiện đi suốt quá trình học tập. Cá nhân đang phục hồi phải học cách đối phó một cách chủ động và quyết liệt khi họ rời khỏi chương trình bán trú, vì họ vẫn chưa hết rủi ro tái nghiện. Trong giai đoạn hỗ trợ điều trị nội trú và trước khi tái hoà nhập cộng đồngsự trợ giúp đưa ra phải đúng đắn, phù hợp và đúng lúcNhững trượt ngã là không thể tránh khỏi, do vậy, điều quan trọng là cá nhân đang phục hồi cần có một người thầy tốt để họ có thể có những sự giúp đỡ trước khi bị sa vào tình trạng tái nghiện. Việc giúp đỡ tư vấn này cần kéo dài ít nhất là một năm.


3. Cách trợ giúp người nghiện đang phục hồi:

  • - Sự cần thiết về tâm lý: ý thức về những nhu cầu của đối tượng và lưu ý về những cái có thể gây tổn thương đối tượng.


  • Cách tiếp cận: Coi đối tượng là trung tâm chứ không phải là việc điều trị và cần vô tư, bày tỏ sự ấm áp, niềm nở và quan tâm.


  • Quyết định thời điểm: Khi đối tượng sẵn sàng phục hồi thì cần đưa ra những trợ giúp cần thiết.


  • Sự tận tâm giúp đỡ: Có mặt cùng đối tượng khi cần, giúp đỡ và cần phải chắc chắn.


  • Môi trường: Cần có nơi thuận lợi, tạo điều kiện phù hợp cho công tác cai nghiện phục hồi.


  • Việc chăm sóc: phải tôn trọng, không xúc phạm đối tượng và có nội quyquy định cụ thể


  • Việc kiểm tra – giám sát: Thông qua các biện pháp thử thách và theo dõi, có quy định cụ thể.


  • Việc trang bị cho người cai nghiện đang phục hồi những kỹ năng sống và nghề nghiệp có tầm quan trọng to lớn. Khái niệm việc làm được xem là một yếu tố cơ bản. Tầm quan trọng của việc học nghềhọc văn hóa được đặt trọng tâm chủ yếu ở phần điều trị bán trú. Nó nằm ở sự nhận thức về chính bản thân; có đóng góp tài chính cho gia đình được coi trọng và nâng sự tự tin lên. Lòng tự trọng thấp và sự tự tin nghèo nàn luôn song hành với tình trạng thất nghiệp. Do vậy, việc học kinh nghiệm thông qua thái độ và cách ứng xử trong công việc cần được xem là một phần của chương trình phục hồi. Việc đặt ra trách nhiệm cùng công việc (nghề nghiệp) được xem là một phần của chương trình điều trị sẽ chắc chắn đem lại sự hoà nhập cho người cai nghiện quay trở về với xã hội.


    Phải giúp đỡ người cai nghiện bằng cách khơi dậy cách nhìn nhận về những điều tốt đẹpcó ý nghĩa trong cuộc sống thay vì việc phải dùng đến ma tuý hay những thứ gây hại khác.


    Việc tìm hiểu các yếu tố cần thiết trong việc hỗ trợ sau cai và tái hoà nhập cộng đồng là để xác định những nhu cầu của đối tượng trong cuộc sống, để đề ra những trợ giúp về tinh thần và để nâng cao nhận thức về xã hội. Đối tượng cần được giúp đỡ để nhận ra và giải quyết những tâm tư khúc mắc của họ khi tái hoà nhập cộng đồng.


    Định hướng trong giai đoạn này là đáp ứng nhu cầu của đối tượng để đảm bảo họ sẵn sàng tiến tới kết quả thực sự. Do đó điều cơ bản là cán bộ điều trị vừa có thể tạo lập được sự đánh giá lại vừa xây dựng kế hoạch điều trị có sự tham gia của đối tượng. Sự đồng ý và quyết tâm phục hồi của đối tượng là điều căn bản, nó là động lực cổ vũ họ đổi mớisẽ phục hồi họ một cách toàn diện, và nối tiếp là sự hoà nhập xã hội thành công của họ.


    IV. KẾT LUẬN:

    Nghiện ma túy là một bệnh não mãn tính có đặc tính dễ tái nghiện, việc điều trị phải kiên trì nắm bắt kịp thời tâm tư, tình cảm sinh hoạt của đối tượng để có sự điều chỉnh phù hợp. Chúng ta không nên quá hoảng hốt khi một người đã cai nghiện ma túy tái sử dụng ma túy. Vấn đề chính làphải phát hiện sớm – điều trị sớm để tránh những tổn thương hệ thống não bộ, hình thành thói quen xấu.


    Công tác cai nghiện phải xác định là khó khăn, lâu dài. Mục đích cai nghiện là thúc đẩy nhanh quy trình cai nghiện bằng những biện pháp khoa học, trong đó có công tác tư vấn – Tâm lý trị liệu – Giáo dục trị liệu và các liệu pháp xã hội là chủ yếu.


    Để cai nghiện ma túy thành công cần có những bước đi thích hợpNgôi nhà trung chuyển là bước đệm cần thiết cho người cai nghiện chuyển từ cai nghiện nội trú qua tái hòa nhập cộng đồng.

PHÒNG CHỐNG TÁI NGHIỆN – TÁI HÒA NHẬP CỘNG ĐỒNG


PHÒNG CHỐNG TÁI NGHIỆN

TÁI HÒA NHẬP CỘNG ĐỒNG

MÔ HÌNH ĐIỀU TRỊ CỦA TRUNG TÂM
ĐIỀU DƯỠNG & CAI NGHIỆN MA TÚY THANH ĐA

(Trung tâm Điều dưỡng & Cai nghiện Ma túy Thanh Đa biên soạn)

A- PHÒNG CHỐNG TÁI NGHIỆN:

Kế hoạch phòng ngừa tái nghiện luôn được tính ngay khi đối tượng bắt đầu điều trị.

Họ được học tập và trang bị nhiều kiến thức, những kỹ năng để vượt qua những yếu tố nguy cơ.

Như vậy một người nghiện đã sa ngã, tái nghiện nhiều lần sẽ có thể thành công trong việc đoạn tuyệt về ma túy, cũng như một người tập đi xe đạp, leo lên lại té xuốngté mãi cho đến khi đi xe đạp được thì thôi.

Việc tái nghiện không bao giờ là một hành vi nhất thời – Nó là một quá trình tư tưởng nhận thức mà hành vi cuối cùng là tái nghiện.

Vì vậy, việc phục hồi cho những người nghiện ma túy không những là một quá trình từ bỏ sử dụng ma túy, mà còn duy trì được trạng thái sống không có ma túy, kèm theo với những thay đổi nội tâm cùng với những thay đổi trong quan hệ cá nhân.

Một bệnh nhân không có các thay đổi này thì tình trạng sống không có ma túy chỉ kéo dài một thời gian ngắn, sau đó là sự tái nghiện.

Những thay đổi trên khác nhau giữa người này với người khác, song tựu chung thì chúng đều có liên quan đến khía cạnh: thể chất, tâm lý, hành vi, quan hệ cá nhân, quan hệ gia đình, nhận thức  kinh tế.


I/ THẾ NÀO GỌI LÀ ĐÃ PHỤC HỒI THÀNH CÔNG?

Gọi là đã phục hồi thành công khi người nghiện đã:

-         Từ bỏ, ngưng sử dụng ma túy.

-         Tự quản lý bản thân một cách tốt đẹp.

-         Có một lối sống điều độ.

-         Thực hiện thành công sự thay đổi nhận thức.


II/ GIAI ĐOẠN BÁO HIỆU TÁI NGHIỆN:

Sa ngã là giai đoạn đầu tiên sử dụng rượu hay sử dụng ma túy ngay sau quá trình phục hồi. Giai đoạn sa ngã có thể đưa đến tái nghiện hoặc không.

Một bệnh nhân khi rời khỏi Trung tâm rất thường hay sa ngã. Sa ngã mang tính chất ngẫu hứng, tò mò muốn thử lại xem sao.

Sa ngã chưa phải là tái nghiện.

Trước khi tái nghiện, bệnh nhân phải trải qua một quá trình tư tưởng, thể hiện những triệu chứng, những dấu hiện đe dọa việc họ sẽ quay trở về với ma túy.

Khi có những cảm giác thèm thuốc, những suy nghĩ đấu tranh nội tâm của bệnh nhân khởi phát.

Nếu bệnh nhân đầu hàng, hành vi tái nghiện sẽ xảy ra.

Việc tiếp tục sử dụng, tiếp tục quay lại các hành vi liên quan đến sử dụng ma túy, dồn nén về cảm xúc thường sẽ nhanh chóng dẫn đến tái nghiện. 

Các hành vi liên quan đến nghiện ma túy bao gồm nói dối, ăn cắp, vô trách nhiệm, cẩu thả về sức khỏe  vệ sinh thân thể, bốc đồng, hấp tấp, không hứng thú với các hoạt động trước kia ưa thích, bỏ thuốc uống do bác sĩ kê đơn, mất khả năng tự kiểm soát bản thân, mất khả năng đương đầu với những khó khăn thường nhật.

Xuất hiện sự dồn nén về cảm xúc: cáu giận, cô đơn, buồn chán, mệt mỏi,…

Không thể xác định rõ ràng ranh giới giữa tái sử dụng và tái nghiện đối với tất cả những người sử dụng ma túy, tái nghiện phụ thuộc vào từng cá nhân bao gồm tiền sử sử dụng ma túy, các kỹ năng sẵn có, yếu tố gia đình, yếu tố sức khỏe,…

Tái nghiện được hiểu là tiếp tục sử dụng ma túy sau lần đầu tiên, là một rối loạn tái diễnmãn tính với biểu hiện, sau đó liên tục tìm kiếm ma túy và sử dụng ma túy, mặc dù biết những tác hại của việc sử dụng ma túy.

