NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

  1. NGHIỆN RƯỢU

  2. TRỊ LIỆU NHẬN THỨC - HÀNH VI

  3. BIỆN PHÁP TRIỂN KHAI PHƯƠNG PHÁP CAI NGHIỆN DAYTOP

  4. Cai nghiện Ma túy - Cộng đồng trị liệu

  5. KHÔNG CÓ MỘT LOẠI THUỐC NÀO CHỮA ĐƯỢC BỆNH NGHIỆN MA TÚY MÀ PHẢI DÙNG LIỆU PHÁP TỔNG HỢP

  6. THUỐC ĐƠN THUẦN CÓ CHỮA ĐƯỢC NGHIỆN MA TÚY?

  7. Hoạt động Giáo dục Trị liệu

  8. Trị liệu nhận thức - hành vi

  9. Trị liệu nhận thức - hành vi (2)

 10. TRỊ LIỆU GIA ĐÌNH

 11. LIỆU PHÁP GIA ĐÌNH ĐỐI VỚI NGƯỜI NGHIỆN MA TÚY

 12. LIỆU PHÁP GIA ĐÌNH

 13. MÔ HÌNH TRỊ LIỆU NHẬN THỨC - HÀNH VI

 14. SỬ DỤNG LIỆU PHÁP NHẬN THỨC – HÀNH VI TRONG ĐIỀU TRỊ NGHIỆN

 15. LIỆU PHÁP NHẬN THỨC - HÀNH VI CBT (COGNITIVE- BEHAVIOR THERAPY)

 16. TRỊ LIỆU HÀNH VI - MỘT SỐ KĨ THUẬT TRỊ LIỆU HÀNH VI

 17. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ LIỆU PHÁP NHẬN THỨC - HÀNH VI

 18. MÔ HÌNH TÁI HÒA NHẬP CỘNG ĐỒNG TẠI TRUNG TÂM ĐIỀU DƯỠNG VÀ CAI NGHIỆN MA TÚY THANH ĐA

 19. MÔ HÌNH ĐIỀU TRỊ BÁN TRÚ - NHÀ TRUNG CHUYỂN

 20. PHÒNG CHỐNG TÁI NGHIỆN - TÁI HÒA NHẬP CỘNG ĐỒNG

 21. ẢNH HƯỞNG CỦA BẠN BÈ LIÊN QUAN ĐẾN VIỆC SỬ DỤNG CÁC CHẤT MA TÚY

 22. 6 TIÊU CHUẨN CHẨN ĐOÁN TÌNH TRẠNG NGHIỆN MA TÚY

 23. GIAI ĐOẠN CẮT CƠN – GIẢI ĐỘC – NÂNG CAO SỨC KHỎE

 24. CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ NGHIỆN MA TÚY TỔNG HỢP

 25. (Cũ) NHỮNG NGUYÊN TẮC CƠ BẢN TRONG CAI NGHIỆN - PHỤC HỒI CHO NGƯỜI NGHIỆN MA TÚY

 26. MỤC LỤC CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ NGHIỆN MA TÚY

 27. Hướng dẫn hỗ trợ điều trị chống tái nghiện ma túy nhóm opiats bằng thuốc Danapha-Natrex

 28. Giai đoạn chuẩn bị tái hòa nhập cộng đồng: Huấn luyện trị liệu - Lao động trị liệu - Chống tái nghiện (nội trú)

 29. Methadone có giúp cai nghiện?

 30. BIỂU HIỆN TÂM THẦN DO SỬ DỤNG MA TÚY

 31. (BAK) SỰ KHÁC BIỆT GIỮA HỖ TRỢ CHỐNG TÁI NGHIỆN CÁC CHẤT DẠNG THUỐC PHIỆN (OMH) BẰNG NALTREXONE VỚI THAY THẾ NGHIỆN CÁC CHẤT DẠNG THUỐC PHIỆN (OMH) BẰNG METHADONE

 32. NHỮNG HIỂU BIẾT VỀ AMPHETAMIN VÀ CÁC CHẤT GIỐNG AMPHETAMIN

 33. CÁC BIỆN PHÁP PHỤC HỒI CHỨC NĂNG CHO NGƯỜI NGHIỆN MA TÚY

 34. CÁC YẾU TỐ BẢO VỆ VÀ CÁC YẾU TỐ NGUY CƠ ĐỐI VỚI VIỆC SỬ DỤNG MA TÚY

 35. CỘNG ĐỒNG TRỊ LIỆU - MỘT LIỆU PHÁP CAI NGHIỆN MA TÚY CÓ HIỆU QUẢ CẦN ĐƯỢC MỞ RỘNG Ở VIỆT NAM

 36. PHƯƠNG THỨC XÂY DỰNG MÔI TRƯỜNG TRỊ LIỆU - CỘNG ĐỒNG TRỊ LIỆU CÓ HIỆU QUẢ

 37. ĐIỀU TRỊ NGHIỆN RƯỢU – CHỐNG TÁI NGHIỆN

 38. CÁC RỐI LOẠN TÂM THẦN Ở NGƯỜI NGHIỆN RƯỢU

 39.  NGHIỆN RƯỢU

 40. NHỮNG YẾU TỐ CẦN THIẾT ĐỂ XÂY DỰNG MỘT TRUNG TÂM CAI NGHIỆN CÓ HIỆU QUẢ

 41. MỘT MÔ HÌNH CAI NGHIỆN MA TÚY CÓ HIỆU QUẢ: MÔI TRƯỜNG TRỊ LIỆU – CỘNG ĐỒNG TRỊ LIỆU

 42. NHỮNG BIỆN PHÁP ĐIỀU CHỈNH NHẬN THỨC - HÀNH VI - NHÂN CÁCH NGƯỜI CAI NGHIỆN

 43. NHỮNG NGUYÊN TẮC CƠ BẢN TRONG ĐIỀU TRỊ NGHIỆN MA TÚY

 44. HƯỚNG DẪN LÂM SÀNG VỀ SỬ DỤNG THUỐC ĐỒNG VẬN TRONG ĐIỀU TRỊ NGHIỆN CHẤT DẠNG THUỐC PHIỆN

 45. HƯỚNG DẪN LÂM SÀNG VỀ SỬ DỤNG THUỐC ĐỒNG VẬN TRONG ĐIỀU TRỊ NGHIỆN CHẤT DẠNG THUỐC PHIỆN

 46. MỘT SỐ QUY ĐỊNH VỀ CÔNG TÁC ĐIỀU TRỊ CHỐNG TÁI NGHIỆN MA TÚY BẰNG THUỐC ĐỐI KHÁNG

 47. CÁC TÁC DỤNG KHÔNG MONG MUỐN KHI BẮT ĐẦU ĐIỀU TRỊ BẰNG THUỐC ĐỐI KHÁNG

 48. ĐIỀU TRỊ CHỐNG TÁI NGHIỆN BẰNG THUỐC CHO NGƯỜI NGHIỆN MA TÚY NHÓM OMH

 49. HƯỚNG DẪN LÂM SÀNG VỀ SỬ DỤNG THUỐC ĐỒNG VẬN TRONG ĐIỀU TRỊ NGHIỆN CHẤT DẠNG THUỐC PHIỆN

 50. HƯỚNG DẪN LÂM SÀNG VỀ SỬ DỤNG THUỐC ĐỒNG VẬN TRONG ĐIỀU TRỊ NGHIỆN CHẤT DẠNG THUỐC PHIỆN

 51. HƯỚNG DẪN LÂM SÀNG VỀ SỬ DỤNG THUỐC ĐỒNG VẬN TRONG ĐIỀU TRỊ NGHIỆN CHẤT DẠNG THUỐC PHIỆN

 52. HƯỚNG DẪN LÂM SÀNG VỀ SỬ DỤNG THUỐC ĐỒNG VẬN TRONG ĐIỀU TRỊ NGHIỆN CHẤT DẠNG THUỐC PHIỆN

 53. HƯỚNG DẪN LÂM SÀNG VỀ SỬ DỤNG THUỐC ĐỒNG VẬN TRONG ĐIỀU TRỊ NGHIỆN CHẤT DẠNG THUỐC PHIỆN

 54. HƯỚNG DẪN ĐIỀU TRỊ THAY THẾ NGHIỆN CÁC CHẤT DẠNG THUỐC PHIỆN BẰNG THUỐC THUỐC ĐỒNG VẬN

 55. MỘT PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ CHỐNG TÁI NGHIỆN HEROIN RẤT HIỆU QUẢ

 56. LIỆU PHÁP THUỐC ĐỐI VẬN TRONG HỖ TRỢ ĐIỀU TRỊ CHỐNG TÁI NGHIỆN MA TÚY NHÓM OMH

 57. CÁC THUỐC CHỐNG TÁI NGHIỆN NHÓM OMH

 58. CÔNG TÁC QUẢN LÝ - ĐIỀU TRỊ - GIÁO DỤC TRONG MÔI TRƯỜNG CỘNG ĐỒNG TRỊ LIỆU

 59. LIỆU PHÁP NHẬN THỨC - HÀNH VI TRONG CAI NGHIỆN PHỤC HỒI

 60. LIỆU PHÁP GIA ĐÌNH TRONG CAI NGHIỆN PHỤC HỒI

 61. LIỆU PHÁP TÂM LÝ TRONG CAI NGHIỆN PHỤC HỒI

 62. VAI TRÒ TƯ VẤN - TÂM LÝ TRỊ LIỆU – QUẢN LÝ CA TRONG CAI NGHIỆN - PHỤC HỒI

 63. NHỮNG NGUYÊN TẮC CƠ BẢN TRONG CAI NGHIỆN - PHỤC HỒI CHO NGƯỜI NGHIỆN MA TÚY

 64. (BAK) NHỮNG PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ NGHIỆN MA TÚY KHÔNG DÙNG THUỐC

 65. CÁC PHƯƠNG PHÁP PHÒNG CHỐNG TÁI NGHIỆN RƯỢU

 66. CHƯƠNG TRÌNH ĐIỀU TRỊ NGOẠI TRÚ ĐỐI VỚI NGƯỜI NGHIỆN NHÓM MA TÚY DẠNG KÍCH THÍCH

 67. CÁC PHƯƠNG PHÁP PHÒNG CHỐNG TÁI NGHIỆN NHÓM OMH (OPIATES) (OPIUM – MORPHINE – HÉROINE)

 68. CÁC PHƯƠNG PHÁP PHÒNG CHỐNG TÁI NGHIỆN NHÓM MA TÚY DẠNG KÍCH THÍCH (ATS) (MA TÚY TỔNG HỢP - MA TÚY ĐÁ)

 69. MÔ HÌNH TÁI HÒA NHẬP CỘNG ĐỒNG TẠI TRUNG TÂM ĐIỀU DƯỠNG VÀ CAI NGHIỆN MA TÚY THANH ĐA

 70. PHÒNG CHỐNG TÁI NGHIỆN TÁI HÒA NHẬP CỘNG ĐỒNG

 71. GIAI ĐOẠN CHUẨN BỊ TÁI HÒA NHẬP CỘNG ĐỒNG: MÔ HÌNH ĐIỀU TRỊ BÁN TRÚ - NHÀ TRUNG CHUYỂN

 72. CÁC PHƯƠNG PHÁP PHÒNG CHỐNG TÁI NGHIỆN MA TÚY

 73. CÔNG TÁC QUẢN LÝ - ĐIỀU TRỊ - GIÁO DỤC TRONG MÔI TRƯỜNG CỘNG ĐỒNG TRỊ LIỆU

 74. CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ NGHIỆN NHÓM MA TÚY TỔNG HỢP DẠNG KÍCH THÍCH (ATS) (MA TÚY TỔNG HỢP-MA TÚY ĐÁ)

 75. CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ NGHIỆN NHÓM OPIATES OPIUM ....

 76. PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ CAI NGHIỆN CẦN SA - CỎ MỸ - NHÓM MA TÚY DẠNG HOANG TƯỞNG

 77. Các phương pháp điều trị nghiện ma túy

 78. CÁC TIÊU CHUẨN CHẨN ĐOÁN NGHIỆN MA TÚY

 79. CÁC TRIỆU CHỨNG VÀ BỆNH TÂM THẦN DO SỬ DỤNG MA TÚY

 80. NGHIỆN LÀ GÌ? - ĐỊNH NGHĨA VÀ CƠ CHẾ GÂY NGHIỆN

YÊU CẦU VỀ CƠ CẤU – HOẠT ĐỘNG – MỐI QUAN HỆ ĐỂ MỘT MÔI TRƯỜNG TRỊ LIỆU CỘNG ĐỒNG CÓ HIỆU QUẢ

YÊU CẦU VỀ CƠ CẤU - HOẠT ĐỘNG - MỐI QUAN HỆ ĐỂ MỘT MÔI TRƯỜNG TRỊ LIỆU CỘNG ĐỒNG CÓ HIỆU QUẢ

  I/ HỆ THỐNG TỔ CHỨC:

1/ SƠ ĐỒ TỔ CHỨC:



2/ NHIỆM VỤ CỦA NGƯỜI LÃNH ĐẠO: Là vô cùng quan trọng đòi hỏi phải có TRÌNH ĐỘ và NHẠY BÉN trong công việc:

  • + Điều chỉnh cơ cấu cho phù hợp.