Cảm giác thèm thuốc luôn luôn gây nên một quá trình nhận thức lệch lạc. Những nguyên nhân khách quan và chủ quan tạo cảm giác như sau:

 


III/ NHỮNG ĐỘNG CƠ CHÍNH GÂY TÁI NGHIỆN:

Gồm hai nhóm đặc tính: nội tâm bệnh nhân và những quan hệ cá nhân của đối tượng, hoặc cả hai cùng phối hợp.

1/ VỀ CẢM XÚC:

Bệnh nhân bị trầm cảm hay hưng phấn đều dễ dẫn tới tái nghiện.

2/ VỀ HÀNH VI:

-         Người nghiện rất thường thiếu kỹ năng xử lý tình huống. Họ dễ bị lôi cuốn khi gặp bạn bè cũ, những tình huống nguy cơ.

-         Những thời gian nghiện ngập tạo cho bệnh nhân một phản xạ xấuthấy ma túy là sử dụng (tính bốc đồng khi có cơ hội).

3/ VỀ NHẬN THỨC:

-         Kém nhiệt tình học tập trong quá trình điều trị tiếp thu kém.

-         Không tin rằng mình có khả năng đoạn tuyệt với ma túy.

-         Có thương tổn trong đầu óc, không còn khả năng tiếp thu điều trị.

4/ VỀ MÔI TRƯỜNG VÀ QUAN HỆ CÁ NHÂN:

-         Thiếu hỗ trợ của gia đình  xã hội.

-         Bị áp lực của bạn bè xấu.

-         Thất nghiệp hay lâm vào hòan cảnh khó khăn.

-         Để thì thời gian nhàn rỗi quá nhiều.

5/ VỀ MẶT SINH LÝ HỌC:

-         Không thắng được cảm giác thèm thuốc.

-         Có bệnh đau mãn tính.

6/ VỀ MẶT TÂM THẦN, TÂM LINH:

-         Có mặc cảm tội lỗi, xấu hổ âm thầm trong nội tâm không xóa được.

-         Cảm giác trống rỗng chẳng có mục đích ý nghĩa gì.

7/ VỀ TRUNG TÂM CAI NGHIỆN:

-         Nhân viên điều trị đã gây ra ấn tượng xấu vào tâm trí bệnh nhân.

-         Kế hoạch điều trị không thích ứng.

-         Kế hoạch theo dõi hậu cai chưa đầy đủ.


IV/ BIỆN PHÁP PHÒNG CHỐNG TÁI NGHIỆN:

- Sử dụng thuốc Naltrexone để bệnh nhân mất dần cảm giác thèm nhớ và tìm kiếm ma tuý, kết hợp với Tư vấn – Liệu pháp tâm lý – Liệu pháp giáo dục – Liệu pháp xã hội,…

- Trang bị cho người nghiện kỹ năng vượt qua cảm giác thèm thuốc.

- Trang bị cho người nghiện khả năng xử lý tình huống nguy cơ, tham gia vui chơi giải trí, văn hóa thể thao, làm những việc hữu ích, sống cuộc sống điều độ.

- Chuẩn bị tinh thần đối phó với tình huống có thể bị sa ngã như khi có cơ hội đi phép, thấy có ma túy trong tầm tay.

1/ KẾ HOẠCH:

-         Giúp bệnh nhân xác định được nguyên nhân dẫn dắt họ đi vào ma tuý.

-         Nhân viên điều trị phải tìm ra những yếu tố nguy cơ của bệnh nhân và giúp họ nhận thức được chúng, học tập khả năng vượt qua chúng.

-         Giúp cho bệnh nhân hiểu rằng tái nghiện là một quá trình xảy ra trong nội tâm bệnh nhân và cuối cùng dẫn đến là một hành vi tái sử dụng.

-         Giúp bệnh nhân hiểu được tại sao có cảm giác thèm thuốc trong tư tưởng và học tập để vượt qua cảm giác ấy.

-         Giúp bệnh nhân hiểu và có thể đương đầu với áp lực của bạn bè cũphe nhóm xấu muốn họ tái nghiện.

-         Giúp bệnh nhân có một tổ chức hỗ trợ.

-         Nếu bệnh nhân bị vui hay buồn quá độ, giúp họ nhận ra tình trạng bất thường ấy để tìm cách vượt qua.

-         Nếu bệnh nhân có những nhận thức sai lạc, giúp họ cách xử lý chúng.

-         Giúp bệnh nhân hướng tới một lối sống điều độ, cân bằng.

-         Giúp bệnh nhân tự xây dựng cho mình những biện pháp phòng chống sa ngã  tái nghiện.

2/ PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ:

Nghiện ma túy là một bệnh mãn tính - khó chữa - dễ tái phát nhưng có thể chữa được.

Não bộ thể hiện những thay đổi một cách rõ ràng sau sử dụng ma túy và những thay đổi này vẫn còn tồn tại rất lâu sau khi đã ngừng sử dụng ma túy.

Điều trị sẽ cho kết quả tốt nhưng với điều kiện:

+ Đúng phương pháp

+ Đúng thời gian

+ Đúng thuốc

+ Đúng người bệnh

Việc PHÒNG BỆNH - CHỮA BỆNH và CHỐNG TÁI NGHIỆN sau cai là BA VẤN ĐỀ LỚN phải được tác nghiệp đồng bộ, phải có một chiến lược điều trị khoa học thống nhất - kiên quyết - xuyên suốt - khép kín - kịp thời - thích ứng với đặc điểm của mỗi trường hợp. Bởi lý do nghiện rất đa dạng và phức tạp bắt nguồn từ những xáo trộn khác nhau về cuộc sống, các vấn đề nội tâm - gia đình và xã hội cho nên việc điều trị cai nghiện, việc điều chỉnh, phục hồi nhận thức - hành vi và nhân cách là điều phải làm, dẫu dùng phương pháp uống thuốc thay thế Methadone hoặc chất đối kháng Naltrexone.

Việc điều trị phải được tiến hành dài ngày với những biện pháp khác nhau theo từng giai đoạn tiến triển của bệnh nhân.

Nghiện ma túy là một bệnh mãn tính có đặc điểm là dễ tái nghiện sau khi cai cho nên điều trị phải là một quá trình dài, bao gồm những biện pháp đa dạng và sự nỗ lực tối đa, ngay cả khi bệnh nhân đã trở về tái hòa nhập cộng đồng.

Nhưng do hiểu biết chưa đủ về tính chất nghiện của ma túy lại xảy ra tình trạng bệnh nhân đông, số nhân viên thì íttrình độ hiểu biết về ma túy có mặt hạn chế, tình trạng săn sóc hậu cai không đúng mức nên tỷ lệ tái nghiện hiện nay là rất cao.

 

B- HỖ TRỢ NGƯỜI CAI NGHIỆN TRƯỚC KHI TÁI HOÀ NHẬP CỘNG ĐỒNG:

I. MỤC ĐÍCH – PHƯƠNG PHÁP:

Sau thời gian cai nghiện tập trung và trước khi tái hòa nhập cộng đồng, người nghiện cần một thời gian điều trị bán trú để học cách thích nghi dần thông qua thử thách gọi là “giai đoạn chuyển tiếp”

Để giúp người cai nghiện tiếp tục duy trì một cuộc sống không ma túy thì quá trình hổ trợ là một yếu tố rất cần thiết.

Việc chăm sóc sau cai nghiện là tạo mọi thuận lợi cho người nghiện hội nhập lại với cộng đồngMục tiêu chính của công tác chăm sóc này là:

1.      Giúp người đã cai nghiện củng cố những kỹ năng cần thiết cho cuộc sống bình thường, tập thích nghi dần với các sinh hoạt tại cộng đồng.

2.      Khuyến khích người đã cai nghiện tham gia các hoạt động để họ cảm thấy mình còn có ích, vẫn còn khả năng, có ý thức về bổn phận và trách nhiệm.

3.      Người đã cai nghiện được mạng lưới hỗ trợ xã hội giúp đỡ để gắn kết với những người bình thường.

4.      Giúp người đã cai duy trì ý thức làm chủ bản thân và trách nhiệm với cuộc sống của mình.

Hồi phục là một quá trình phát triển liên tục, bao gồm các vấn đề sau:

1.      Điều chỉnh về tâm lý: Giúp đối tượng chế ngự và xử lý những thèm nhớ ma tuý, những dấu hiệu cảnh báo tái nghiện, những nguyên nhân dẫn đến buồn chán, cô đơnthất vọngchấn thương tâm lý.

2.      Điều chỉnh về xã hộiGiải quyết các mối quan hệ giữa các cá nhân với nhau, giữa cá nhân và gia đình, những căng thẳng trong cuộc sốngduy trì việc làm ổn định, những áp lực từ bạn bè  xã hộiquản lý tiền bạc và sự điều chỉnh với cuộc sống mới,v.v…

3.      Cân bằng lối sốngThực hiện và tham gia các hoạt động xã hội, cân bằng giữa công việc  thời gian nhàn rỗi, v.v…

4.      Kế hoạch hồi phục dài hạnCó kế hoạch từng bước cho công tác cai nghiện bản thân.

5.      Tiếp tục phát triển mạng lưới trợ giúp: Đây là một yếu tố quan trọng trong quá trình hổ trợ người cai nghiện tiến đến sự hồi phục.