  • + Điều chỉnh các dịch vụ điều trị.

  • + Điều chỉnh vai trò các cán bộ điều trị.

  • + Phân công nhiệm vụ của cán bộ điều trị và nhân viên tư vấn phù hợp.

  • + Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng kiến thức và kinh nghiệm cho tập thể CBNV để có thể triển khai chương trình điều trị.

  • + Lập kế hoạch xây dựng chương trình điều trị

  • + Phục hồi dựa vào trung tâm và dựa vào cộng đồng.

  • + Tổng kết tiến độ triển khai các chương trình từng giai đoạn.


3/ NHIỆM VỤ CỦA CÁC PHÒNG BAN CHỨC NĂNG: Cơ bản gồm 4 bộ phận chính:

  • + Y tế.

  • + Giáo dục.

  • + Quản lý.

  • + Phục vụ.

Tất cả các bộ phận trên đều phải tác nghiệp trên một thể thống nhất nhằm vào công tác điều trị, điều chỉnh, phục hồi nhận thức – hành vi – nhân cách cho đối tượng cai nghiện, nhưng nhiệm vụ ai người đó làm. Tổ chức như trên nhằm mục tiêu:

  • + Đảm bảo sức khỏe cho đối tượng cai nghiện

  • + Phát hiện và ngăn chặn kịp thời các bệnh cơ hội – dịch bệnh – bệnh mắc phải.

  • + Sử dụng các phương pháp điều trị không dùng thuốc thông qua tư vấn – liệu pháp tâm l‎ý – liệu pháp giáo dục – liệu pháp xã hội,…

  • + Theo dõi tiến độ của học viên thông qua các hoạt động của cá nhân, nhóm, tổ chức, huấn nghiệp trị liệu, lao động trị liệu, sản xuất trị liệu, ….

  • + Đảm bảo môi trường điều trị an toàn.

  • + Tạo một môi trường sẵn sàng đáp ứng kịp thời cho công tác cai nghiện (xây dựng cơ sở vật chất – vệ sinh môi trường – chuẩn bị cho công tác quản l‎ý cũng như phục vụ cho mọi hình thức trị liệu, …).


II/ NHIỆM VỤ THỰC HIỆN:
  • - Xác định nhiệm vụ rõ ràng cho từng cá nhân, từng nhóm, từng tổ chức của học viên và người phụ trách.

  • - Xác định nhiệm vụ người giám sát.

  • - Xác định nhiệm vụ của điều phối viên.


III/ PHÂN CÔNG CÔNG VIỆC:
    • - Sắp xếp công việc cụ thể cho từng đối tượng.

    • - Cho phép đối tượng đăng ký với cán bộ điều trị nhận công việc cho mình, tất nhiên sự lựa chọn phải dựa vào khả năng từng người và tiến độ điều trị.

    • - Trách nhiệm của từng người trong công việc được giao, nếu như không đáp ứng được yêu cầu cần làm rõ vì những lý do bệnh lý hoặc lý do hành vi.


    IV/ LỊCH SINH  HOẠT HẰNG NGÀY:

    Mục đích của việc bố trí lịch sinh hoạt là để điều hành hoạt động của Trung tâm, tạo cho đối tượng ‎có ý‎ thức tổ chức kỷ luật, hình thành thói quen tốt và nhận thức tốt. Một ví dụ của lịch sinh hoạt:

    6 :00  Thức dậy/ dọn giừơng/ vệ sinh phòng ngủ/ điểm danh.

    6 :30  Thể dục buổi sáng/ tắm rửa.

    7 :00  Ăn sáng.

    8 :00  Giao ban buổi sáng (là không thể thiếu được).

    8 :45  Cán bộ họp giao ban/ Họp nhóm đối tượng/ Sinh hoạt cộng đồng.

    9 :30  Lao động trị liệu – Huấn nghiệp trị liệu.

    11 :30 Tắm rửa.

    12 :00 Ăn trưa – nghỉ trưa.

    14 :00 Sinh hoạt nhóm điều trị.

    15 :30 Lao động trị liệu.

    17 :00 Hoạt động trị liệu.

    18 :00 Tắm rửa.

    18 :30 Ăn tối.

    19 :30 Tư vấn, họp nhóm, giải trí…

    21 :00 Họp toàn thể cộng đồng/ thông báo chung.

    22 :00 Điểm danh tối/ đi ngủ.

    Lịch sinh hoạt này thay đổi tùy theo từng giai đoạn điều trị và điều kiện của từng đơn vị.


    V/ NHỮNG NGUYÊN TẮC TRONG MỐI QUAN HỆ GIỮA CÁC NHÂN VIÊN ĐIỀU TRỊ:

    Tình đồng đội và sự tôn trọng lẫn nhau là nguyên tắc cơ bản của các nhân viên điều trị trong cộng đồng. Các đối tượng là thành viên của cộng đồng cũng phải coi hai nguyên tắc đó là nền tảng mối quan hệ trong công việc của mình. Để xây dựng được môi trường trị liệu cộng đồng có hiệu quả, các nhân viên điều trị phải có khả năng phối hợp làm việc trên tinh thần tôn trọng lẫn nhau. Để tạo ra được một thái độ làm việc như vậy, những người lãnh đạo tổ chức phải là tấm gương của cộng đồng trị liệu. Người cán bộ lãnh đạo phải tuân thủ nguyên tắc này trong khi giao tiếp với các nhân viên của mình.


    VI/ NHỮNG NGUYÊN TẮC TRONG MỐI QUAN HỆ GIỮA NHÂN VIÊN ĐIỀU TRỊ VỚI ĐỐI TƯỢNG:

    Cộng đồng có mục tiêu là tạo một môi trường cho sự điều chỉnh nhận thức – hành vi – nhân cách của đối tượng. Cộng đồng sẽ thất bại nếu như thiếu đi lòng quyết tâm của những người lãnh đạo và những người có uy tín trong cộng đồng. Môi trường cộng đồng trị liệu bao gồm nhiều thành phần khác nhau: Có những đối tượng ích kỷ, mang chủ nghĩa anh hùng cá nhân, nhưng cũng có những sự hy sinh bản thân để giúp đỡ các đối tượng khác.


    Đa số người cai nghiện có trạng thái tình cảm không ổn định, nhưng điều đáng chú ý là chính những cán bộ điều trị chuyên đi hàn gắn vết thương này đôi khi không giải quyết được những khó khăn của chính bản thân mình. Tuy nhiên dù tình huống nào, người cán bộ điều trị, những người được xem là tấm gương sáng để toàn thể cộng đồng noi theo, luôn luôn phải cư xử với các thành viên của cộng đồng với một thái độ có trách nhiệm. Những cơ chế của cộng đồng được thể hiện ở những nghi thức và quy tắc xã hội, có thể giúp ngăn chặn việc vô tình hay cố tình sử dụng sai nguyên tắc về sức mạnh và quyền hạn trong mọi đối tượng điều trị tại cộng đồng.


    Nhằm nâng cao những quy tắc, chuẩn mực của cộng đồng, cần phải quan tâm đến việc đào tạo những cán bộ điều trị trở thành những nhân viên chuyên nghiệp có trình độ. Việc chuyên môn hóa đội ngũ điều trị có thể sẽ giúp cải thiện chất lượng điều trị của cộng đồng nói chung và của những người cán bộ quản lý nói riêng.


    VII/ CƠ CẤU CÓ ẢNH HƯỞNG ĐẾN THÁI ĐỘ VÀ HÀNH VI ĐỐI TƯỢNG:

    Môi trường cộng đồng trị liệu nổi tiếng là nhờ nó được sự tổ chức tốt, có nguyên tắc, có cơ sở vật chất đầy đủ các yếu tố trên sẽ khích lệ những hành vi lành mạnh. Môi trường sẽ phản ánh bản chất của cộng đồng sống trong môi trường đó. Mặc dù có một vài mô hình cộng đồng buộc phải thích nghi với cơ sở vật chất sẵn có ví dụ như là nhà tù, các khu nhà cũ, cơ sở khám chữa bệnh thiếu thốn nhưng chúng ta phải quyết tâm từng bước nâng cấp môi trường sao cho phù hợp với yêu cầu của một môi trường cộng đồng trị liệu.


    Cộng đồng trị liệu phải mang dáng dấp một gia đình nhiều hơn là một trung tâm điều trị. Ngay cả ở trong tù hay trong trại cải tạo, trại giáo dưỡng trẻ em vị thành niên: không khí “nhà tù” cũng không còn nữa, nhằm khiến cho cộng đồng trở thành một môi trường nhẹ nhàng, tin cậy cho việc điều trị – phục hồi, an toàn cả về thể chất lẫn tinh thần cho đối tượng: Đó phải là chỗ mà đối tượng có thể chịu trách nhiệm về sự lựa chọn và hành vi của chính mình. Trong khi nhà tù tạo ra không khí thiếu an toàn, nơi mà đối tượng muốn sinh tồn thì phải dựa hoàn toàn vào mánh khoé và luật rừng, thì môi trường cộng đồng tạo ra những hành vi xã hội lành mạnh như tin tưởng và giúp đỡ lẫn nhau trong bầu không khí gia đình.


    Những thành công lớn của môi trường cộng đồng trị liệu có được là nhờ một cơ cấu hoạt động chặt chẽ. Cần tổ chức tốt lịch sinh hoạt hàng ngày của cộng đồng tùy theo người cũ hay ngườimới tham gia điều trị. Tuy nhiên, mọi đối tượng cai nghiện đều phải hiểu được trách nhiệm của mình và các mục tiêu chung do cộng đồng đề ra.

KHÔNG CÓ MỘT LOẠI THUỐC NÀO CHỮA ĐƯỢC BỆNH NGHIỆN MA TÚY MÀ PHẢI DÙNG LIỆU PHÁP TỔNG HỢP

Không loại thuốc nào chữa được bệnh nghiện ma túy - Thuốc chỉ là hỗ trợ

Thuốc cai nghiện ma túy ??? Cai nghiện ma túy bằng thuốc???

Thuốc nào??? Loại ma túy nào ???? Có tác dụng không???


KHÔNG CÓ MỘT LOẠI THUỐC NÀO CHỮA ĐƯỢC BỆNH NGHIỆN MA TÚY MÀ PHẢI DÙNG LIỆU PHÁP TỔNG HỢP:


Tư vấn – Tâm lý trị liệu – Giáo dục trị liệu – Hoạt động trị liệu – Sinh hoạt trị liệu – Quản lý trị liệu và Các liệu pháp xã hội khác nhằm mục đích giáo dục phục hồi nhận thức, hành vi, nhân cách, hình thành thói quen tốt, đồng thời thấu hiểu được những chuyển biến tâm tư, tình cảm của đối tượng.


BỐN VẤN ĐỀ CHÍNH CẦN PHẢI ĐIỀU TRỊ TRÊN ĐỐI TƯỢNG NGHIỆN MA TÚY:


1. Tổn thương hệ thống não bộ và các vấn đề tâm thần của người nghiện ma túy.


2. Rối loạn và xuống cấp nhận thức– hành vi – nhân cách.


3.Chấn thương tâm lý: đây không phải là một hành động nhất thời mà là một quá trình diễn biến đầy mâu thuẫn và phức tạp của nội tâm cũng như bối cảnh đa phương diện của người nghiện ma túy đối với bản thân, gia đình và xã hội.


4. Người nghiện ma túy hầu hết đều ở trong tình trạng đói ma túy trường diễn, kể cả sau khi cai nghiện, trừ một số ít trường hợp nhẹ.


Hội chứng hồi tưởng, chấn thương tâm lý, tổn thương não bộ, rối loạn nhận thức hành vi nhân cách rất dễ dẫn người đã cai nghiện đến tái sử dụng ma túy.



Bốn vấn đề chính cần phải điều trị trên đối tượng nghiện ma túy

Bốn vấn đề chính cần phải điều trị trên đối tượng nghiện ma túy


ĐỂ GIẢI QUYẾT CÁC VẤN ĐỀ TRÊN ​Y VĂN THẾ GIỚI ĐÃ CHỈ RÕ:


1/ Không có mô hình cai nghiện chung nào thích hợp với mọi loại người nghiện mà chỉ có những nguyên tắc căn bản về điều trị - giáo dục – quản l‎ý đối với người nghiện. Mô hình điều trị tốt cho người này, chưa hẳn đã phù hợp với người khác, mà thậm chí kết quả còn ngược lại


2/ Trừ một số ít trường hợp nghiện nhẹ, điều trị nghiện ma túy phải sử dụng một biện pháp tổng hợp, linh hoạt và kịp thờinhằm mục đích gọt dũa, điều chỉnh, phục hồi nhận thức, hành vi, nhân cách - giải tỏa các chấn thương tâm l‎ý và để người cai nghiện không còn thèm nhớ ma túy phải sử dụng các liệu pháp sau:


· Tư vấn – Liệu pháp tâm l‎ý – Liệu pháp giáo dục – Liệu pháp xã hội - Huấn nghiệp trị liệu – Lao động trị liệu – Hoạt động trị liệu – Sinh hoạt cá nhân, nhóm, gia đình,…


· Đối với nhóm người nghiện Á phiện - Morphine -Héroine (OMH) cần phải uống thuốc NALTREXONE để đối tượng không còn thèm nhớ ma túy. Tuy nhiên, nếu chỉ uống thuốc Naltexone đơn thuần mà không sử dụng các liệu pháp trên, người cai nghiện sẽ không được phục hồi nhận thức, hành vi, nhân cách – giải quyết các chấn thương tâm l‎ý nên dễ bỏ chương trình điều trị và dễ tái sử dụng ma túy. Kết quả điều trị do đó sẽ rất hạn chế.