II- NHÀ TRUNG CHUYỂN – HALFWAY HOUSE (HWHs):

·    NGƯỜI CAI NGHIỆN TỪ TRUNG TÂM TRỞ VỀ CỘNG ĐỒNG DỄ CÓ TƯ TƯỞNG HỤT HẪNG KHI THAY ĐỔI MÔI TRƯỜNG MỘT CÁCH ĐỘT NGỘT – NHÀ TRUNG CHUYỂN SẼ GIÚP HỌ TỪNG BƯỚC TÁI HÒA NHẬP CỘNG ĐỒNG. Để thực hiện tốt việc này người cai nghiện phải hiểu rằng mình phải chịu trách nhiệm chính đối với bản thân mình dưới sự hổ trợ của cán bộ điều trị và tập thể.

·    SINH HOẠT VÀ TƯ VẤN SAU CAI NGHIỆN: Trong quá trình hoà nhập, người đã cai nghiện vẫn tiếp tục dưới sự chăm sóc của cán bộ điều trị. Mọi mặt đời sống của họ được chăm sóc trong các buổi sinh hoạt và tư vấn cá nhân  nhóm

Người đã cai, từng bước được phép về nhà để học cách thích nghi dần với cuộc sống và gia đình. Họ được khuyến khích bày tỏ các cảm xúc tích cực cũng như tiêu cực khi quay trở về nhà  về với cộng đồng. Đây là một cách tốt để điều chỉnh về xã hội  tâm lý của họ.

 Cán bộ điều trị sẽ sớm nhận biết các biểu hiện của họ như thất vọng, bi quan là cực kỳ quan trọng để phát hiện  giải quyết kịp thời những khả năng gây tái nghiện.

 Tất cả những gì mà họ đã học được trong quá trình điều trị sẽ được bộc lộ ở giai đoạn này.

·    SỰ QUAN HỆ ĐỐI VỚI GIA ĐÌNH VÀ NHỮNG NGƯỜI CÓ ẢNH HƯỞNG: Các thành viên gia đình được mời tham gia vào quá trình điều trị ngay khi người cai được đưa vào chương trình điều trị nội trú.

 Cán bộ điều trị giữ liên lạc đều đặn với các thành viên gia đình và các buổi sinh hoạt nhóm gia đình cũng được tiến hành đều đặn.

Theo cách đó, các thành viên gia đình và những người có ảnh hưởng sẽ biết cách đóng vai trò hỗ trợ trong quá trình phục hồi của người cai nghiện.

Sự hợp tác từ phía gia đình và của những người có ảnh hưởng là cực kỳ quan trọng để cán bộ điều trị nắm bắt được quá trình tiến bộ cá nhân của người cai nghiện.

·    NGƯỜI TƯ VẤN ĐỒNG ĐẲNG: Những người đã hoàn thành chương trình ở NHÀ TRUNG CHUYỂN (Halfway House) với kết quả đạt yêu cầu được xét làm người tư vấn đồng đẳng.

Người tư vấn đồng đẳng cần có đầy đủ năng lực nghiệp vụ đề ra  thực hiện được vai trò của người giám sát.

 Người tư vấn đồng đẳng có thể được xem như là đầu đàn của tập thể học viên nội trúbán trú, người sẽ làm vai trò mẫu mực cho người cai nghiện, sẽ làm việc thường xuyên trong chương trình điều trị và được hưởng phụ cấp.

Họ là những trợ lý cho các cán bộ điều trị trong hoạt động hàng ngày cũng như việc tiến hành chương trình cai nghiện.

Là vai trò hình mẫu và vai trò hỗ trợ cho những người đồng đẳng vẫn còn đang điều trị, họ sẽ không chỉ thôi thúc người cai nghiện tiến đến cuộc sống không ma tuý, mà họ còn là những động lực để duy trì sự thành công trong việc hoà nhập xã hội của người cai nghiện.

 

 

ẢNH HƯỞNG CỦA BẠN BÈ LIÊN QUAN ĐẾN VIỆC SỬ DỤNG CÁC CHẤT MA TÚY

ẢNH HƯỞNG CỦA BẠN BÈ LIÊN QUAN ĐẾN VIỆC SỬ DỤNG CÁC CHẤT MA TÚY
Có sự liên quan chặt chẽ việc sử dụng ma túy do bạn bè: Đối tượng thường bắt đầu sử dụng ma túy là do ảnh hưởng của một bạn thân hơn là do đề nghị của một người xa lạ.
Ảnh hưởng của bạn bè chủ yếu là do bắt chước, tự ái hoặc do bị khiêu khích.
Sử dụng các chất ma túy và sự buông thả của thanh thiếu niên có tác động lẫn nhau: Một người nghiện ma túy có khuynh hướng kết bạn với các bạn bè cũng sử dụng ma túy thì việc sử dụng ma túy càng ngày càng tăng liều và càng trầm trọng hơn.
Ảnh hưởng của bạn bè tăng khi đối tượng quan hệ với bạn bè nhiều hơn là với cha mẹ. Người sử dụng ma túy thường ít quan hệ với người lớn và kết bạn nhiều hơn với số cùng lứa tuổi.
Đối tượng sử dụng ma túy dễ tin vào lời khuyên của bạn bè xấu hơn lời khuyên của cha mẹ.
Tham khảo chi tiết CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG VÀ ẢNH HƯỞNG ĐẾN VIỆC SỬ DỤNG MA TÚY tại trang web
TRUNG TÂM ĐIỀU DƯỠNG & CAI NGHIỆN TỰ NGUYỆN THANH ĐA
245 Bình Quới, phường 28, quận Bình Thạnh, TP. Hồ Chí Minh
PHẢI LÀM GÌ ĐỂ CAI NGHIỆN THÀNH CÔNG?
ẢNH HƯỞNG CỦA BẠN BÈ LIÊN QUAN ĐẾN VIỆC SỬ DỤNG CÁC CHẤT MA TÚY
ẢNH HƯỞNG CỦA BẠN BÈ LIÊN QUAN ĐẾN VIỆC SỬ DỤNG CÁC CHẤT MA TÚY

6 TIÊU CHUẨN CHẨN ĐOÁN TÌNH TRẠNG NGHIỆN MA TÚY

6 TIÊU CHUẨN CHẨN ĐOÁN TÌNH TRẠNG NGHIỆN MA TÚY theo Thông tư số 18/2021/TT-BYT của Bộ Y tế:
1/ Ham muốn mạnh mẽ hoặc cảm giác bắt buộc phải sử dụng chất ma túy
2/ Khó khăn trong việc kiểm soát các hành vi sử dụng ma túy về thời gian bắt đầu, thời gian kết thúc hoặc mức sử dụng
3/ Có hiện tượng dung nạp với chất ma túy
4/ Ngày càng trở nên thờ ơ với các thú vui hoặc sở thích khác do sử dụng chất ma túy
5/ Tiếp tục sử dụng ma túy mặc dù đã biết về các hậu quả có hại của chất ma túy
6/ Có trạng thái cai ma túy (hội chứng cai ma túy) khi ngừng hoặc giảm sử dụng chất ma túy.
Bên cạnh đó, việc xác định các tiêu chuẩn chẩn đoán tình trạng nghiện ma túy được dựa trên kết quả theo dõi lâm sàng, khai thác thông tin từ người cần được xác định tình trạng nghiện ma túy hoặc người đi cùng (nếu có) và hồ sơ do cơ quan công an cung cấp.
Người được chẩn đoán xác định là nghiện ma túy khi có ít nhất 3 trong 6 tiêu chuẩn trên xảy ra đồng thời trong vòng ít nhất 01 tháng hoặc nếu tồn tại trong khoảng thời gian ngắn hơn 01 tháng thì cần lặp đi lặp lại đồng thời trong vòng 12 tháng

 

Tham khảo chi tiết CÁC TIÊU CHUẨN CHẨN ĐOÁN NGHIỆN MA TÚY tại trang web

 

TRUNG TÂM ĐIỀU DƯỠNG & CAI NGHIỆN TỰ NGUYỆN THANH ĐA
245 Bình Quới, phường 28, quận Bình Thạnh, TP. Hồ Chí Minh
PHẢI LÀM GÌ ĐỂ CAI NGHIỆN THÀNH CÔNG?

GIAI ĐOẠN CẮT CƠN – GIẢI ĐỘC – NÂNG CAO SỨC KHỎE

GIAI ĐOẠN CẮT CƠN – GIẢI ĐỘC – 
NÂNG CAO SỨC KHỎE

(Trung tâm Điều dưỡng & Cai nghiện Ma túy Thanh Đa biên soạn)



        I.   ĐIỀU TRỊ NGỘ ĐỘC CÁC CHẤT DẠNG THUỐC PHIỆN (CDTP):

Nguyên nhân ngộ độc các chất dạng thuốc phiện: là do người nghiện sử dụng các chát dạng thuốc phiện (CDTP) quá liều. Mức độ dung nạp lượng ma túy mỗi người nghiện khác nhau, tăng dần theo thời gian sử dụng (trường hợp đối tượng sau điều trị cắt cơn vẫn sử dụng liều lượng cũ, không giảm cũng sẽ bị ngộ độc). Ngộ độc CDTP thường gặp trong điều trị cấp cứu liên quan đến sử dụng ma túy. Sự thành công của điều trị ngộ độc CDTP đòi hỏi đánh giá trên 03 mặt:

-Mức độ nhận thức (Bệnh nhân hồi tỉnh sớm hay muộn).

-Khai thông đường thở.

-Sử dụng một antidote hợp lý.


Tác dụng của ma túy nhóm OMH rất nhanh, khoảng 30 giây theo đường tĩnh mạch và  01 giờ theo đường uống. Phải sử dụng xét nghiệm cận lâm sàng kết hợp với chẩn đoán lâm sàng trong ngộ độc ma túy nhóm Opiates. Điều trị ngộ độc nhóm CDTP đòi hỏi đội ngũ cán bộ chuyên môn nhạy bén, giải quyết kịp thời.


1/ CHẨN ĐOÁN NGỘ ĐỘC CÁC CHẤT DẠNG THUỐC PHIỆN (CDTP):


1.1 Hiện đang sử dụng nhóm Opiates. Bệnh sử có sử dụng ma túy nhóm Opiates.


1.2 Phương diện lâm sàng có những triệu chứng thay đổi hành vi hoặc thay đổi các yếu tố tâm thần.


(Vd: Hưng cảm tiên phát sau đó có trạng thái vô cảm, rối loạn cảm xúc, tâm thần tự động hoặc sa sút, giảm sút sự phán đoán hoặc tổn hại chức năng xã hội).


1.3 Co đồng tử (đôi khi giãn đồng tử do triệu chứng quá liều nặng), kèm theo một hoặc hơn những dấu hiệu sau khi sử dụng ma túy nhóm Opiates:

Ngủ gà hoặc hôn mê

- Nói lắp.

Giảm tập trung hoặctrí nhớ.


1.4 Trên lâm sàng có những đặc điểm kèm theo như: giảm hô hấp có thể dẫn đến ngưng thở, rối loạn nhịp tim chậm, giảm thân nhiệt, giảm phản xạ, nôn ói, hôn mê.


1.5 Những triệu chứng trên không do bệnh cơ thể, và loại trừ những nguyên nhân ngộ độc khác.


2/ NGUYÊN TẮC XỬ LÝ NGỘ ĐỘC CÁC CHẤT DẠNG THUỐC PHIỆN cần thiết trong một cơ sở được trang bị đầy đủ cho cấp cứu nội khoa.


+   Điều trị khởi đầu: Đánh giá đầu tiên là đường thở, phải xử lý trợ giúp kịp thời bằng mọi phương tiện như dụng cụ bóp bóng, Oxy nguồn, hoặc thông đường thở. Bệnh nhân có thể rơi vào tình trạng nặng của phù phổi cấp.

Các thuốc được sử dụng như: Glucoza ưu trương, chất đối kháng Opium như naloxone.


+   Sau khi điều trị cấp cứucần theo dõi tiếp tục để điều trị nâng đỡ, chú ý đến tình trạng tụt huyết áp, rối loạn thân nhiệt. Nếu sau khi điều trị bằng Naloxon với tổng liều 10mg bệnh nhân vẫn chưa hồi tỉnh nên hướng tới một chẩn đoán của một loại ngộ độc khác tương tự như ngộ độc thuốc phiện.


3/ XỬ TRÍ NGỘ ĐỘC NHÓM CÁC CHẤT DẠNG THUỐC PHIỆN (CDTP):

Trước hết phải để người bệnh nằm ở phòng thoáng mát để tiến hành cấp cứu (tốt nhất là chuyển đến khoa hồi sức cấp cứu càng sớm càng tốt)


3.1 NẾU NGUỜI BỆNH CÓ BIỂU HIỆN NGẠT THỞ

Tiến hành thổi ngạt, nếu không kết quả thì tiến hành bóp bóng AMBU, nếu người bệnh có biểu hiện nặng hơn (ngừng thở hoặc tím tái nhiều) thì cho thở máy.


3.2 TIÊM NALOXONE (THUỐC GIẢI ĐỘC ĐẶC HIỆU)

-         Tiêm tĩnh mạch chậm Naloxone: ống 0,4mg x 01 ống/lần tiêm; có thẻ tiêm tiếp lần thứ 2 sau 05 phút.

-         Có thể truyền tĩnh mạch Naloxone bằng cách hòa 2mg Naloxone (5 ống) trong 500ml Natri clorua (NaCl) 0.9%, tốc độ truyền thay đổi tùy theo đáp ứng lâm sàng.

-         Có thể dùng Naloxone tiêm dưới da hoặc tiêm bắp với tổng liều có thể tới 10mg.


3.3 KẾT HỢP GIẢI ĐỘC BẰNG TRUYỀN CÁC DUNG DỊCH MẶN, NGỌT ĐẲNG TRƯƠNG.


3.4 THEO DÕI LÂM SÀNG:

a)   Quan sát sự đáp ứng của người bệnh khi tiêm hoặc truyền Naloxone

- Nếu đồng tử giãn ra, thở lại, tỉnh ra, đỡ dần tím tái,…tức là tình trạng tốt dần lên.

Nếu kích thước đồng tử co dưới 2mmtriệu chứng còn ngộ độc Opiats.

Nếu đồng tử giãn trên 3mmcó kèm theo trụy tim mạch, tím tái, tức là biểu hiện của quá liều Naloxone.


b)  Tiếp tục theo dõi người bệnh 4 giờ sau khi dùng liều Naloxone cuối cùng.


      II.   ĐIỀU TRỊ HỘI CHỨNG CAI CÁC CHẤT DẠNG THUỐC PHIỆN (CDTP) – (ĐIỀU TRỊ CẮT CƠN)


Điều trị cắt cơn nghiện chất dạng thuốc phiện chủ yếu nhằm giúp cho người nghiện vượt qua hội chứng cai mà không bị đau đớn, vật vã, nhất là trong trường hợp nghiện nặng. Cắt cơn nghiện không phải là cai nghiện ma túy mà đó chỉ là bước đầu của điều trị, còn vấn đề chính của điều trị phục hồi hệ thống não bộ, chuyển đổi nhận thức – hành vi – nhân cách, giải quyết các chấn thương tâm lý, các mâu thuẫn rối loạn nội tâm của đối tượng. Các liệu pháp này cần một thời gian điều trị lâu dài bằng cách kết hợp giữa điều trị thuốc với các liệu pháp tâm lýý – giáo dục – xã hội. Trong đó điều trị bằng thuốc chỉ là liệu pháp hổ trợ.


1.      PHƯƠNG PHÁP CAI KHÔ: Cai khô còn gọi là cai chay được áp dụng tại Mỹ năm 1938, bằng cách cô lập bệnh nhân, không cho tiếp xúc với môi trường bên ngoài, ngừng hoàn toàn việc sử dụng các chất ma túy làm cho người nghiện lên cơn vật vã. Cơn nghiện sẽ giảm dần sau 7 – 10 ngày. Phương pháp này hiện nay được một số nước Châu Á như Indonesia, Malaysia, Brunei sử dụng.


2.      PHƯƠNG PHÁP CAI DẦN: Bằng cách giảm liều lượng ma túy mỗi ngày trong thời gian từ 15 – 30 ngày, đồng thời tăng cường thuốc bổ và thuốc an thần. Phương pháp này có ưu điểm là người nghiện thích nghi dần, cơn nghiện giảm từ từ, không vật vã như phương pháp cai khô, nhược điểm là đòi hỏi phải dùng chất ma túy, thời gian cắt cơn kéo dài.


3.      CẮT CƠN CỰC NHANH: Có thể điều trị hội chứng cai phương pháp cực nhanh bằng cách sử dụng đồng thời:

Gây mê ngắn (2-3 giờ), đồng thời tiêm naloxone để thúc đẩy hội chứng cai ngay lập tức.

- Kết hợp với tiêm Catapressan để điều trị các triệu chứng của hội chứng cai.

-  Sau đó điều trị tiếp hội chứng cai nhẹ còn lại, theo phác đồ dùng Catapressan. Người bệnh có thể ra viện sau điều trị tại bệnh viện 01 ngày.


4.      LIỆU PHÁP TÂM LÝ: Liệu pháp tâm lý có thể giảm nhẹ các triệu chứng của hội chứng cai (chỉ áp dụng với người nghiện nhẹ, trung bình). Thậm chí không điều trị gì sau 5 – 10 ngày hội chứng cai cũng thuyên giảm do cơ thể tự điều chỉnh cân bằng trở lại. Việc điều trị chỉ là hổ trợ giảm khó chịu cho người bệnh, giúp họ vượt qua hội chứng cai.


5.      PHƯƠNG PHÁP THỤY MIÊN: Cho bệnh nhân giấc ngủ nhân tạo từ 3–7 ngày, nuôi dưỡng bệnh nhân bằng truyền dịch, săn sóc đặc biệt. Phương pháp này có tác dụng làm người cai nghiện bớt cơn vật vã. Thường hết hợp chlorpromazine với diazepam, phenobarbital. Phương pháp này có ưu điểm làm giảm bớt cơn vật vã, bệnh nhân không đau đớn, nhưng nhược điểm là nếu nội tạng có bệnh lý sẽ gặp khó khăn trong chẩn đoánđiều trị, ảnh hưởng đến tính mạng người bệnh. Thời gian cai nghiện từ 7 – 10 ngày.


6.      PHƯƠNG PHÁP PHẪU THUẬT THÙY TRÁN: Phẫu thuật nhằm phá hủy một số điểm ở thùy trán của não liên quan đến sự thèm muốn ma túy, làm cho người nghiện không còn thèm muốn chất ma túy nữa. Phương pháp này có nhược điểmsau khi phẫu thuật, bệnh nhân trở nên không bình thường, không phân biệt được phải, trái của hành động. Viện Hàn lâm Y học Nga đã công bố thành tựu nghiện cứu này do GS.Natalia Bectereva thực hiện. Trong số 34 người nghiện đã phẫu thuật, có 27 người không trở lại với ma túy (đạt tỷ lệ 80%). 