3/ Không có một liệu pháp đơn thuần nào(uống thuốc, châm cứu, bấm huyệt, phẫu thuật thùy não,…) có thể chữa được bệnh nghiện ma túy


4/ Chương trình điều trị phải được chuyển đổi kịp thời theo những rối loạn tâm sinh l‎ý của người nghiện ma túy mà chuyên môn ngành nào, ngành ấy giải quyết – nhưng phải phối hợp ở một thể thống nhất khi đánh giá và lập kế hoạch điều trị cho đối tượng, nhằm kết hợp lĩnh vực mình với lĩnh vực chuyên môn của người khác.


5/ Cai nghiện được gọi là thành công không chỉ nhằm vào mục tiêu người nghiện không tái sử dụng ma túy mà còn đòi hỏi đối tượng phải có một lối sống điều độ, tự quản l‎ý bản thân một cách tốt đẹp và thực hiện thành công sự thay đổi về nhận thức.


Tham khảo chi tiết NHỮNG NGUYÊN TẮC CƠ BẢN TRONG CAI NGHIỆN MA TÚY tại trang web https://www.cainghienmatuythanhda.com


THUỐC ĐƠN THUẦN CÓ CHỮA ĐƯỢC NGHIỆN MA TÚY?

Không loại thuốc nào chữa được bệnh nghiện ma túy - Thuốc chỉ là hỗ trợ

THUỐC CHỈ LÀ PHƯƠNG THỨC HỖ TRỢ - KHÔNG CÓ LOẠI THUỐC NÀO THỰC SỰ CHỮA ĐƯỢC BỆNH NGHIỆN MA TÚY.


Y VĂN THẾ GIỚI ĐÃ NÓI RÕ: "Thuốc chỉ hỗ trợ để cắt cơn giải độc, nâng cao sức khỏe, điều trị bệnh tâm thần, bệnh cơ hội trên người nghiện ma túy".


Biện pháp điều trị chủ yếu là: Tư vấn – Tâm lý trị liệu – Giáo dục trị liệu – Hoạt động trị liệu – Sinh hoạt trị liệu – Quản lý trị liệu và Các liệu pháp xã hội khác nhằm mục đích giáo dục phục hồi nhận thức, hành vi, nhân cách, hình thành thói quen tốt, đồng thời thấu hiểu được những chuyển biến tâm tư, tình cảm của đối tượng.


BỐN VẤN ĐỀ CHÍNH CẦN PHẢI ĐIỀU TRỊ TRÊN ĐỐI TƯỢNG NGHIỆN MA TÚY:

  • 1. Tổn thương hệ thống não bộ và Các vấn đề tâm thần của người nghiện ma túy.
  • 2. Rối loạn và xuống cấp nhận thức – hành vi – nhân cách.
  • 3. Chấn thương tâm lý: đây không phải là một hành động nhất thời mà là một quá trình diễn biến đầy mâu thuẫn và phức tạp của nội tâm cũng như bối cảnh đa phương diện của người nghiện ma túy đối với bản thân, gia đình và xã hội.
  • 4. Người nghiện ma túy hầu hết đều ở trong tình trạng đói ma túy trường diễn, kể cả sau khi cai nghiện, trừ một số ít trường hợp nhẹ.
    Hội chứng hồi tưởng, phản xạ có điều kiện, chấn thương tâm lý, tổn thương não bộ, rối loạn nhận thức hành vi nhân cách rất dễ dẫn người đã cai nghiện đến tái sử dụng ma túy.

Bốn vấn đề chính cần phải điều trị trên đối tượng nghiện ma túy

Bốn vấn đề chính cần phải điều trị trên đối tượng nghiện ma túy


ĐỂ GIẢI QUYẾT CÁC VẤN ĐỀ TRÊN, Y VĂN THẾ GIỚI ĐÃ CHỈ RÕ:

Muốn điều trị nghiện ma túy thành công, phải sử dụng một liệu pháp tổng hợp nhằm mục đích gọt dũa, điều chỉnh, phục hồi nhận thức, hành vi, nhân cách - giải tỏa các chấn thương tâm l‎ý để trang bị cho người nghiện ma túy nhận thức, bản lĩnh, kỹ năng sống và hình thành thói quen tốt, bao gồm các liệu pháp sau:

  • 1. Tư vấn – Liệu pháp tâm l‎ý – Liệu pháp giáo dục – Liệu pháp xã hội - Huấn nghiệp trị liệu – Lao động trị liệu – Hoạt động trị liệu – Sinh hoạt cá nhân, nhóm, gia đình,…
  • 2. Đối với nhóm người sử dụng thuốc chống tái nghiện nhóm Á phiện - Morphine - Héroine (OMH) bằng thuốc Naltrexone hoặc Methadone thì việc giáo dục, gọt giũa, phục hồi nhận thức, hành vi, nhân cách vẫn là biện pháp chủ yếu.
  • 3. Không có một liệu pháp đơn thuần nào (uống thuốc, châm cứu, bấm huyệt, phẫu thuật thùy não,…) có thể chữa được bệnh nghiện ma túy
  • 4. Chương trình điều trị phải được chuyển đổi kịp thời theo những rối loạn tâm sinh l‎ý của người nghiện ma túy mà chuyên môn ngành nào, ngành ấy giải quyết – nhưng phải phối hợp ở một thể thống nhất khi đánh giá và lập kế hoạch điều trị cho đối tượng, nhằm kết hợp lĩnh vực mình với lĩnh vực chuyên môn của người khác.
  • 5. Cai nghiện được gọi là thành công không chỉ nhằm vào mục tiêu người nghiện không tái sử dụng ma túy mà còn đòi hỏi đối tượng phải có một lối sống điều độ, tự quản l‎ý bản thân một cách tốt đẹp và thực hiện thành công sự thay đổi về nhận thức.

Tham khảo chi tiết: NHỮNG NGUYÊN TẮC CƠ BẢN TRONG CAI NGHIỆN MA TÚY

Nghiên cứu thực trạng tái nghiện rượu giai đoạn 2006 – 2010

NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG TÁI NGHIỆN RƯỢU

TRÊN NHỮNG BỆNH NHÂN NGHIỆN RƯỢU

ĐÃ ĐIỀU TRỊ TẠI VIỆN SỨC KHỎE TÂM THẦN

GIAI ĐOẠN 2006 - 2010


Tóm tắt:

Mục tiêu: Mô tả thực trạng tái nghiện rượu trên những bệnh nhân nghiện rượu đã điều trị tại Viện Sức khỏe Tâm thần (VSKTT) giai đoạn 2006 - 2010 và phân tích một số yếu tố ảnh hưởng đến việc tái nghiện rượu ở những bệnh nhân trên.
Đối tượng và phương pháp : Nghiên cứu mô tả các bệnh nhân nghiện rượu đã điều trị tại VSKTT - giai đoạn 2006 - 2010, ra viện cách thời điểm nghiên cứu ít nhất 1 năm, hiện cư trú tại các quận nội thành Hà Nội. Thời gian nghiên cứu: 04 - 08/2011.
Kết quả và kết luận: 62,8% đối tượng nghiên cứu đã tái nghiện rượu trong thời gian 12 tháng sau điều trị tại VSKTT, tỷ lệ tái nghiện cao nhất trong 3 tháng đầu sau điều trị (42,9 %). Trong nhóm đối tượng tái nghiện rượu, phần lớn có số lần cai nghiện từ 4 lần trở lên (51,9%); lượng rượu uống trung bình trong ngày, tính theo đơn vị rượu chuẩn: 15,01±13,54; rượu trắng 30-400 là loại rượu sử dụng phổ biến nhất. Lý do tái nghiện rượu chủ yếu là thèm nhớ (61,9%). 74,1% đối tượng tái nghiện rượu hút thuốc lá thường xuyên. Rối loạn trầm cảm làm tăng tỷ lệ tái nghiện rượu. Việc điều trị chống tái nghiện rượu chưa được hướng dẫn và chưa có hệ thống , hiệu quả điều trị chống tái nghiện chưa cao.


I. Đặt vấn đề


Lạm dụng và nghiện rượu làm tăng nguy cơ mắc nhiều bệnh tật, tai nạn thương tích và ảnh hưởng đến đời sống kinh tế, xã hội. Theo Tổ chức Y tế Thế giới năm ( 2005) lạm dụng rượu chiếm 4% gánh nặng bệnh tật toàn cầu. Chi phí để giải quyết các hậu quả do rượu gây ra  ở Anh và Nhật Bản chiếm khoảng 6 tỷ USD/năm, ở Mỹ con số này là 190 tỷ USD/năm. Ở Việt Nam chi phí cho rượu hàng năm vào khoảng 6.000 tỷ đồng.


Mặc dù trong những năm gần đây, nhiều nước trên thế giới đã có các chương trình tuyên truyền về tác hại của việc lạm dụng rượu cũng như áp dụng nhiều biện pháp điều trị cai nghiện và chống tái nghiện nhưng tỉ lệ lạm dụng và nghiện rượu vẫn tiếp tục gia tăng . Một phần do số người mới nghiện  tăng lên nhưng mặt khác do số người sau khi đã cai rượu, vì lí do nào đó quay trở lại sử dụng ở nhiều mức độ khác nhau. Một số nghiên cứu trên thế giới đã đề cập đến vấn đề tái nghiện rượu sau cai và đều thấy rằng phần lớn những người nghiện rượu tái nghiện trong vòng sáu tháng. Việc tái nghiện chịu ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố nhưng các tác giả thường đề cập đến bốn nhóm  chính: yếu tố sinh học, các đặc điểm tâm lý cá nhân, ảnh hưởng của gia đình, xã hội và vấn đề điều trị dự phòng chống tái nghiện rượu.


Ở Việt Nam đến nay chưa có nghiên cứu nào tìm hiểu sâu về vấn đề tái nghiện rượu ở những người đã được cai nghiện tại cơ sở y tế. Chúng tôi tiến hành nghiên cứu này nhằm mô tả thực trạng tái nghiện trên những bệnh nhân nghiện rượu đã điều trị tại Viện Sức khỏe Tâm thần giai đoạn 2006 - 2010 và phân tích một số yếu tố ảnh hưởng đến việc tái nghiện rượu ở những bệnh nhân trên.


II. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu


- Đối tượng nghiên cứu: Các bệnh nhân bị rối loạn tâm thần và hành vi do sử dụng rượu, thỏa mãn tiêu chuẩn chẩn đoán nghiện rượu theo ICD-10F, đã được điều trị tại Viện Sức khỏe Tâm thần - Bệnh viện Bạch Mai giai đoạn 2006 - 2010, ra viện cách thời điểm nghiên cứu ít nhất 1 năm, hiện cư trú tại các quận nội thành Hà Nội. Thời gian nghiên cứu: 04 - 08/2011.


- Phương pháp nghiên cứu:


+ Nghiên cứu mô tả những bệnh nhân nghiện rượu đã điều trị tại Viện SKTT.


+ Phương pháp thu thập số liệu: Nghiên cứu bệnh án các bệnh nhân bị rối loạn tâm thần và hành vi do sử dụng rượu đã được điều trị nội trú tại Viện Sức khỏe Tâm thần từ năm 2006 đến 2010 lưu tại phòng Kế hoạch tổng hợp - Bệnh viện Bạch Mai, lựa chọn những bệnh nhân thỏa mãn tiêu chuẩn lựa chọn, từ địa chỉ và số điện thoại ghi trong hồ sơ bệnh án liên hệ trước với bệnh nhân và người nhà bệnh nhân để hẹn phỏng vấn trực tiếp. Hướng dẫn bệnh nhân làm trắc nghiệm tâm lý: test Beck, test Zung.


+ Số liệu thu thập được phân tích và xử bằng phần mềm SPSS 16.0.


III. Kết quả


Trong giai đoạn 2006 - 2010, Viện Sức khỏe Tâm thần có 95 bệnh nhân bị rối loạn tâm thần và hành vi do sử dụng rượu, thỏa mãn tiêu chuẩn chẩn đoán nghiện rượu theo ICD-10F, ra viện cách thời điểm nghiên cứu ít nhất 1 năm, hiện cư trú tại các quận nội thành Hà Nội. Sau khi tiến hành thu thập số liệu, chúng tôi thấy có 32 bệnh nhân không liên lạc được (do địa chỉ và số điện thoại lưu trong hồ sơ bệnh án không chính xác), 5 bệnh nhân hiện không ở Hà Nội, 6 bệnh nhân không hợp tác, 2 bệnh nhân đang đi trại cai nghiện Heroin, 7 bệnh nhân đã mất và chỉ có 43 bệnh nhân được lấy vào mẫu nghiên cứu.


1. Thực trạng tái nghiện rượu


. Tỉ lệ tái  nghiện rượu: Số đối tượng tái nghiện rượu là 27/43, chiếm tỷ lệ cao 62,8%.