7.      CẮT CƠN BẰNG THUỐC CATAPRESSAN (CLONIDINE):

(1) Cơ chế:

Catapressan là loại thuốc hạ huyết áp, α blocker có tác dụng ức chế dẫn truyền noradrenaline.

Catapressan khi vào cơ thể tác dụng vào thụ thể α 2, tăng ức chế dẫn tới nồng độ noradrenaline giảm xuống, do đó, dẫn đến hội chứng cai nhẹ.


(2) Liều lượng và cách sử dụng:

+ Catapressan 0.15 mg x ½ viên một lần, cứ 3 giờ một lần (liều hàng ngày từ 2-4 viên).

+ Chỉ điều trị khi huyết áp tối đa > 90mHgmạch > 60l/ phút.

+ Còn kết hợp điều trị thuốc chống đau nhức Panacetamol và an dịu, chống lo âu Diazepam.


8.      PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ BẰNG CHẤT THAY THẾ : (METHADONE)

Thay thế nghiện chất dạng thuốc phiện bằng thuốc methadone, sau đó giảm liều dần (kéo dài khoảng 20 ngày đến 2 tháng) rồi cắt thuốc methadone khi liều còn rất thấp (hội chứng cai nhẹ hơn). Hiện nay phương pháp này ít được áp dụngchủ yếu sử dụng méthadone vào điều trị thay thế lâu dài.


9.      PHƯƠNG PHÁP DÙNG THUỐC ĐỐI KHÁNG: Phương pháp dùng thuốc đối kháng Naltrexone kết hợp với Clonidine, đã được áp dụng tại một số quốc gia trên thế giới. Phương pháp này có ưu điểm là làm cho bệnh nhân sớm bỏ thèm nhớ chất ma túy những có nhược điểmvật vã, bức rức, khó chịu, có thể gây ngộ độc khi bệnh nhân vẫn sử dụng chất ma túy.


10.  THUỐC ĐÔNG Y: Thuốc Đông y có nguồn gốc từ thảo dược, nên an toàn, không độc, có hiệu lực trong hổ trợ cắt cơn nghiện ma túy, thuốc có khả năng bình ổn các triệu chứng của hội chứng cai. Nhược điểm của các thuốc Đông y là chưa thực hiện được nghiên cứu mù képcơ chế tác dụng của thuốc. Hai thuôc Đông y hiện đã được Bộ Y tế cho phép lưu hành trong các Trung tâm cai nghiện là Cedemex và thuốc Bông sen.


11.  PHƯƠNG PHÁP CHÂM CỨU, ĐIỆN CHÂM: Theo phác đồ của Bộ Y tế. Châm cứu có ưu điểm cắt cơn nhanh, ít tốn kém, dễ thực hiện tại tuyến cơ sở.


12.  HỖ TRỢ ĐIỀU TRỊ BẰNG THUỐC AN THẦN KINH: Phác đồ này được Bộ Y tế Việt Nam ban hành từ năm 1995 và đang được áp dụng điều trị tại nhiều Trung tâm cai nghiện tại Việt Nam.


      Tiêu chuẩn điều trị:

+ Đặt trong một cơ sở khép kín, tránh được mọi can thiệp và xâm phạm từ bên ngoài. Có trang bị đủ thuốcphương tiện để khám chữa bệnhcấp cứu.

+ Có y, bác sĩ được tập huấn về lý thuyết và thực hành để điều trịxử trí những trường hợp cấp cứu thường gặp, có sự chỉ đạo của bác sĩ chuyên khoa tâm thần phụ trách về điều trị nghiện ma túy.

+ Bảo đảm các điều kiện ăn, ở, vệ sinh thuận lợi cho bệnh nhân (thời gian cắt cơn trung bình là 10 ngày).

+ Cơ sở Y tế có khả năng tự làm hoặc liên hệ với các cơ quan khác làm các xét nghiệm cần thiết (morphine trong nước tiểu, HIV,…).


      Tiêu chuẩn bệnh nhân:

Bệnh nhân phải có đủ các tiêu chuẩn chẩn đoán trạng thái nghiệnhội chứng cai


Trạng thái nghiện (theo bảng phân loại bệnh quốc tế 10): có ít nhất 3 trong 6 hiện tượng sau đây:

-       Thèm muốn mãnh liệt chất ma túy (CMT)

-       Sau khi ngưng dùng CMT từ 6 -8 giờ sẽ xuất hiện hội chứng cai, buộc phải dùng CMT trở lại.

-       Khó khăn trong việc kiểm tra tập tính sử dụng CMT

-       Có hiện tượng dung nạp CMT (liều dùng ngày càng tăng).

-       Sao nhãng các thích thú cũ.

-       Biết rõ tác hại của CMT nhưng vẫn tiếp tục dùng.


ŸHội chứng cai: ít nhất 4 trong 12 triệu chứng sau đây:

-         Thèm CMT,

-         Buồn nôn hay nôn,

-         Đau các cơ,

-         Chảy nước mắt nước mũi,

-         Nổi da gà,

-         Toát mồ hôi,

-         Đi rửa,

-         Dãn đồng tử,

-         Ngáp,

-         Ngây ngấy sốt,

-         Mất ngủ,

-         Cảm giác dòi bò trong xương.


   Quy trình sử dụng thuốc hướng thần:


a./Thuốc giải lo âu: dẫn xuất benzodiazepine như diazepam ( seduxen, valium):

Trạng thái lo âu (nôn nao, bồn chồn) là trạng thái tâm thần cơ bản, thường xuyên có và tăng cường các triệu chứng thần kinh thực vật của hội chứng cai. Những người cai nhiều lần, do nhớ lại những cảm nhận đau khổ trong những lần trước càng lo âu nhiều hơn. Do vậy thuốc giải lo âu cần sử dụng trước tiênliên tục nhất là trong 1-2 ngày đầu.


Không cho diazepam, nếu có các chống chỉ định sau: dị ứng với diazepam, suy hô hấp mất bù, nhược cơ.


Cách cho thuốc diazepam (seduxen, valium), viên nén 5mg

-Hai ngày đầu: uống 4 viên mỗi lần; cách 4 giờ lại cho uống 1 lần, cho đến khi hết bồn chồn và ngủ yên.

-Sau khi tỉnh giấc nếu vẫn còn lo âu thì tiếp tục cho thuốc như trên

-Ngày thứ 3, 4 bắt đầu giảm liều: 2 viên/lần, cách từ 6-8 giờ cho thêm 1 lần.

-Ngày thứ 5 cắt hẳn thuốc để tránh khả năng gây nghiện diazepam.


b./ Thuốc an thần kinh: levomepromazin (tisercin, nozinan):

Đa số các biểu hiện của hội chứng cai và các rối loạn thần kinh thực vật có thể thanh toán bằng diazepam.


Nếu có một triệu chứng nặng hơn (ví dụ: vật vã, kích động) hay phức tạp (ví dụ: cảm giác dòi bò trong xương) thì mới sử dụng levomepromazin, một loại an thần kinh, an dịu mạnh.


Không dùng levomepromazin nếu có các chống chỉ định sau: dị ứng với levomepromazin, glaucoma góc đóng, bí tiểu tiện do u tuyến tiền liệt, có tiền sử mất bạch cầu nhiễm độc.


Ÿ  Liều lượng: phụ thuộc vào trạng thái tiếp thu của cơ thể và mức độ nghiện của từng bệnh nhân. Sau đây là các phương thức sử dụng trung bình:


Ÿ  Cách cho thuốc: levomepromazin viên nén 25mg

-         Lần đầu cho uống 2 viên

-         Lần 2: sau một giờ nếu chưa an dịu và huyết áp tối đa bằng hay cao hơn 100 mmHg thì cho uống thêm 4 viên.

-         Lần 3: sau một giờ vẫn chưa an dịu và huyết áp như trên thì cho uống thêm 4 viên

-         Lần 4 và những lần sau: đợi sau 2 giờ nếu chưa an dịu và huyết áp như trên thì cho uống thêm 2 viên.


Kết quả nghiên cứu vủa Viện Sức khỏe tâm thần cho thấy: sau từ 2-6 giờ (từ 4-16 viên, trung bình 10 viên) thì bệnh nhân an dịu và ngủ ngon (có thể ngủ đến 16 hay 20 giờ liền)


Không cần thêm nếu bệnh nhân ngủ dậy không còn vật vã, kích động.


Trong khi dùng levomepromazin cần bố trí người săn sóctheo dõi liên tục để bệnh nhân khỏi ngã khi đứng dậy hay di chuyển.


Ÿ  Đặc biệt cần theo dõi huyết áp thường xuyên, nhất là trước khi cho uống thêm levomepromazin. Nếu huyết áp hạ cần cho phối hợp thêm thuốc nâng huyết áp.


c./ Thuốc nâng huyết áp: heptaminol (Hept – A – Myl):

Chỉ sử dụng khi huyết áp tối đa dưới 100mmHg. Thường gặp sau khi dùng levomepromazin liều cao hay ở những bệnh nhân tiêm chích sái thuốc phiện.

Heptaminolviên nén 0.2g; uống từ 2-3 lần trong 24 giờ.


-Có thể dùng từ 2-3 ngày sau khi phát hiện hạ huyết áp và thôi dùng khi huyết áp trở lại bình thường.

-Nếu huyết áp tụt nhiều cần xử trí cấp cứu và dùng thuốc tiêm hay thuốc viên.


Heptaminol ống 5ml (0.3g) mỗi lần 1-2 ống; 2-3 lần trong 24 giờ. Tiêm bắp hay tĩnh mạch chậm hoặc truyền tĩnh mạch trong dung dịch natriclorid 0.9% hoặc dung dịch glucoza 5% 500ml.


d./ Paracetamol:

-         Nếu bệnh nhân đau nhức cơ bắp nhiều có thể dùng thêm thuốc giảm đau.

-         Paracetamol viên nén 0.5g.

-         Uống mỗi lần 2 viên; uống từ 2-3 lần trong 24 giờ.

-         Có thể dùng trong 3 ngày đầu.


e./ Thuốc chống co thắt: phloroglucinol (spasfon):

Nếu bệnh nhân có triệu chứng đau quặn cơ bụng do co thắt các nội tạng, đường tiêu hóa cần dùng thêm thuốc chống co thắt.


Spasfon viên nén 80mg, uống mỗi lần 2 viên; uống từ 2-3 lần trong 24 giờ.


Có thể dùng từ 1-3 ngày


Nếu không có spasfon, có thể dùng Alverine (spasmaverine) viên nén 40mg; uống mỗi lần 1-2 viên; ngày uống 3-4 lần


g./ Thuốc chống tiêu chảy và mất nước:

Tiêu chảy nôn trong hội chứng cai thường do tăng nhu động ruột, dùng spasfon với liều lượng ở trên cũng có thể chữa khỏi.


Nếu tiêu chảy kéo dài kèm thêm vã mồ hôi, nôn, gây trạng thái mất nước, cần cho uống thêm dung dịch oresol (dung dịch uống glocosa - điện giải)


Một gói (theo công thức của Tổ chức y tế thế giới) hòa với một lít nước đun sôi để nguội.


Cho uống từ 3-4 lít nước trong 24 giờ chia làm nhiều lần.


h./ Thuốc gây ngủ: Alimemazin (théralène):


Hầu hết các trường hợp dùng diazepam và levomepromazin với liều lượng kể trên đã làm cho bệnh nhân yên tĩnh, ngủ ngon và ngủ lâu.


Sau khi cắt diazepamlevomepromazin nếu vẫn còn mất ngủ thì dùng alimemazin một loại thuốc ngủ không gây nghiện, có thể dùng lâu dài.


Alimemazin viên nén 5mg; uống 2-4 viên trước giờ ngủ; có thể cho uống thêm từ 2-4 viên nếu bệnh nhân chưa ngủ được.


Dùng thuốc đến khi giấc ngủ trở lại bình thường thì giảm liều rồi cắt hẳn.


i./ Điều trị hoàn thiện: Để thực hiện phương châm điều trị toàn diện cần:


Ÿ   Đặc biệt chú trọng đến chế độ dinh dưỡng nhất là trong những ngày đầu (ăn mềm, có chất đạm và sinh tố). Nếu cơ thể suy sụp cần tiếp nước điện giải, cho thêm vitamin Cvitamin nhóm B uống.


Ÿ   Đối với bất cứ loại bệnh nào trong khi điều trị vẫn có thể có các trường hợp cấp cứu xảy ra. Do vậy, đơn vị điều trị phải được trang bị thuốc cấp cứu, các phương tiệnphác đồ cấp cứu. Y bác sĩ phải biết sử dụng phác đồ cấp cứu và các phương pháp nội - ngoại khoa cấp cứu thường gặp.


    III.   KẾT LUẬN:

Để cai nghiện ma túy có hiệu quả, chúng ta phải hiểu rằng cắt cơn nghiện không khó. Cắt cơn nghiện chỉ là bước chuẩn bị cho một quá trình điều trị lâu dài thông qua các biện pháp điều trị kết hợp giữa thuốcliệu pháp không dùng thuốc. Trong đó, liệu pháp không dùng thuốc là quan trọng, liệu pháp này bao gồm:

-         Tư vấn

-         Liệu pháp tâm lý

-         Liệu pháp giáo dục

-         Liệu pháp xã hội

CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ NGHIỆN MA TÚY TỔNG HỢP

 

CÁC NGUYÊN TẮC ĐIỀU TRỊ NGHIỆN MA TÚY

1/ Điều trị nghiện ma túy phải sử dụng một biện pháp tổng hợp, linh hoạt và kịp thời nhằm mục đích gọt dũa, điều chỉnh, phục hồi nhận thức, hành vi, nhân cách - giải tỏa các chấn thương tâm lý bao gồm:

*    Tư vấn – Liệu pháp tâm lý – Liệu pháp giáo dục – Liệu pháp xã hội - Huấn nghiệp trị liệu – Lao động trị liệu – Hoạt động trị liệu – Sinh hoạt cá nhân, nhóm, gia đình,…

*   Trường hợp nghiện Heroin có thể sử dụng thêm thuốc.

2/ Không có một liệu pháp đơn thuần nào (uống thuốc, châm cứu, bấm huyệt, phẫu thuật thùy não,…) có thể chữa được bệnh nghiện ma túy.

3/ Chương trình điều trị phải được chuyển đổi kịp thời theo những rối loạn tâm sinh lý của người nghiện ma túy và phải phối hợp ở một thể thống nhất.

4/ Cai nghiện được gọi là thành công không chỉ người nghiện không tái sử dụng ma túy mà còn đòi hỏi đối tượng phải có một lối sống điều độ, tự quản lý bản thân một cách tốt đẹp và thực hiện thành công sự thay đổi về nhận thức.

 

(Cũ) NHỮNG NGUYÊN TẮC CƠ BẢN TRONG CAI NGHIỆN – PHỤC HỒI CHO NGƯỜI NGHIỆN MA TÚY

NHỮNG NGUYÊN TẮC CƠ BẢN TRONG CAI NGHIỆN - PHỤC HỒI CHO NGƯỜI NGHIỆN MA TÚY 

(Trung tâm Điều dưỡng & Cai nghiện Ma túy Thanh Đa biên soạn)


A. TỔNG QUAN NHỮNG THƯƠNG TỔN TRÊN NGƯỜI NGHIỆN MA TÚY:


- Nghiện ma túy là một bệnh não mãn tính, khó chữa có đặc tính là dễ tái nghiện. Việc điều trị phục hồi cho người nghiện ma túy đòi hỏi ngoài tình thương và thấu cảm đối với người cai nghiện còn phải kiên nhẫn và phải có kiến thức về cai nghiện ma túy.


- Việc tìm kiếm mô hình điều trị cho người nghiện ma túy rất khó khăn vì không có mô hình cai nghiện chung nào thích hợp với mọi loại người nghiện. Mô hình điều trị tốt cho người này chưa hẳn đã phù hợp với người khác. Một phương pháp điều trị hiệu quả phải dựa vào nguyên tắc cơ bản là làm thế nào phương pháp cai nghiện đó đáp ứng được tính chất và yêu cầu đa dạng của người nghiện chứ không chỉ đơn thuần nhằm vào việc sử dụng ma túy của họ.


Quá trình điều trị phải được đánh giá thường xuyên bởi một nhóm điều trị gồm các bác sĩ nội khoa có hiểu biết về chuyên ngành ma túy, bác sĩ tâm thần, bác sĩ điều dưỡng – phục hồi, các nhà giáo dục - hướng nghiệp, các nhà tư vấn - tâm lý học – xã hội học, các cán bộ quản lý… Quá trình điều trị này phải được chuyển đổi kịp thời theo những rối loạn tâm sinh lý của người nghiện ma túy mà chuyên môn ngành nào, ngành ấy phải giải quyết – nhưng bắt buộc các thành viên của nhóm điều trị phải phối hợp tác nghiệp ở một thể thống nhất khi đánh giá và lập kế hoạch điều trị cho đối tượng, nhằm kết hợp lĩnh vực mình và lĩnh vực chuyên môn của người khác.


- Khi người nghiện sử dụng ma túy càng lâu, liều lượng càng tăng thì hậu quả tác hại càng nhiều và càng nặng nề bấy nhiêu. Những tác động của ma túy trên não bộ gây ra những tổn thương tạm thời hoặc vĩnh viễn trên người nghiện, làm người nghiện ma túy suy giảm khả năng phán đoán, phân tích, tổng hợp, xử lý thông tin, khả năng tự chủ: người nghiện rất khó khăn khi đưa ra một quyết định đúng đắn. Thêm vào đó, họ lại thiếu nghị lực, thiếu sáng suốt, thiếu ý chí để thực hiện quyết định của mình. Do ký ức hồi tưởng, người nghiện rất dễbị gợi nhớ đến ma túy khi gặp lại những hình ảnh, vụ việc liên quan đến việc sử ma túy trước đây: gặp ống chích, kim chích, bạn bè cũ, quán café cũ, nghe nhạc cũ, gặp hoàn cảnh cũ, hay khi nghĩ đến những khoái cảm ngây ngất do sử dụng ma túy: họ bị kích động mạnh mẽ khiến đối tượng rất dễ tái nghiện.


- Vì lệ thuộc vào ma túy, cuộc sống người nghiện suốt ngày loanh quanh trong việc tìm kiếm, sử dụng ma túy. Đó là phương thức tồn tại của người nghiện.


- Về mặt hành vi, người nghiện phát triển những cách ứng xử không thích nghi và nhiều thói quen xấu – những hành vi đó đã ngăn cách người nghiện với cộng đồng, người nghiện mất đi lòng tự trọng, tinh thần trách nhiệm. Hầu hết người nghiện không cần hoặc không còn khả năng hiểu biết những hậu quả do hành vi mình gây nên.