. Loại rượu thường sử dụng và lượng rượu uống trung bình/ngày ở nhóm tái nghiện


Bảng 1: Loại rượu bia thường sử dụng và lượng rượu uống trung bình/ngày

Loại rượu bia thường sử dụng

Tái nghiện

Số lượng

Tỉ lệ %

Rượu 40 độ

13

48,2

Rượu 30 độ

12

44,4

Rượu vang, sâm banh 20 độ

1

3,7

Rượu vang, sâm banh 13 độ

5

18,5

Bia lon 4 - 5 độ

0

0

Bia hơi dưới 3 độ

9

33,3

Khác

1

3,7

Lượng rượu trung bình/ngày (đơn vị rượu chuẩn) *±SD: 15,01 ± 13,54

- Loại rượu các đối tượng tái nghiện thường sử dụng nhất là rượu trắng 30-400


- Lượng rượu uống trung bình trong ngày rất cao: 15,01 ± 13,54


Sử dụng chất gây nghiện kết hợp


Bảng 2. Sử dụng chất gây nghiện kết hợp

Chất gây nghiện

Tái nghiện

Số lượng

Tỉ lệ %

Thuốc lá

20

74,1

Chất khác

0

0

Không sử dụng

7

25,9

Tổng

27

100

- Chất gây nghiện duy nhất được sử dụng kết hợp ở những đối tượng nghiên cứu tái nghiện rượu là thuốc lá, chiếm 74,1%.


Một số yếu tố ảnh hưởng đến tái  nghiện rượu


Bảng 3.  Mối liên quan giữa số lần cai nghiện rượu và tái nghiện rượu

Số lần cai

nghiện rượu

Tái nghiện

Chưa tái nghiện

p

n

%

n

%

1 lần

8

29,6

11

68,8

< 0,05

2 lần

3

11,1

3

18,8

3 lần

2

7,4

1

6,2

≥ 4 lần

14

51,9

1

6,2

- Nhóm tái nghiện có số lần cai nghiện rượu từ 4 lần trở lên cao hơn đáng kể so với nhóm chưa tái nghiện, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê, với p < 0,05.


Bảng 4.  Mối liên quan giữa sang chấn tâm lý, cảm giác thèm nhớ và tái nghiện rượu

Biến số

Tái nghiện

Chưa tái nghiện

p

n

%

n

%

SCTL

10

37

1

6,3

< 0,05

Không

17

63

15

93,7

Cảm giác thèm nhớ

20

74,1

6

37,5

< 0,05

Không

7

25,9

10

62,5

- Tỷ lệ gặp sang chấn tâm lý ở nhóm tái nghiện cao hơn rõ rệt so với nhóm chưa tái nghiện, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0,05.


- Tỷ lệ xuất hiện cảm giác thèm nhớ ở nhóm đối tượng tái nghiện rượu cao hơn rõ rệt so với nhóm đối tượng chưa tái nghiện, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0,05.


 

Bảng 5.  Mối liên quan giữa rối loạn tâm thần phối hợp và tái nghiện rượu

 

Rối loạn tâm thần

Tái nghiện

Chưa tái nghiện

 

p

n

%

n

%

Rối loạn trầm cảm

Không

16

59,3

15

93,8

< 0,05

Nhẹ

5

18,5

1

6,2

Vừa

6

22,2

0

0

Nặng

0

0

0

0

 - Có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về rối loạn trầm cảm giữa nhóm tái nghiện và nhóm chưa tái nghiện rượu, với p < 0,05. Tỷ lệ rối loạn trầm cảm mức độ nhẹ và vừa gặp nhiều hơn rõ rệt ở nhóm đối tượng đã tái nghiện so với nhóm chưa tái nghiện.


Bảng 6 .  Mối liên quan giữa điều trị dự phòng chống tái nghiện và tái nghiện rượu

Biến số

Tái nghiện

Chưa tái nghiện

p

n

%

n

%

Có điều trị

13

48,2

2

12,5

< 0,05

Không điều trị

14

51,8

14

87,5

- Có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về việc điều trị chống tái nghiện rượu giữa hai nhóm đối tượng, p < 0,05. Tỷ lệ có điều trị ở nhóm tái nghiện cao hơn nhóm chưa tái nghiện.


IV. Bàn luận


1. Thực trạng tái nghiện rượu


- Khi đánh giá tình hình tái nghiện rượu ở 43 đối tượng nghiên cứu trong thời gian 12 tháng sau khi điều trị tại VSKTT gần thời điểm nghiên cứu nhất, có 62,8% đối tượng tái nghiện rượu. Kết quả này tương tự một số nghiên cứu trên thế giới như Miller và cộng sự (2001), Bradizza và cộng sự (2006), Walitzer và Dearing (2006) [3], [10]. Như vậy, tỷ lệ tái nghiện rượu nhìn chung vẫn ở mức tương đối cao, điều này chứng tỏ vấn đề duy trì, kéo dài khoảng thời gian không sử dụng rượu sau khi đã cai nghiện vẫn là mục tiêu hết sức khó khăn trong kế hoạch điều trị chống tái nghiện rượu của nhiều quốc gia trên thế giới.


- Tỷ lệ tái nghiện rượu cao nhất trong khoảng dưới 3 tháng đầu sau khi cai nghiện rượu, chiếm khoảng 41,9%, sau đó giảm dần theo thời gian. Kết quả của chúng tôi phù hợp với nghiên cứu của Domingos Neto và cộng sự (2008) [6]. Điều này đòi hỏi cần có các biện pháp điều trị dự phòng tái nghiện tích cực cho các đối tượng nghiện rượu ngay sau khi cai nghiện.


- Số lần cai nghiện rượu ở nhóm đối tượng tái nghiện rượu: 51,9% đối tượng đã cai nghiện rượu từ 4 lần trở lên, chiếm tỷ lệ cao nhất. Như vậy, nhiều đối tượng nghiện rượu đã cai nghiện và sau đó lại tái sử dụng rượu nhiều lần, chứng tỏ rượu là một chất gây nghiện rất khó từ bỏ, dễ gây tái nghiện trở lại.


- Lượng rượu uống trung bình trong ngày của các đối tượng nghiên cứu tái nghiện rượu, tính theo đơn vị rượu chuẩn là 15,01±13,54. Đây là một vấn đề đáng báo động đối với việc nghiện rượu và tái nghiện rượu ở nước ta hiện nay do mức độ tiêu thụ rượu của các đối tượng là rất cao, vượt quá nhiều so với mức sử dụng rượu an toàn đối với sức khỏe, do Tổ chức Y tế Thế giới khuyến cáo là không quá 3 đơn vị rượu chuẩn/ngày đối với nam và không quá 2 đơn vị rượu chuẩn/ngày đối với nữ.


- Loại rượu bia các đối tượng tái nghiện thường sử dụng không thay đổi trước và sau khi tái nghiện, phổ biến nhất vẫn là rượu trắng 30-400. Kết quả này không khác biệt so với nhiều nghiên cứu khác ở trong nước như nghiên cứu của Hoàng Thị Phượng (2009) [1]. Trên thị trường Việt Nam hiện nay, rượu trắng bao gồm rượu do tư nhân tự nấu và do nhà máy sản xuất, trong đó chủ yếu là loại rượu tự nấu với giá thành rẻ, sẵn có ở mọi nơi, mọi lúc, nên người tiêu dùng dễ dàng tiếp cận hơn. Tuy nhiên, rượu trắng tự cất thường không đảm bảo các yêu cầu an toàn thực phẩm, có hàm lượng aldehyde cao, hầu hết đều dựa vào kinh nghiệm cá nhân của người chủ sản xuất. Hơn nữa, việc thiếu kiến thức và ý thức chấp hành luật pháp, vì lợi nhuận mà sản xuất rượu giả, rượu không bảo đảm chất lượng, đã gây ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng người dân và sức khoẻ cộng đồng.


- Chúng tôi nhận thấy rằng có rất nhiều lý do mà những người tái nghiện rượu đưa ra để giải thích cho việc tái sử dụng rượu thường xuyên của mình, trong đó chiếm tỷ lệ lớn nhất là do thèm nhớ (61,9%). Cũng vì lý do này mà trên thế giới đã có nhiều phương pháp điều trị duy trì, chống tái nghiện rượu bằng cách tác động làm mất cảm giác thèm nhớ, tuy nhiên vấn đề này vẫn còn gặp nhiều khó khăn.


- Chất gây nghiện duy nhất được sử dụng kết hợp ở những người hiện đã tái nghiện rượu trong nghiên cứu của chúng tôi là thuốc lá. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cũng tương đồng với nhiều nghiên cứu khác trên thế giới, nó phản ánh tính chất đa nghiện ở những đối tượng nghiện rượu.


2. Một số yếu tố ảnh hưởng đến tái nghiện rượu


- Những đối tượng tái nghiện có số lần cai nghiện rượu càng nhiều thì khả năng tái nghiện càng cao. Thực tế nhiều đối tượng nghiện rượu ngoài những lần nhập viện điều trị các rối loạn tâm thần liên quan đến sử dụng rượu đồng thời cai nghiện rượu, họ cũng có nhiều lần tự cai nghiện tại nhà. Tuy nhiên, phần lớn sẽ quay trở lại sử dụng rượu trong thời gian ngắn, chứng tỏ họ chưa tiếp cận được với những phương pháp điều trị chống tái nghiện hiệu quả.


- Tỷ lệ gặp sang chấn tâm lý ở nhóm tái nghiện cao hơn nhóm chưa tái nghiện. Điều này chứng tỏ các sang chấn tâm lý có ảnh hưởng đến việc tái nghiện rượu. Kết quả trên cũng phù hợp với nghiên cứu của Brown, S. A và cộng sự (1995) [4]. Phần lớn những người nghiện rượu sau khi cai nghiện, trở về với gia đình và cộng đồng gặp rất nhiều áp lực tâm lý xã hội. Những lúc đó một số người vẫn xem rượu như cách để giải quyết hay đối phó với các vấn đề khó khăn trong cuộc sống và dễ dàng sử dụng trở lại.


- Tỷ lệ xuất hiện cảm giác thèm nhớ ở nhóm đối tượng tái nghiện rượu cao hơn rõ rệt so với nhóm đối tượng chưa tái nghiện. Việc thèm nhớ rượu mạnh mẽ được nhiều tác giả nghiên cứu xem như một trong những yếu tố tiên lượng tái nghiện rượu [2], [8].


- Tỷ lệ rối loạn trầm cảm mức độ nhẹ và vừa gặp nhiều hơn rõ rệt ở nhóm đối tượng đã tái nghiện so với nhóm chưa tái nghiện, khi đánh giá các đối tượng ở thời điểm nghiên cứu, dựa trên thang điểm đánh giá trầm cảm của Beck. Kết quả này phù hợp với nghiên cứu của Conor K. Farren và Sharon Mc Elroy (2010), Gamble và cộng sự (2010), Hasin và cộng sự (2002) [5], [7], [9]. Chính vì vậy, việc phát hiện, điều trị sớm và đồng thời trầm cảm ở những bệnh nhân nghiện rượu sẽ góp phần làm giảm nguy cơ tái nghiện.


- Trong nghiên cứu của chúng tôi, phương pháp điều trị chống tái nghiện mà một số đối tượng nghiện rượu  áp dụng chỉ là liệu pháp hoá dược không hệ thống .Tỷ lệ có điều trị ở nhóm tái nghiện lại cao hơn nhóm chưa tái nghiện, chứng tỏ hiệu quả điều trị chống tái nghiện chưa cao. Điều này có thể được giải thích là do nhiều bệnh nhân sau khi ra viện chỉ theo đuổi điều trị chống tái nghiện trong một thời gian ngắn hoặc điều trị không thường xuyên, phần lớn không nhớ rõ tên thuốc, không theo sự chỉ dẫn của thầy thuốc hoặc nhận được phương pháp điều trị chưa phù hợp, trong khi những bệnh nhân chưa tái nghiện có thể do tác động của những yếu tố bảo vệ khác.


V. Kết luận


- 62,8% đối tượng tham gia nghiên cứu đã tái nghiện rượu trong thời gian 12 tháng sau khi điều trị tại VSKTT, tỷ lệ tái nghiện cao nhất trong 3 tháng đầu sau khi điều trị (42,9 %).


- Trong nhóm đối tượng tái nghiện rượu, phần lớn có số lần cai nghiện từ 4 lần trở lên (51,9%); lượng rượu uống trung bình trong ngày, tính theo đơn vị rượu chuẩn: 15,01±13,54; rượu trắng 30-400 là loại rượu sử dụng phổ biến nhất.


- Lý do tái nghiện rượu chủ yếu là thèm nhớ (61,9%).


- Thuốc lá là chất gây nghiện sử dụng kết hợp với rượu duy nhất ở những đối tượng nghiên cứu, trong đó 74,1% đối tượng tái nghiện rượu hút thuốc lá thường xuyên.


- Số lần cai nghiện rượu càng nhiều, các sang chấn tâm lý, cảm giác thèm nhớ rượu và sự xuất hiện đồng thời rối loạn trầm cảm làm tăng tỷ lệ tái nghiện rượu.