- Người nghiện ma túy không đủ nghị lực cũng như không đủ nhận thức để sống một cách trong sạch, lành mạnh, có kỹ năng làm việc. Về mặt tinh thần, sức khỏe, nghề nghiệp, trách nhiệm với gia đình, xã hội …có thể suy sụp đến một mức làm sự điều trị - phục hồi cho đối tượng trở thành hết sức khó khăn.


Cai nghiện được gọi là thành công không chỉ nhằm vào mục tiêu người nghiện không tái sử dụng ma túy mà còn đòi hỏi đối tượng phải có một lối sống điều độ, tự quản lý bản thân một cách tốt đẹp và thực hiện thành công sự thay đổi về nhận thức.


Tóm lại có 4 vấn đề chính cần phải giải quyết trên đối tượng nghiện ma túy đó là:

1. Tổn thương hệ thống não bộ và các vấn đề tâm thần của người nghiện ma túy.


2. Rối loạn và xuống cấp nhận thức – hành vi – nhân cách.


3. Chấn thương tâm lý: đây không phải là một hành động nhất thời mà là một quá trình diễn biến đầy phức tạp của nội tâm cũng như bối cảnh đa phương diện đối với bản thân, gia đình và xã hội của người nghiện ma túy.


4. Người nghiện ma túy hầu hết đều ở trong tình trạng đói ma túy trường diễn, kể cả sau khi cai nghiện. Hội chứng hồi tưởng, chấn thương tâm lý, tổn thương não bộ, rối loạn hành vi nhân cách rất dễ dẫn người đã cai nghiện đến tái sử dụng ma túy.


Bốn vấn đề chính tác động qua lại lẫn nhau - chúng vừa là nguyên nhân cũng vừa là hậu quả của việc sử dụng ma túy. Nếu chúng ta giải quyết không toàn diện và triệt để sẽ dễ dẫn người đã cai nghiện đến tái nghiện.

Não bị biến đổi rõ rệt do sử dụng ma túy, có thể cải thiện bằng điều trị


Tổn thương não trên người nghiện rượu


Tổn thương não trên người nghiện heroin


Tổn thương não trên người nghiện hàng đá


NÃO BỆNH NHÂN NGHIỆN HÀNG ĐÁ (METHAMPHETAMINE)

Phục hồi các chức năng của não sau một thời gian dài không sử dụng ma túy


Những thay đổi kéo dài sau khi sử dụng ma túy


Trạng thái tín hiệu sau 1 năm không sử dụng chất gây nghiện


Giảm quá trình chuyển hóa trong não bộ ở người nghiện ma túy


Giảm quá trình chuyển hóa của tim ở người nghiện ma túy


Cocaine làm giảm số lượng thụ thể Dopamine


Não của người bình thường vs Não của người nghiện ma túy


Não sau khi sử dụng ma túy


Thụ thể thần kinh Dopamine D2 thấp hơn ở người nghiện


Một phụ nữ sau 4 năm sử dụng ma túy đá


Tác động dài hạn của ma túy kích thích

TÁC ĐỘNG DÀI HẠN CỦA MA TÚY KÍCH THÍCH


B. NHỮNG NGUYÊN TẮC CƠ BẢN TRONG CAI NGHIỆN PHỤC HỒI:


Qua bảng phân tích trên, chúng ta đã thấy cai nghiện ma túy rất khó khăn và phức tạp. Y VĂN đã rút ra một số kết luận sau:


1. NGUYÊN TẮC ĐIỀU TRỊ:


Không có một loại thuốc, một biện pháp đơn thuần nào (châm cứu, bấm huyệt, phẫu thuật….) có thể chữa được bệnh nghiện ma túy mà phải đòi hỏi một liệu pháp tổng hợp, đồng bộ, xuyên suốt, khép kín, linh hoạt, kịp thời”.


2. BIỆN PHÁP THỰC HIỆN:


Trong điều trị bệnh nghiện ma túy những biện pháp đơn thuần như sử dụng thuốc, châm cứu, bấm huyệt chỉ là biện pháp hỗ trợ cho cắt cơn, giải độc cũng như chống tái nghiện.

Biện pháp chủ yếu để cai nghiện thành công là người nghiện phải được điều trị toàn diện: ngoài việc sử dụng thuốc người cai nghiện còn phải được gọt dũa, điều chỉnh, phục hồi nhận thức, hành vi, nhân cách, giải quyết những chấn thương tâm lý, mâu thuẫn nội tâm thông qua các biện pháp điều trị không dùng thuốc bao gồm:

+  Tư vấn

+  Liệu pháp Tâm lý

+  Liệu pháp giáo dục

+  Quản lý ca

+  Liệu pháp Học tập Xã hội – Tự giúp đỡ (SSTLM)


Một người nghiện nếu không được giải quyết các vấn đề nêu trên thì sau khi cai nghiện về, hầu hết sẽ tái nghiện. Điều này lý giải tại sao các chương trình cai nghiện thường thất bại và đạt kết quả thấp.


Để hiểu rõ các phương pháp điều trị nêu trên, đề nghị các bạn tham khảo tại mục NGHIÊN CỨU KHOA HỌC - Bài 3: “Cộng đồng trị liệu – một liệu pháp cai nghiện có hiệu quả cần được mở rộng ở Việt Nam”và Bài 4:“Vai trò Tư vấn – Tâm lý trị liệu – Quản lý ca trong cai nghiện – phục hồi” tại trang web này của Trung tâm.


3. YẾU TỐ QUYẾT TÂM CAI NGHIỆN CỦA ĐỐI TƯỢNG:


 yếu tố tiên quyết nhưng không phải là yếu tố quyết định trong việc cai nghiện ma túy.


Khi đối tượng không chịu cai nghiện thì khó có thể chữa được bệnh. Tuy nhiên, biện pháp cai nghiện bắt buộc không phải là không có kết quả. Tại các trung tâm cai nghiện cưỡng bức, đối tượng có thời gian cách ly với môi trường ma túy, sẽ có thời gian suy nghĩ lại mình. Nếu tại các trung tâm cai nghiện tốt, đối tượng sẽ được giúp đỡ, quan tâm, giáo dục đúng đắn; do đó nhận thức, tư tưởng đối tượng sẽ chuyển đổi dần thành cai nghiện tự nguyện.
Trái lại, tại các trung tâm cai nghiện không tốt dù tự nguyện hay không tự nguyện cũng sẽ dẫn đối tượng tới những đối kháng với trung tâm, dẫn tới đối kháng thêm với gia đình, dễ có những hành vi hung hăng, bạo loạn bộc phát. Tại các trung tâm không tốt trên, một số đối tượng khác không thể phản kháng được, âm thầm chấp nhận cai nghiện nhưng rất dễ dẫn đến trầm cảm phản ứng, phải chấp nhận thời gian cai nghiện nhưng sau khi rời trung tâm trở về dễ bùng phát dẫn đến tái nghiện nhanh.


4. ĐIỀU TRỊ CÓ KẾT QUẢ PHẢI DUY TRÌ THỜI GIAN ĐIỀU TRỊ ĐỦ DÀI để phục hồi hệ thống não bộ, gọt dũa, điều chỉnh lại nhận thức, hành vi, nhân cách, giải quyết các chấn thương tâm lý, mâu thuẫn nội tâm, trang bị bản lĩnh, và kỹ năng sống, phát hiện các yếu tố nguy cơ và cácyếu tố bảo vệ để biết cách vươn lên, xa lánh môi trường xấu, phát huy lợi thế hoàn cảnh bản thân.


Thời gian cai nghiện lý tưởng từ 6 tháng đến 2 năm. Trong thời gian cai nghiện, một số trường hợp không nhất thiết phải cách ly hoàn toàn với xã hội mà nên dùng những biện pháp cai nghiện ngoại trú hoặc kết hợp giữa nội trú và ngoại trú, đồng thời áp dụng những phương cách để người nghiện không sử dụng ma túy (Ví dụ: giúp đỡ, hỗ trợ nhưng kèm theo những biện pháp quản lý chặt chẽ tại cộng đồng, điều trị kết hợp nội trú và ngoại trú bằng thuốc Naltrexone trong cai nghiện Heroinedù biện pháp gì chăng nữa thì công tác giáo dục, gọt dũa, phục hồi nhận thức, hành vi, nhân cách và giải quyết các chấn thương tâm lý là không thể thiếu được.


Một quan điểm rất sai lầm của nhiều người là cắt cơn nghiện là đã chữa xong bệnh nghiện ma túy. Thực chất cắt cơn nghiện ma túy chỉ là giai đoạn đầu để chuẩn bị cho mọi quy trình điều trị, cai nghiện rất khó khăn tiếp theo. Bản thân việc cắt cơn nghiện có rất ít tác động đến việc thay đổi tình trạng sử dụng ma túy của đối tượng mà cần phải điều trị sau cắt cơn một thời gian dài. Việc cắt cơn nghiện được ví như chiếc xe nổ máy nhưng chưa chạy được.


Do các rối loạn tâm trí thực tổn, các phản ứng tâm sinh lý và đặc biệt là chứng hồi tưởng: dẫn người nghiện đến những cơn thèm nhớ ma túy với tất cả sự khoái cảm của nó và sự phản ứng yếu ớt của bản thân trước sự quyến rũ của ma túy. Nếu được điều trị tích cực, đúng cách, đủ thời gian, cách ly với môi trường ma túy: cường độ và tần số nhớ này sẽ giảm dần, tổn thương hệ thống não bộ được phục hồi, ngoài ra bệnh nhân còn được trang bị bản lĩnh và kỹ năng sống, biết được ưu nhược điểm bản thân để vươn lên trong hoàn cảnh của mình. Tuy nhiên, cần lưu ý là ngay cả khi tạm gọi là cai nghiện thành công, người nghiện vẫn phải tiếp tục cai nghiện cả đời.