- Có mối liên quan giữa vấn đề điều trị chống tái nghiện rượu và việc tái nghiện. Tuy nhiên điều trị chống tái nghiện rượu chưa được hướng dẫn và chưa có hệ thống , hiệu quả điều trị chống tái nghiện chưa cao.


.  

TÀI LIỆU THAM KHẢO


1.  Hoàng Thị Phượng (2009), Thực trạng, các yếu tố ảnh hưởng và tác hại của lạm dụng rượu bia ở một số vùng sinh thái của Việt Nam, Luận án tiến sỹ y tế công cộng, Viện vệ sinh dịch tễ trung ương, Hà Nội, tr. 29, 31, 59-81.


2. Bottlender Miriam and Soyka Michael (2004), "Impact of craving on alcohol relapse during and 12 months following, outpatient treatment", Alcohol and Alcoholism, Oxford University Press, 39(4), pp. 357-361.


3. Bradizza C. M.; Stasiewicz P. R. and Paas N. D. (2006), "Relapse to alcohol and drug use among individuals diagnosed with co-occurring mental health and substance use disorders: a review", American Clinical Psychology Review, 26, pp. 162-178.


4. Conor K. F. and Sharon Mc. (2010), " Predictive factors for relapse after an integrated inpatient treatment programme for unipolar depressed and bipolar alcoholics", Alcohol and Alcoholism, Oxford University Press, 45(6), pp. 527-533.


5. Domingos Neto; Rita Lambaz et al (2008), "Effectiveness of sequential combined treatment in comparison with treatment as usual in preventing relapse in alcohol dependence", Alcohol and Alcoholism, Oxford University Press, 43(6), pp. 661-668.


6. Gamble S. A.; Conner K. R. et al (2010), "Effects of pretreatment and posttreatment depressive symptoms on alcohol consumption following treatment in project Match", Am J Study Alcohol Drugs, 71, pp. 71-77.


7. Gordon S.M.; Sterling R. et al (2006), "Inpatient desire to drink as a predictor to alcohol use following treatment", Am J Addict, 15, pp. 242-245.


8. Hasin D. S.; Liu X et al (2002), "Effect of major depression on remission and relapse of substance dependence", Arch Gen Psychiatry, 59, pp. 375-380.


9.  Kimberly S. Walitzer; Ronda L. Dearing (2006), "Gender differences in alcohol and substance use relapse", Clinical psychology review 26, pp. 128-148. Research Institute on Addictions/University at Buffalo, 1021 Main St., Buffalo, NY 14203, United States.


 

Ảnh hưởng của sử dụng rượu/bia của các nạn nhân bị tai nạn giao thông nhập viện VIỆT ĐỨC và SAINT–PAUL

ẢNH HƯỞNG CỦA SỬ DỤNG RƯỢU/BIA

CỦA CÁC NẠN NHÂN BỊ TAI NẠN GIAO THÔNG

NHẬP VIỆN VIỆT ĐỨC VÀ SAINT–PAUL

(Đề tài do Ủy ban An toàn Giao thông và GRSP đề nghị)


   Chủ nhiệm đề tài: 

 PGS.TS. Nguyễn Thị Thiềng  Thành viên nhóm nghiên cứu:

 TS. Nguyễn Thị Minh Hoà; ThS. Hà Tuấn Anh


1.  Lý do nghiên cứu 

Vai trò của rượu bia trong tai nạn thương tích được nhấn mạnh trong nhiều tài liệu đang được lưu giữ ở các nước kinh tế phát triển. Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), vai trò của rượu bia liên quan đến tai nạn thương tích đặc biệt đáng báo động ở các nước đang phát triển, nơi mà việc tiêu thụ rượu bia và tai nạn thương tích ngày càng tăng trong khi các chính sách về y tế công cộng vẫn còn tỏ ra thiếu hiệu quả. Ở Việt Nam, thiếu dữ liệu mang tính khoa học về tiêu thụ rượu bia và mối quan hệ giữa sử dụng rượu bia với tai nạn thương tích, để có thể đưa ra chính sách phòng chống sử dụng rượu bia khi tham gia giao thông. Tác động của nồng độ cồn đến tai nạn thương tích không được ghi lại một cách hệ thống và đầy đủ. Điều này đã được các bệnh viện, cảnh sát hoặc các nhân viên điều tra xác nhận. Hiện nay, chưa có một nghiên cứu ở tầm quốc gia và chưa có một hệ thống giám sát theo dõi những ảnh hưởng của sử dụng rượu bia đến tai nạn giao thông. Hơn nữa, mặc dù các thương tích do tai nạn giao thông đường bộ chiếm tỷ lệ cao nhất cả nước về mức độ phổ biến và mức độ nghiêm trọng trong số các loại hình thương tích, hệ thống báo cáo hiện nay đã không đánh giá đúng khía cạnh quan trọng nhất của vấn đề này.


Giống như tốc độ, sự tiêu thụ rượu bia làm tăng xác suất xảy ra các vụ va chạm và gây hậu quả tử vong hoặc các thương tích nghiêm trọng. Sự suy yếu gây ra bởi rượu bia là nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến cả nguy cơ gây ra tai nạn trên đường cũng như tính khốc liệt của các chấn thương gây ra bởi các vụ tai nạn đó. Mức độ thường xuyên của việc uống rượu bia trong khi lái xe có sự khác nhau giữa các quốc gia, nhưng dù ở đâu thì đó cũng là một nguy cơ rất lớn gây ra các vụ tai nạn giao thông đường bộ. Phạm vi ảnh hưởng của rượu bia đến tai nạn giao thông đường bộ cũng khác nhau giữa các quốc gia, và do đó việc so sánh trực tiếp giữa các quốc gia là việc làm khó khăn. Ở nhiều quốc gia có thu nhập cao, khoảng 20% số lái xe bị chấn thương nghiêm trọng gây tử vong đều có nồng độ cồn trong máu vượt quá giới hạn cho phép (nghĩa là ở phía trên của giới hạn theo quy định của pháp luật). Các nghiên cứu tại các nước có thu nhập thấp đã chỉ ra rằng nồng độ cồn trong máu của những lái xe bị chấn thương nghiêm trọng dẫn đến tử vong là ở trong khoảng giữa 33% và 69%.


Tai nạn giao thông đường bộ là một trong những nguyên nhân quan trọng nhất gây ra chấn thương và tử vong tại Việt Nam. Hơn một triệu người tử vong và hàng chục triệu người bị chấn thương mỗi năm do tai nạn giao thông đường bộ. Để tìm giải pháp hạn chế tai nạn giao thông đường bộ, nghiên cứu này hướng đến mục tiêu tăng cường việc tuân thủ quy định của Luật Giao thông đường bộ về sử dụng rượu bia của những người tham gia giao thông đường bộ.


2.  Mục tiêu nghiên cứu

1.   Tổng hợp các hoạt động, dự án can thiệp phòng chống lạm dụng rượu bia trong điều khiển phương tiện giao thông đường bộ tại Việt Nam từ 2002 tới nay;


2.   Tiến hành các biện pháp thu thập số liệu về sử dụng rượu/bia của các nạn nhân tai nạn giao thông đến cấp cứu và điều trị tại bệnh viện Việt Đức và St. Paul, Hà nội;


3.   Đánh giá hiện trạng sử dụng rượu bia khi tham gia giao thông của các nạn nhân nhập viện;


4.   Đánh giá một số yếu tố liên quan giữa việc sử dụng rượu bia và tình trạng sức khỏe, chi phí của nạn nhân khi nhập viện


3.  Phương pháp nghiên cứu


Nghiên cứu này sử dụng kết hợp các phương pháp: nghiên cứu tài liệu có sẵn, nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng. Thông tin định lượng được thu thập theo phương pháp phỏng vấn trực tiếp dựa vào bảng hỏi đã được thiết kế sẵn.


3.1  Phương pháp nghiên cứu tài liệu có sẵn

Các chuyên gia đã thực hiện thu thập và phân tích các tài liệu có sẵn của các dự án, chương trình can thiệp, các nghiên cứu đã tiến hành từ 2002 đến nay ở Việt Nam liên quan đến việc phòng tránh lạm dụng bia rượu trong quá trình tham gia giao thông đường bộ, ảnh hưởng của việc sử dụng bia rượu đến tai nạn giao thông đường bộ cũng như hậu quả kinh tếxã hội của nó đối với gia đình và xã hội.


3.2  Phương pháp nghiên cứu định lượng

Phương pháp nghiên cứu định lượng được sử dụng nhằm thu thập thông tin đánh giá ảnh hưởng của việc sử dụng rượu bia đối với tai nạn giao thông đường bộ. Ảnh hưởng của mức độ sử dụng rượu bia đối với việc gây ra tai nạn giao thông đường bộ được phân tích không chỉ đối với người điều khiển mà cả đối với người không điều khiển phương tiện. Phân tích này cũng được tiến hành đồng thời cả với người có và không sử dụng rượu bia khi tham gia giao thông đường bộ. Trên thực tế, đôi khi người tham gia giao thông đường bộ không sử dụng rượu bia lại là nạn nhân của người có sử dụng rượu bia khi tham gia giao thông. Ngoài ra, để phân tích hậu quả kinh tế-xã hội của tai nạn thương tích trong giao thông đường bộ đối với xã hội và gia đình, nghiên cứu này còn thu thập thông tin về các chi phí thực tế và chi phí cơ hội khi bị tai nạn thương tích do va chạm/tai nạn trong giao thông đường bộ.


3.2.1  Đối tượng thu thập thông tin

Để đạt được mục tiêu nghiên cứu nói trên đối tượng thu thập thông tin trong nghiên cứu này là:


1.   Những người từ 16 tuổi trở lên;

2.   Bị tai nạn giao thông đường bộ, thời gian bắt đầu xảy ra va chạm/tai nạn trong vòng 8 tiếng đồng hồ;

3.   Là những người đã nhập viện, nằm lưu ở phòng khám, phải xử lý tiểu phẫu thuật, kể cả những bệnh nhân tử vong trong bệnh viện và tử vong trong khi nằm ở phòng khám.

Không điều tra những người đến khám rồi về ngay hoặc tử vong trước khi đến bệnh viện.


3.2.2  Phương pháp chọn mẫu

Tất cả những người thuộc các tiêu chuẩn nói trên, đồng ý trả lời phỏng vấn hoặc được người nhà đồng ý phỏng vấn được đưa vào mẫu điều tra


3.2.3  Cỡ mẫu nghiên cứu

Để đảm báo kết quả nghiên cứu có ý nghĩa thống kê, cỡ mẫu được xác định theo công thức:



o Trong đó:

z = 1,96 tương ứng với mức tin cậy  = 0,05;

p: ước lượng tỷ lệ nạn nhân bị tai nạn giao thông có sử dụng rượu trong vòng 8 tiếng trước thời điểm xảy ra tai nạn (ước lượng p = 0,4);

D: là độ chính xác chấp nhận được (lấy d = 0,035).

Kết quả tính toán n = 753 người, dự tính có 5% đối tượng từ chối tham gia nghiên cứu, tổng số đối tượng nghiên cứu là: 800 người và được phân bố: 500 người tại BV Việt Đức và 300 người tại BV Saint Paul.

Trên thực tế, chúng tôi đã thu thập được 775 phiếu đủ tiêu chuẩn (tại BV Việt Đức điều tra 509 người và BV Saint Paul: 266 người)


3.2.4  Địa điểm tiến hành thu thập thông tin

Nghiên cứu được tiến hành tại 02 bệnh viện Việt Đức và Saint Paul Hà Nội. Đây là hai bệnh viện có số bệnh nhân bị tai nạn thương tích do giao thông đường bộ lớn.


4.  Kết luận và Khuyến nghị 
4.1  Kết luận

a.  Kết luận về rà soát chính sách và nghiên cứu tài liệu sẵn có

- Việc giảm thiểu sử dụng rượu bia khi điều khiển phương tiện giao thông đường bộ đã được đưa vào Bộ luật Hình sự của Việt Nam năm 1999. Điều này cho thấy rằng chính phủ Việt Nam đã quan tâm đến vấn đề này.


- Cho đến nay, đã có 5 lần chính phủ Việt Nam sửa đổi các quy định về xử phạt người điều khiển phương tiện giao thông đường bộ sử dụng bia rượu quá nồng độ cho phép. Tuy nhiên, các quy định trước chưa có cơ chế rõ ràng để buộc người tham gia giao thông phải thi hành những quy định về sử dụng rượu bia. Tại Bộ Luật giao thông 2001 đã quy định cụ thể chỉ số về nồng độ cồn nhưng chậm triển khai các chế tài thực hiện (quy định mức xử phạt hành chính, quy định cho phép cảnh sát có quyền thử nồng độ cồn của người điều khiển PTGT). Tại Bộ Luật 2008 mức quy định nồng độ cồn cho phép giảm xuống. Hướng dẫn cụ thể đang được soạn thảo để thực hiện.


- Các nghiên cứu khoa học trước đây đã chỉ ra rằng tai nạn giao thông là một trong những nguyên nhân chủ yếu của tai nạn thương tích hiện nay. Trong đó, uống rượu bia là một nguyên nhân quan trọng. Đặc biệt là tình trạng uống rượu bia khi lái xe mô tô, xe gắn máy đa số phổ biến ở những người trong độ tuổi lao động. Mặt khác, điều trị chấn thương sọ não gây tổn hại không chỉ về kinh tế mà cả về tinh thần cho nạn nhân và gia đình. Cần đưa lên truyền hình những vụ tai nạn giao thông gây ra do người lái xe hoặc nạn nhân đã sử dụng rượu bia quá liều lượng. Đồng thời, các vụ vi phạm luật lệ giao thông gây tai nạn có nguyên nhân từ rượu bia phát trên truyền hình vào giờ vàng để tuyên truyền, giáo dục, răn đe.


- Các giải pháp tỏ ra hữu hiệu nhất hiện nay là kết hợp giữa tuyên truyền, xây dựng hạ tầng cơ sở (các biển báo, vạch báo giảm tốc độ khi đi qua đường dân sinh) và xử phạt nghiêm minh, công bằng và minh bạch các hiện tượng vi phạm. Muốn vậy, Nhà nước cần hoàn thiện quy định pháp lý về xử lý hành vi uống rượu bia quá nồng độ quy định và sử dụng chất kích thích mà pháp luật cấm sử dụng đối với người điều khiển phương tiện giao thông cơ giới đường bộ khi tham gia giao thông để cảnh sát có thể thi hành nhiệm vụ dễ dàng và minh bạch, công tâm. Mặt khác, việc xây dựng cơ sở dữ liệu về tai nạn giao thông đường bộ một cách khoa học, đầy đủ, chính xác và thuận tiện khi khai thác là một đòi hỏi tất yếu để các nhà hoạch định chính sách có cơ sở ra những quyết sách đúng và sát với thực tế.


- Một số cơ quan chính phủ: Uỷ ban An Toàn Giao Thông Quốc Gia; Lực lượng Cảnh sát giao thông; Cục Y tế dự phòng Bộ Y tế; Bộ Giáo dục và Đào tạo và một số tổ chức quốc tế: Jica Nhật Bản; Tổ chức Y tế thế giới; một số công ty sản xuất phương tiên giao thông như công ty Honda Việt Nam và Hội Bảo hiểm Việt Nam, đã có những hoạt động nhằm tuyên truyền và cưỡng chế thực hiện quy định về sử dụng bia rượu khi điều khiển phương tiện giao thông đường bộ. Tuy nhiên, các dự án đó đều mới được tiến hành và chưa có nghiên cứu đánh giá nào về hiệu quả của nó. Hiện nay Cục Y tế dự phòng đã thực hiện nghiên cứu đánh giá kết quả mô hình nâng cao nhận thức của cộng đồng về phòng chống tai nạn giao thông tại các huyện thực hiện dự án. Những kết quả nghiên cứu mới chỉ nặng về đánh giá mô hình cung cấp dịch vụ cấp cứu ban đầu mà chưa đi sâu vào đánh giá kết quả hoạt động và tác động lan tỏa của các câu lạc bộ không sử dụng rượu bia khi lái xe. Còn ít dự án thực hiện việc nâng cao năng lực cưỡng chế cho lực lượng cảnh sát về vấn đề này.


b.  Kết luận về kết quả nghiên cứu tại hai bệnh viện

- Nghiên cứu tại hai bệnh viện được thông qua bảng hỏi bằng phương pháp phỏng vấn trực tiếp do các nhân viên y tế thực hiện. Các kết quả phân tích được rút ra như sau:


- Đa số (75,7%) nạn nhân tai nạn giao thông có độ tuổi dưới 45 (đây là những người thuộc độ tuổi lao động, là người làm ra của cải vật chất. Chính vì vậy mà tai nạn giao thông gây tổn hại lớn cho quốc gia và từng gia đình nạn nhân);


- Đa số (82,8%) nạn nhân sử dụng mô tô và xe gắn máy và khoảng 70% số nạn nhân là người điều khiển phương tiện. Khoảng một nửa số phương tiện va chạm với nạn nhân là xe máy;


- Trong số nạn nhân tai nạn giao thông đường bộ, tỷ lệ có cồn trong máu cao (56,4%), chủ yếu là nam giới (86,3%);


- Những người có trình độ tốt nghiệp trung học cơ sở và tốt nghiệp phổ thông trung học có mức độ sử dụng rượu bia cao hơn những người có trình độ học vấn cao (từ đại học cao đẳng trở lên). Tuy nhiên, kết quả cũng cho thấy một điều gây ngạc nhiên là, mức độ sử dụng bia rượu của những nạn nhân tốt nghiệp trung học cơ sở và tốt nghiệp phổ thông trung học lại cao hơn những người có trình độ học vấn thấp (không đi học và chưa tốt nghiệp trung học cơ sở);


- Mặc dù số lượng nạn nhân làm nghề lái xe trong mẫu không cao, nhưng cần nhấn mạnh rằng, họ là những người có nồng độ trong máu nhiều hơn các nghề khác. Đây là một phát hiện cần lưu ý. Bởi vì lái xe là một nghề liên quan đến mạng sống của nhiều người khác khi họ điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ. Ngoài nghề lái xe, thì lao động tự do cũng là một nghề có tỷ lệ người bị tai nạn giao thông cao;


- Ngày cuối tuần (thứ 6), những ngày lễ (thứ 7, chủ nhật) và thứ 2 có số lượng tai nạn giao thông cao hơn các ngày khác trong tuần. Các giờ cao điểm tai nạn xảy ra ít hơn so với giờ làm việc và giờ đi chơi buổi tối. Đây cũng là một phát hiện đáng lưu ý;


- Tỷ lệ nạn nhân cho biết có thói quen uống đồ uống có cồn tương đối cao (trên 50%), chủ yếu là nam giới. Số người thừa nhận có sử dụng rượu bia 8 giờ trước khi xảy ra tai nạn cao (37,2%), chủ yếu là nam giới. Khoảng trên một phần ba nam giới không nhớ rõ số lượng rượu bia đã uống trong vòng 8 giờ trước khi xảy ra tai nạn;


- Có đến 60% nạn nhân là người điều khiển phương tiện có cồn trong máu cao. Tỷ lệ đội mũ bảo hiểm cũng chỉ đạt mức 65,5%. Điều này cho thấy ý thức chấp hành luật giao thông đường bộ của công dân Việt Nam chưa cao. Cần phải tiếp tục có chế cưỡng chế và tuyên truyền không nên lơi lỏng;


- Nguy cơ bị thương, và tỷ lệ bị thương ở đầu, mặt ở người có cồn trong máu cao hơn nhiều so với người không có cồn trong máu;


- Hơn 50% nạn nhân giao thông sau xử trí ở phòng khám, cấp cứu phải nhập viện. Loại tổn thương cuối cùng chủ yếu là chấn thương sọ não 42,3% và gãy xương chi 38,1%. Tỷ lệ chuyển viện để điều trị tiếp nhóm nạn nhân có cồn trong máu cao hơn rất nhiều so với nhóm không có cồn;


- Khoảng 50% nạn nhân cho biết đã từng ngồi trên phương tiện giao thông đường bộ do người điều khiển có sử dụng bia rượu;


- Tỷ lệ nạn nhân không biết quy định về lượng cồn trong máu và trong hơi thở rất cao (81,3%). Đây là một khoảng trống trong tuyên truyền về Luật GT;


- 61,9% nạn nhân không có bảo hiểm y tế. Nạn nhân có cồn trong máu có chi phí điều trị tại bệnh viện cao hơn nạn nhân không có cồn trong máu. Chi phí trung bình cho một nạn nhân nhập viên gấp khoảng 5 lần mức lương tối thiểu do Nhà nước quy định hiện nay (2.900.000 đồng trong khi lương tối thiểu là 540.000 đồng). Đây mới chỉ là số chi phí mà nạn nhân phải nộp cho bệnh viện chưa kể đến cả chi phí thuốc men mà người nhà phải mua theo đơn của bác sỹ và chi phí ăn ở đi lại của người chăm sóc chính. Nếu ước lượng theo mức chi do hai bệnh viện Saint-Paul và Việt Đức cung cấp thì với số lượng 23.000 người bị tai nạn một năm như công bố của Bộ Y tế, cả nước sẽ phải chi vào chữa trị tai nạn giao thông là 65 tỷ đồng;


- Chi phí cơ hội được nạn nhân và người nhà nạn nhân nói đến nhiều nhất là mất cơ hội phát triển sản xuất, kinh doanh cao nhất (bản thân người bị tai nạn 48,4% và người chăm sóc chính 41,9%). Thứ hai là con cái không có người chăm sóc (31,5% số nạn nhân có ý kiến này và 35,7% người chăm sóc chính). Thứ ba là, cha mẹ già đau yếu không có người chăm sóc (43,9% người bị tai nạn và 27,4% người chăm sóc chính). Ngoài ra, số nạn nhân có độ tuổi từ 16 đến 24 còn cho biết chi phí cơ hội lớn nhất đối với họ là mất cơ hội học hành và một số người còn vĩnh viễn không thể tham gia đào tạo nghề, không đủ điều kiện tham gia lao động;


- Đa số nạn nhân đồng tình với quan điểm uống rượu bia khi điều khiển phương tiện giao thông dễ xảy ra tai nạn. Tỷ lệ người cho rằng không nên uống rượu bia khi điều khiển phương tiện rất cao (85%). Đa số nạn nhân tai nạn giao thông cho rằng cần xử phạt những người uống rượu bia khi điều khiển phương tiện giao thông và cần tuyên truyền rộng rãi về phòng tránh lạm dụng bia rượu khi điều khiển phương tiện giao thông đường bộ. Điều này cho thấy đa số người dân đã có ý thức về hạn chế sử dụng bia rượu khi điều khiển phương tiện. Tuy nhiên, từ chỗ ý thức được vấn đề đến chuyển đổi hành vi và thực hành không sử dụng bia rượu khi điều khiển phương tiện là một khoảng cách lớn mà muốn có sự chuyển đổi hành vi này thì Nhà nước và nhân dân cần mất nhiều công sức và tiền bạc.


4.2  Khuyến nghị

Dựa vào các kết luận của các nghiên cứu trước và kết luận rút ra từ nghiên cứu thực nghiệm tại bệnh viện Saint-Paul và Việt Đức, nhóm nghiên cứu cho rằng để chuyển đổi hành vi từ chấp nhận không sử rượu bia khi điều khiển phương tiện giao thông đường bộ đến chuyển đổi hành vi thực hành không sử dụng rượu bia và chất có cồn khi điều khiển phương tiện là một hành trình khó khăn, đòi hỏi nhiều tâm huyết, thời gian và sức lực của toàn Đảng toàn dân, của các cơ quan nhà nước và tổ chức quốc tế. Vì vậy, cần kết hợp chặt chẽ giữa hai giải pháp:


Truyền thông giáo dục chuyển đổi hành vi và cưỡng chế để chuyển đổi hành vi.


Sau đây là một số giải pháp cụ thể:


a.  Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng và Chính quyền

- Có thể nói đây là giải pháp tiên quyết để thực hiện thành công mọi mục tiêu Chiến lược kinh tế-xã hội. Đảng lãnh đạo, các cơ quan chính quyền phải vào cuộc để chỉ đạo thực hiện các quy định về nồng độ cồn trong máu đã được quy đinh trong luật giao thông đường bộ thì mới có cơ hội thành công. Kinh nghiệm cho thấy, bất kỳ việc gì, ở đâu, nếu có Đảng lãnh đạo, Chính quyền trực tiếp chỉ đạo tổ chức thực hiện thì công việc đó thành công. Việc bắt buộc đội mũ bảo hiểm là một minh chứng rõ ràng chứng minh giả thuyết trên.


- Việc công bố luật giao thông đường bộ cần tiến hành đồng thời trong cùng một thời điểm với việc công bố nghị định hướng dẫn. Điều này giúp cho các cơ quan thi hành công vụ có đủ công cụ luật pháp trong tay để có thể thực hiện nhiệm vụ một cách minh bạch.


b.  Tăng cường cưỡng chế để chuyển đổi hành vi

- Cần có chế tài rõ ràng để cảnh sát giao thông có thể làm việc nghiêm minh và công tâm: quy định cảnh sát giao thông có quyền kiểm tra nồng độ cồn ngay cả khi không vi phạm luật giao thông.


- Tăng cường trang bị thiết bị đo nồng độ cồn và đảm bảo các thiết bị này đạt tiêu chuẩn về vệ sinh.


- Tăng cường lực lượng cảnh sát giao thông và tăng cường kiểm tra nồng độ cồn vào các giờ có thể xảy ra tai nạn cao.


- Có chế độ khuyến khích cho lực lượng cảnh sát.