NGHIỆN MA TÚY LÀ MỘT 
BỆNH NÃO MÃN TÍNH – KHÓ CHỮA

Não bộ thể hiện những tổn thương một cách rõ ràng sau khi sử dụng ma túy và những tổn thương này vẫn còn tồn tại rất lâu sau khi đã ngừng sử dụng ma túy.


CẮT CƠN GIẢI ĐỘC KHÔNG PHẢI LÀ 
CAI NGHIỆN MA TÚY

Đó chỉ đơn giản là việc làm đầu tiên, quan trọng ĐỂ KHỞI ĐẦU CHO MỘT QUÁ TRÌNH ĐIỀU TRỊ CAI NGHIỆN LÂU DÀI, LIÊN TỤC.


ĐIỀU TRỊ SẼ CHO KẾT QUẢ TỐT

Nhưng với điều kiện:

*Đúng thuốc

*Đúng người bệnh

*Đúng thời gian

*Đúng phương pháp


Để CAI NGHIỆN MA TÚY THÀNH CÔNG, vấn đề GIÁO DỤC, ĐIỀU TRỊ nhằm ĐIỀU CHỈNH – PHỤC HỒI NHẬN THỨC, HÀNH VI, NHÂN CÁCH – GIẢI QUYẾT CÁC CHẤN THƯƠNG TÂM LÝ – MÂU THUẪN NỘI TÂM của đối tượng là QUAN TRỌNG NHẤT – UỐNG THUỐC LÀ BIỆN PHÁP HỔ TRỢ.


KHÔNG MỘT LIỆU PHÁP CAI NGHIỆN ĐƠN THUẦN NÀO (uống thuốc – châm cứu – bấm huyệt – phẫu thuật thùy trán,…) CÓ THỂ CHỮA ĐƯỢC BỆNH NGHIỆN MA TÚY mà phải ĐIỀU TRỊ TOÀN DIỆN thông qua Sinh hoạt trị liệu – Hoạt động trị liệu – Lao động trị liệu – Tư vấn – Tâm lý trị liệu – Giáo dục trị liệu,…sinh hoạt cá nhân – nhóm – gia đình,… kết hợp với hóa dược.


Một TRUNG TÂM CAI NGHIỆN TỐT phải đạt được các tiêu chuẩn sau:

PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ: Khoa học – Tổng hợp – Toàn diện.

ĐỘI NGŨ CÁN BỘ ĐIỀU TRỊ - GIÁO DỤC phải có tâm huyết, có trình độ - được đào tạo bài bản, hiểu biết sâu sắc về cai nghiện – phục hồi.

CƠ SỞ VẬT CHẤT ĐẦY ĐỦ để đáp ứng được yêu cầu đa dạng của đối tượng.

CÔNG TÁC QUẢN LÝ phải chặt chẽ - kịp thời – năng động – tác nghiệp trên một thể thống nhất.


BỐN VẤN ĐỀ CHÍNH CẦN PHẢI 
ĐIỀU TRỊ TRÊN ĐỐI TƯỢNG
NGHIỆN MA TÚY:

1.Tổn thương hệ thống não bộ  và các vấn đề tâm thần của người nghiện ma túy.

2.Rối loạn và xuống cấp nhận thức – hành vi – nhân cách.

3.Chấn thương tâm lý: đây không phải là một hành động nhất thời mà là một quá trình diễn biến đầy mâu thuẫn và phức tạp của nội tâm cũng như bối cảnh đa phương diện của người nghiện ma túy đối với bản thângia đình và xã hội.

4. Người nghiện ma túy hầu hết đều ở trong tình trạng đói ma túy trường diễn, kể cả sau khi cai nghiện, trừ một số ít trường hợp nhẹ.

Hội chứng hồi tưởng, chấn thương tâm lý, tổn thương não bộ, rối loạn nhận thức hành vi nhân cách rất dễ dẫn người đã cai nghiện đến tái sử dụng ma túy.


ĐỂ GIẢI QUYẾT CÁC VẤN ĐỀ TRÊN ​
Y VĂN THẾ GIỚI ĐÃ CHỈ RÕ:

1/ Không có mô hình cai nghiện chung nào thích hợp với mọi loại người nghiện mà chỉ có những nguyên tắc căn bản về điều trị - giáo dục – quản lý đối với người nghiện. Mô hình điều trị tốt cho người này, chưa hẳn đã phù hợp với người khác, mà thậm chí kết quả còn ngược lại.

2/ Trừ một số ít trường hợp nghiện nhẹ, điều trị nghiện ma túy phải sử dụng một biện pháp tổng hợp, linh hoạt và kịp thờinhằm mục đích gọt dũa, điều chỉnh, phục hồi nhận thức, hành vi, nhân cách - giải tỏa các chấn thương tâm lý và để người cai nghiện không còn thèm nhớ ma túy phải sử dụng các liệu pháp sau:

·    Tư vấn – Liệu pháp tâm lý – Liệu pháp giáo dục – Liệu pháp xã hội - Huấn nghiệp trị liệu – Lao động trị liệu – Hoạt động trị liệu – Sinh hoạt cá nhân, nhóm, gia đình,…

·    Đối với nhóm người nghiện Á phiện - Morphine -Héroine (OMH) cần phải uống thuốc NALTREXONE để đối tượng không còn thèm nhớ ma túy. Tuy nhiên, nếu chỉ uống thuốc Naltexone đơn thuần mà không sử dụng các liệu pháp trênngười cai nghiện sẽ không được phục hồi nhận thức, hành vi, nhân cách – giải quyết các chấn thương tâm lý nên dễ bỏ chương trình điều trị và dễ tái sử dụng ma túyKết quả điều trị do đó sẽ rất hạn chế.

3/ Không có một liệu pháp đơn thuần nào (uống thuốc, châm cứu, bấm huyệt, phẫu thuật thùy não,…) có thể chữa được bệnh nghiện ma túy.

4/ Chương trình điều trị phải được chuyển đổi kịp thời theo những rối loạn tâm sinh lý của người nghiện ma túy mà chuyên môn ngành nào, ngành ấy giải quyết– nhưng phải phối hợp ở một thể thống nhất khi đánh giá và lập kế hoạch điều trị cho đối tượng, nhằm kết hợp lĩnh vực mình với lĩnh vực chuyên môn của người khác.

5/ Cai nghiện được gọi là thành công không chỉ nhằm vào mục tiêu người nghiện không tái sử dụng ma túy mà còn đòi hỏi đối tượng phải có một lối sống điều độ, tự quản lý bản thân một cách tốt đẹp và thực hiện thành công sự thay đổi về nhận thức.

Hướng dẫn hỗ trợ điều trị chống tái nghiện ma túy nhóm opiats bằng thuốc Danapha-Natrex

MỘT PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ CHỐNG TÁI NGHIỆN HEROIN RẤT HIỆU QUẢ


Kết hợp uống thuốc NALTREXONE với

TƯ VẤN + Liệu pháp TÂM LÝ


Liệu pháp GIÁO DỤC + Liệu pháp XÃ HỘI

Sau bi kịch tổng thống Kennedy (Mỹ) bị ám sát ngày 22/11/1963 kèm theo sau đó là cuộc chiếc khốc liệt tại Việt Nam dẫn đến những rối loạn trong xã hội Mỹ: Tình trạng sử dụng Ma Túy tràn lan trong nước từ các nhóm phản chiến, binh lính mỹ ở Việt Nam đến cả một số bộ phân nhân dân Mỹ. Hậu quả đã trở thanh một đại dịch. Trước tình trạng đó, các cơ quan Hành pháp và Lập pháp Mỹ đã phải tổ chức và cấp kinh phí cho công tác nghiên cứu và điều trị cai nghiện ma túy. Ngày 17/06/1977, Tổng thống Mỹ Nixon đã ký thành lập "Văn phòng đặc biệt về phòng chống ma túy"(SAODAP) để chỉ đạo kiểm soát sự lan tràn ma túy bất hợp pháp. Năm 1972, Quốc hội đã thông qua bộ luật 92-255, trong đó có phần hỗ trợ tài chính cho công tác nghiên cứu thuốc đối kháng có đặc tính điều trị hiệu quả, tác dụng lâu dài, không tác dụng phụ, không gây nghiện và đã đầu tư chi phí rất lớn cho nghiên cứu này.


Liên tục từ năm 1971 đến năm 1975, nhóm nghiên cứu NIDA thuộc "Viện nghiên cứu quốc gia Hoa Kỳ về lạm dụng ma túy" đã xác định được Natrexone là chất đáp ứng được các yêu cầu trên, Naltrexone không hề có bất cứ tác dụng xấu nào với hệ thần kinh và tâm thần ngoài một số phản ứng phụ nhẹ trên hệ tiêu hóa và được đánh giá là loại thuốc an toàn trong điều trị cai nghiện.


Tuy nhiên để giải quyết tận gốc vấn đề, điều trị Naltrexone phải kết hợp với điều chỉnh, phục hồi nhận thức, hành vi, nhân cách, giải quyết các chấn thương tâm lý và mâu thuẩn nội tâm của người nghiên thông qua Tư vấn + Liệu pháp tâm lý + Liệu pháp giáo dục + Liệu pháp xã hội. Việc uống Naltrexone là liệu pháp hỗ trợ.