- Xây dựng hình ảnh người cảnh sát nhân dân tận tụy vì dân.


c.   Tăng cường truyền thông giáo dục chuyển đổi hành vi

Truyền thông giáo dục chuyển đổi hành vi khác với truyền thông giáo dục. Nếu thực hiện truyền thông giáo dục là việc tuyên truyền cho người dân mà chưa theo dõi xem họ đã thực sự nhận thức được vấn đề chưa và họ có thực hành vấn đề cần tuyên truyền hay không. Còn truyền thông chuyển đổi hành vi là việc tuyên truyền kết hợp với theo dõi, hướng dẫn người dân chuyển đổi từ chưa nhận thức được vấn đề đến nhận thức được vấn đề (từ chưa biết đến biết); tiếp tục theo dõi và tuyên truyền cho đến khi người dân chuyển từ nhận thức sang thái độ (từ chưa chấp nhận đến chấp nhận); tiếp tục tuyên truyền và theo dõi để người dân chuyển thái độ chấp nhận sang thực hành (chuyển từ không thực hiện sang thực hiện). Trong trường hợp này là chuyển hành vi từ uống bia rượu vẫn điều khiển phương tiện giao thông đường bộ sang nếu đã uống bia rượu thì không điều khiển phương tiện giao thông đường bộ). Trong giải pháp truyền thông phải chú trọng cải tiến cả hình thức và nội dung truyền thông.


v Hình thức tuyên truyền: đa dạng, hấp dẫn

- Tiếp tục đưa nội dung quy định về nồng độ rượu bia vào chương trình sát hạch lấy bằng điều khiển phương tiện giao thông.


- Tiếp tục hình thức tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng, đưa vào các chương trình truyền hình nhiều người ưa thích.


- Tiếp tục đưa chương trình an toàn giao thông vào môn giáo dục công dân trong các trường phổ thông từ lớp mẫu giáo đến lớp 12 với nội dung thích hợp. Trong đó nhấn mạnh nội dung phòng chống lạm dụng rượu bia.


- Xây dựng và nhân rộng mô hình tuyên truyền trong cộng đồng về an toàn giao thông (một số tổ chức phi chính phủ đã tài trợ thực hiện, những mới chỉ trên quy mô nhỏ). Lấy những người mẹ, người vợ làm trung tâm giáo dục chuyển đổi hành vi. Kinh nghiệm của một số nước, trong đó có kinh nghiệm của Nhật Bản thì đây là hình thức truyền thông rẻ tiền mà rất có hiệu quả.


- Tiếp tục phát hành và phân phối sách nhỏ “Những điều lái xe cần biết”, các tờ rơi, áp phích cổ động tuyên truyền… không chỉ cho lái xe mà cho mọi người dân.


v Nội dung truyền thông


+ Trước hết cần tuyên truyền rộng rãi quy định về nồng độ rượu bia khi tham gia điều khiển phương tiện giao thông theo luật giao thông 2008. Trên thực tế, mặc dù các kỳ thi lấy bằng lái xe, thí sinh đều phải trải qua các cuộc sát hạch về luật giao thông, nhưng số người không biết quy định về nồng độ cồn trong máu lớn. Điều này cho thấy, cần thắt chặt hơn nữa yêu cầu hiểu biết về luật giao thông đường bộ đối với người thi lấy bằng lái xe.


+ Đưa các thông tin về thực trạng cũng như hậu quả của những vụ tai nạn giao thông, các vụ vi phạm luật lệ giao thông gây tai nạn có nguyên nhân từ rượu bia.


+ Tạo dư luận hình thành chuẩn mực xã hội phản đối việc sử dụng bia rượu khi điều khiển phương tiện và phản đối ngồi trên xe mà người điều khiển sử dụng bia rượu

+ Khẩu hiệu đưa ra là: “Uống rượu bia – Không lái xe”


d. Tổ chức thực hiện

- Cần có giải pháp khuyến khích các nhà tài trợ tập hợp vồn đầu tư để có các dự án lớn đủ tầm triển khai các hoạt động can thiệp đồng bộ và dài hạn. Hiện nay đã có một vài can thiệp cho lĩnh vực này. Các can thiệp này còn nhỏ lẻ do vốn đầu tư nhỏ. Nếu có cơ chế tập hợp các nhà đầu tư lại, có thể có một quỹ lớn hơn để thực hiện các can thiệp ở quy mô lớn hơn và dài hơi hơn. Bởi vì can thiệp phá vỡ một thói quen không phải chỉ trong một đợt chiến dịch là có thể hoàn thành mà phải liên tục, dài hạn tốn kém về sức người sức của mới hy vọng thành công.


- Để có thể xây dựng kế hoạch tuyên truyền và cưỡng chế thành công việc hạn chế sử dụng bia rượu trong giao thông đường bộ cần thiết phải tiến hành xây dựng cơ sở dữ liệu chính xác và toàn diện nhằm tạo thuận tiện khai thác cho các nhà hoạch định chính sách và các nhà khoa học về tai nạn giao thông đường bộ. Chỉ có trên cơ sở dữ liệu khoa học thì các chính sách can thiệp mới được xây dựng sát với thực tế và phù hợp với người Việt Nam.


- Sau các can thiệp hỗ trợ phòng tránh lạm dụng bia rượu khi điều khiển phương tiện giao thông đường bộ, nên tiến hành nghiên cứu đánh giá hiệu quả và tác động lan tỏa, tính bền vững của dự án làm cơ sở khoa học để thiết kế dự án cán thiệp và các chính sách cho thời kỳ tiếp theo.


(Nguồn: Trường ĐH Kinh tế Quốc dân, Viện Dân số và các vấn đề xã hội, Kỷ yếu khoa học 20 năm thành lập Viện Dân số và các vấn đề xã hội, NXB Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội - tháng 3/2012)

Bài 1 – Ma túy và các chất gây nghiện

Bài 1 - Ma túy và các chất gây nghiện


I. ĐỊNH NGHĨA:


*   Theo Tiến sĩ Nguyễn Hữu Đức: Ma túy là một từ Hán - Việt đã có từ lâu. Ma là tê mê, túy là say sưa. Có lẽ trước đây ông cha ta ám chỉ là thuốc phiện và rượu.


*   Ngày nay ma túy được định nghĩa một cách rộng hơn: ma túy là những chất khi đưa vào cơ thể sẽ tác động vào hệ thần kinh trung ương, gây biến đổi nhận thức, cảm giác, chức năng của hệ thống não bộ. Nếu sử dụng nhiều lần sẽ dẫn đến tình trạng bị lệ thuộc về cơ thể hoặc tâm thần hoặc cả hai. Người sử dụng ma túy do không kiểm soát được bản thân sẽ có những hành vi gây hậu quả nặng nề cho chính mình, gia đình và xã hội.


II. PHÂN LOẠI MA TÚY:


Tùy theo mục đích, có nhiều cách phân loại ma túy.

A. PHÂN LOẠI THEO PHÁP LUẬT:


1. MA TÚY HỢP PHÁP: rượu, cà phê, thuốc lá….Một số dược phẩm được sử dụng để chữa trị bệnh, nếu sử dụng quá liều, kéo dài sẽ xảy ra tình trạng nghiện: Benzodiazepines, Secobarbital, Morphine, Amphetamine, Pseudoephedrine, Cocaine...

2. MA TÚY BẤT HỢP PHÁP: Là những chất bị pháp luật quy định, liệt vào danh sách cấm sử dụng: thuốc phiện, Heroine, Estasy (MDMA).

B. PHÂN LOẠI THEO NGUỒN GỐC:


1. MA TÚY CÓ NGUỒN GỐC THIÊN NHIÊN: thuốc phiện, cần sa, Cocaine ….

2. MA TÚY BÁN TỔNG HỢP: Heroine, codeine, LSD…

3. MA TÚY TỔNG HỢP: Methadone, Mépéridine, Amphetamine…

C. PHÂN LOẠI THEO DƯỢC LÝ:


1. CÁC CHẤT GÂY ĐÊ MÊ (Stupefiantes): ma túy nhóm OMH (Á phiện, Heroine, Morphine, Codéine…) và các chất tổng hợp (Methadone, Mépéridine, Pethidine, Pentanyl,...).

2.  CÁC CHẤT KÍCH THÍCH (Stimulantes): Cocaine, Amphetamine, Ecstasy,…

3. CÁC CHẤT GÂY ẢO GIÁC (Hallucinogens): LSD (D - Lysergic Acid Diethylamid), Cannabis, Phencyclidine, PCP, Mescaline,…

4. CÁC THUỐC GIẢI LO ÂU/ GÂY NGỦ (Anxiolytic/hypnotic): các loại Benzodiazépines, Barbiturates,…
CÁC CHẤT GÂY ĐÊ MÊ
CÁC CHẤT GÂY KÍCH THÍCH
CÁC CHẤT GÂY ẢO GIÁC
Nhựa cần sa (Nhựa Hashish)
​CÁC THUỐC AN DỊU – CHỐNG LO ÂU – GÂY NGỦ (SEDATIVE – ANXIOLYTIC – HYPNOTIC)

Bài 2:

ĐIỀU TRỊ CAI NGHIỆN

PHỤC HỒI CHO NGƯỜI NGHIỆN MA TÚY VÀ

VAI TRÒ CAN THIỆP TÂM LÝ VÀ XÃ HỘI


I.   TỔNG QUAN NHỮNG THƯƠNG TỔN TRÊN NGƯỜI NGHIỆN MA TÚY:

Nghiện ma túy là một bệnh não mãn tính, khó chữa có đặc tính là dễ tái nghiện. Việc điều trị phục hồi cho người nghiện ma túy đòi hỏi ngoài tình thương và thấu cảm đối với người cai nghiện còn phải kiên nhẫn và phải có kiến thức về cai nghiện ma túy.


Việc tìm kiếm mô hình điều trị cho người nghiện ma túy rất khó khăn vì không có mô hình cai nghiện chung nào thích hợp với mọi loại người nghiện. Mô hình điều trị tốt cho người này chưa hẳn đã phù hợp với người khác. Một phương pháp điều trị hiệu quả phải dựa vào nguyên tắc cơ bản là làm thế nào phương pháp cai nghiện đó đáp ứng được tính chất và yêu cầu đa dạng của người nghiện chứ không chỉ đơn thuần nhằm vào việc sử dụng ma túy của họ.


Quá trình điều trị phải được đánh giá thường xuyên bởi một nhóm điều trị gồm các bác sĩ nội khoa có hiểu biết về chuyên ngành ma túy, bác sĩ tâm thần, bác sĩ điều dưỡng – phục hồi, các nhà giáo dục - hướng nghiệp, các nhà tư vấn - tâm lý học – xã hội học, các cán bộ quản lý…Quá trình điều trị này phải được chuyển đổi kịp thời theo những rối loạn tâm sinh lý của người nghiện ma túy mà chuyên môn ngành nào, ngành ấy phải giải quyết – nhưng bắt buộc các thành viên của nhóm điều trị phải phối hợp tác nghiệp ở một thể thống nhất khi đánh giá và lập kế hoạch điều trị cho đối tượng, nhằm kết hợp lĩnh vực mình và lĩnh vực.


Khi người nghiện sử dụng ma túy càng lâu, liều lượng càng tăng thì hậu quả tác hại càng nhiều và càng nặng nề bấy nhiêu. Những tác động của ma túy trên não bộ gây ra những tổn thương tạm thời hoặc vĩnh viễn trên người nghiện, làm người nghiện ma túy suy giảm khả năng phán đoán, phân tích, tổng hợp, xử lý thông tin, khả năng tự chủ: người nghiện rất khó khăn khi đưa ra một quyết định đúng đắn. Thêm vào đó, họ lại thiếu nghị lực, thiếu sáng suốt, thiếu ý chí để thực hiện quyết định của mình. Do ký ức hồi tưởng, người nghiện rất dễbị gợi nhớ đến ma túy khi gặp lại những hình ảnh, vụ việc liên quan đến việc sử ma túy trước đây: gặp ống chích, kim chích, bạn bè cũ, quán café cũ, nghe nhạc cũ, gặp hoàn cảnh cũ, hay khi nghĩ đến những khoái cảm ngây ngất do sử dụng ma túy: họ bị kích động mạnh mẽ khiến đối tượng rất dễ tái nghiện.


Vì lệ thuộc vào ma túy, cuộc sống người nghiện suốt ngày loanh quanh trong việc tìm kiếm, sử dụng ma túy. Đó là phương thức tồn tại của người nghiện.


Về mặt hành vi, người nghiện phát triển những cách ứng xử không thích nghi và nhiều thói quen xấu – những hành vi đó đã ngăn cách người nghiện với cộng đồng, người nghiện mất đi lòng tự trọng, tinh thần trách nhiệm. Hầu hết người nghiện không cần hoặc không còn khả năng hiểu biết những hậu quả do hành vi mình gây nên.


Người nghiện ma túy không đủ nghị lực cũng như không đủ nhận thức để sống một cách trong sạch, lành mạnh, có kỹ năng làm việc. Về mặt tinh thần, sức khỏe, nghề nghiệp, trách nhiệm với gia đình, xã hội …có thể suy sụp đến một mức làm sự điều trị - phục hồi cho đối tượng trở thành hết sức khó khăn.


Cai nghiện được gọi là thành công không chỉ nhằm vào mục tiêu người nghiện không tái sử dụng ma túy mà còn đòi hỏi đối tượng phải có một lối sống điều độ, tự quản lý bản thân một cách tốt đẹp và thực hiện thành công sự thay đổi về nhận thức.


Tóm lại có 4 vấn đề chính cần phải giải quyết trên đối tượng nghiện ma túy đó là:


1.  Tổn thương hệ thống não bộ và các vấn đề tâm thần của người nghiện ma túy.


2.  Rối loạn và xuống cấp nhận thức – hành vi – nhân cách.


3. Chấn thương tâm lý: đây không phải là một hành động nhất thời mà là một quá trình diễn biến đầy phức tạp của nội tâm cũng như bối cảnh đa phương diện đối với bản thân, gia đình và xã hội của người nghiện ma túy.


4. Người nghiện ma túy hầu hết đều ở trong tình trạng đói ma túy trường diễn, kể cả sau khi cai nghiện. Hội chứng hồi tưởng, chấn thương tâm lý, tổn thương não bộ, rối loạn hành vi nhân cách rất dễ dẫn người đã cai nghiện đến tái sử dụng ma túy.


 Bốn vấn đề chính tác động qua lại lẫn nhau- chúng vừa là nguyên nhân cũng vừa là hậu quả của việc sử dụng ma túy. Nếu chúng ta giải quyết không toàn diện và triệt để sẽ dễ dẫn người đã cai nghiện đến tái nghiện.


II. PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ NGHIỆN MA TUÝ

Nghiện ma túy là một bệnh não mãn tính - khó chữa có đặc tính làdễ tái nghiện. Điều trị nghiện ma túy đòi hỏi phải kiên nhẫn, có một liệu pháp tổng hợp, đồng bộ, xuyên suốt, khép kín, linh hoạt, kịp thời.


Cai nghiện được gọi là thành công không chỉ nhằm vào mục tiêungười nghiện không tái sử dụng ma túy mà còn đòi hỏi đối tượng phải có một lối sống điều độ, tự quản lý bản thân một cách tốt đẹp và thực hiện thành công sự thay đổi về nhận thức.


A/ BỐN VẤN ĐỀ CHÍNH CẦN PHẢI GIẢI QUYẾT TRÊN ĐỐI TƯỢNG NGHIỆN MA TÚY:


1/ TỔN THƯƠNG HỆ THỐNG NÃO BỘ VÀ CÁC VẤN ĐỀ TÂM THẦN CỦA NGƯỜI NGHIỆN MA TÚY: não bộ là nơi tiếp nhận thông tin, phân tích, tổng hợp, ra quyết định và tập trung ý chí. Những tác động của ma túy trên não bộ gây ra những tổn thương tạm thời hoặc vĩnh viễn trên người nghiện biểu hiện qua các rối nhiễu tâm lý thực tổn, trạng thái nhiễm độc, lú lẫn tâm trí, phản ứng loạn tâm thần, trạng thái hưng trầm nhược, giảm khả năng xét đoán, xử lý thông tin, mất ý chí, mất khả năng tự chủ, biểu hiện lo lắng và hội chứng hồi tương dẫn người nghiện luôn nghĩ đến và thèm nhớ ma túy với tất cả sự khoái cảm của nó. Càng sử dụng ma túy càng lâu, liều lượng càng cao thì những tổn thương càng nặng nề bấy nhiêu.


2/ RỐI LOẠN VÀ XUỐNG CẤP NHẬN THỨC - HÀNH VI - NHÂN CÁCH: Sau một thời gian sử dụng ma túy, người nghiện sẽ hình thành nhiều thói quen xấu - người nghiện không đủ nhận thứccũng như không đủ nghị lực để sống một cách trong sạch, lành mạnh. Người nghiện mất dần kỹ năng tư duy và làm việc, suốt ngày chỉ loay hoay làm thế nào phải có tiền để mua ma túy, do đó người nghiện sử dụng mọi thủ đoạn, bất chấp hậu quả của việc làm đó để đạt mục đích. Về mặt tinh thần, sức khỏe, nghề nghiệp, trách nhiệm với bản thân, gia đình và xã hội có thể suy sụpđến mức làm sự điều trị, phục hồi cho đối tượng trở thành hết sức khó khăn.


3/ NGHIỆN MA TÚY KHÔNG PHẢI LÀ MỘT HÀNH ĐỘNG NHẤT THỜI MÀ LÀ MỘT QUÁ TRÌNH DIỄN BIẾN PHỨC TẠP NỘI TÂM cũng như BỐI CẢNH ĐA PHƯƠNG DIỆN của bản thân, gia đình và xã hội. Đây là một trong những vấn đề cốt lõi dẫn người nghiện đến với ma túy. Do đó nếu không giải quyết được triệt để những vấn đề này, người nghiện sau khi cai nghiện trở về sẽ rất dễ tái nghiện.


4/ VẤN ĐỀ SỬ DỤNG MA TÚY: Người nghiện ma túy hầu hết đều ở trong tình trạng đói ma túy trường diễn, kể cả sau khi cai nghiện.Hội chứng hồi tưởng, chấn thương tâm lý, tổn thương não bộ, rối loạn hành vi nhân cách rất dễ dẫn người đã cai nghiện đến tái sử dụng ma túy. Do người nghiện ma túy, nếu thiếu ma túy thì chỉ sau 8 - 12 giờ sẽ phát sinh hội chứng cai với tất cả sự đau nhức, hành hạ thân xác và tinh thần nên bằng mọi giá người nghiện phải kiếm đủ tiền để mua ma túy bất chấp hậu quả việc làm của mình, dễ dẫn đến hành vi phạm pháp của đối tượng.


Bốn vấn đề chính nêu trên tác động qua lại lẫn nhau - chúng vừa là nguyên nhân cũng vừa là hậu quả của việc sử dụng ma túy. Nếu chúng ta giải quyết không toàn diện và triệt để sẽ dễ dẫn người đã cai nghiện đến tái nghiện.


Điều trị nghiện ma túy là một sự tổng hợp của nhiều liệu pháp : liệu pháp sinh học, liệu pháp tâm lý (cá nhân, gia đình, nhóm). Tư vấn (cá nhân – gia đình – nhóm) và các liệu pháp y – xã hội. Thiếu sự nghiên cứu đánh giá việc tổng hợp liệu pháp khác nhau làm cho việc điều trị cai nghiện ma túy mang tính chất kinh nghiệm chủ nghĩa.


Thiếu một phương thức chiến lược cho việc điều trị dẫn đến việc đối tượng nghiện ma túy chán nản trong điều trị, thiếu quyết tâm và nghị lực – bỏ điều trị nửa chừng.


B/ ĐỂ GIẢI QUYẾT 04 VẤN ĐỀ NÊU TRÊN, TT Điều dưỡng & Cai nghiện Ma túy Thanh Đa đã áp dụng một CHƯƠNG TRÌNH CAI NGHIỆN ĐA DẠNG, TỔNG HỢP, XUYÊN SUỐT, ĐỒNG BỘ, KHÉP KÍN, LINH HOẠT, KỊP THỜI TÙY THUỘC VÀO TỪNG ĐỐI TƯỢNG bao gồm:

1/ CẮT CƠN, GIẢI ĐỘC, NÂNG CAO SỨC KHỎE.


Cắt cơn nghiện không phải là điều trị thật sự mà chỉ để tạo tiền đề cho một quá trình cai nghiện lâu dài liên tục. Điều trị kịp thời các rối loạn và các bệnh Tâm thần kinh - Lao - HIV/AIDS và các bệnh cơ hội cho người nghiện ma túy.


2/ GIÁO DỤC TRỊ LIỆU:


Nhằm giáo dục - gọt giũa - điều chỉnh - phục hồi nhận thức - hành vi - nhân cách cho người nghiện ma túy. Nội dung công tác giáo dục nhằm hai muc đích:


2.1 Nâng cao nhận thức cho học viên: thông qua dạy văn hóa, học tập các chuyên đề bao gồm: Giáo dục công dân + Giáo dục đạo đức + Giáo dục sức khỏe và cộng đồng + Giáo dục pháp luật, an ninh quốc phòng + Giáo dục truyền thống…


2.2 Trang bị bản lĩnh và kỹ năng sống:  thông qua các chương trình giáo dục về Tư duy tích cực - Tự chủ quản lý bản thân - Nhận thức các giá trị sống (chương trình được sự hỗ trợ của tổ chức UNESCO và UNICEF của Liên hiệp quốc) - Tâm năng dưỡng sinh: thiền định, tập dưỡng sinh - Sinh hoạt trị liệu - Giải trí trị liệu - Hoạt động trị liệu - Huấn nghiệp trị liệu - Lao động trị liệu - Sản xuất trị liệu.


Thực hiện Cộng đồng trị liệu theo phương pháp Daytop (Mỹ)và Môi trường Trị liệu (liệu pháp đặc thù của Trung tâm Thanh Đa) với những tiêu chí cụ thể…


Công tác giáo dục là vấn đề cơ bản nhất trong cai nghiện phục hồi nhằm gọt giũa - điều chỉnh - phục hồi nhận thức - hành vi - nhân cách cho người nghiện ma túy. Công tác giáo dục này phải áp dụng cho đối tượng đang được điều trị chống tái nghiện nhóm Opiats bằng thuốc NALTREXONEhay bằng thuốc METHADONE. Nếu không thực hiện tốt công tác này thì chất lượng cai nghiện sẽ thấp và công tác cai nghiện sẽ rất khó thành công.


3/ TƯ VẤN - TÂM LÝ TRỊ LIỆU: 


Cá nhân - nhóm - gia đình - Giải quyết khủng hoảng ca… nhằm thấu hiểu những diễn biến phức tap của nội tâm cũng như những bối cảnh tiêu cực liên quan đến cá nhân, gia đình và xã hội.


Từ những cơ sở trên, cán bộ điều trị mới có thể giúp người nghiệnnhận thức được bản thân, sửa đổi lỗi lầm, xóa bỏ sự cô độc, mặc cảm, đồng thời thúc đẩy sự tôn trọng lẫn nhau, sự cởi mở, vui vẻ với mọi người, định hướng được cuộc sống và hành động cho tương lai.


         + Cần phải phân biệt TƯ VẤN không phải là ĐIỀU TRỊ TÂM LÝ: (Liệu pháp Tâm lý)


·        TƯ VẤN:


Là một tiến trình tương tác, một cuộc đối thoại giữa đối tượng, gia đình với nhân viên điều trị để nhằm mục tiêu :


       +  Thấu hiểu tình trạng của đối tượngvà gia đình, cảm xúc, nhận thức, hành vi.


      +  Qua đó thúc đẩy thành công người nghiện và gia đình tham gia việc điều trị.


TƯ VẤN giúp ta nhận thức được thực tại, nhấn mạnh vào yếu tố bình thường, từ đó sự trợ giúp phục hồi và giúp cho họ tự tìm ra con đường họ phải đi.


Với định nghĩa như vậy, bất kể là ai có quan tâm đến người nghiện, thì đều làm tư vấn được.


·        ĐIỀU TRỊ TÂM LÝ:


Nhấn mạnh vào việc mất chức năng, chú trọng vào việc phân tích để mưu sự tái thiết. Điều trị tâm lý thì giúp đỡ bệnh nhân đi tới con đường đã được định hướng trước từ những phân tích sâu xa mà có.


Nhân viên điều trị không nên nhầm lẫn Tư vấn Tâm lý với việc Điều trị Tâm lý để cho rằng mình không phải chuyên gia về tâm thần, từ chối tương tác với người nghiện.


Không có tư vấn, không bao giờ nhân viên điều trị có thể hiểu được đối tượng và giúp đỡ họ được.


SO SÁNH TƯ VẤN VÀ LIỆU PHÁP TÂM LÝ :


TƯ VẤN


LIỆU PHÁP TÂM LÝ


- Tính trực tiếp


- Không trực tiếp


- Tính giáo dục


- Gợi mở tư duy


- Hỗ trợ


- Tính cấu trúc lại – Tìm kiếm sựlập lại các hành vi


- Tình hình và sự phát triển


- Tác động mạnh về tâm lý


- Giải quyết các vấn đề


- Phân tích


- Nêu ra những vấn đề về mặt nhận thức


- Suy ngẫm về những hành vi đã qua


- Nhấn mạnh vào cái gì được coi là hành vi tốt và chưa tốt


- Hướng vào vấn đề tồn tại về mặt tình cảm



4/ ĐỂ HỖ TRỢ HỌC VIÊN KHI TRỞ VỀ CỘNG ĐỒNG KHÔNG TÁI SỬ DỤNG MA TÚY, TRUNG TÂM đã TRIỂN KHAI KHOA CHỐNG TÁI NGHIỆN:


Các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc NALTREXONE (là một chất làm MẤT CẢM GIÁC THÈM NHỚ và TÌM KIẾM MA TÚY) KẾT HỢP với KỸ NĂNG TƯ VẤN - TÂM LÝ TRỊ LIỆU - GIÁO DỤC TRỊ LIỆU và các LIỆU PHÁP XÃ HỘI. Kết quả khảo sát cho thấy, sau hơn 4 năm, Khoa đã điều trị cho hơn 1000 học viên, HƠN 72% SỐ HỌC VIÊN CHƯA TÁI NGHIỆN, TRÊN 50% HỌC VIÊN NGOẠI TRÚ ĐÃ CÓ VIỆC LÀM ỔN ĐỊNH.


Trong phương pháp này, việc UỐNG THUỐC NALTREXONE là BIỆN PHÁP HỖ TRỢ. Nếu KHÔNG CÓ BIỆN PHÁP TƯ VẤN - TÂM LÝ TRỊ LIỆU - GIÁO DỤC TRỊ LIỆU - CÁC LIỆU PHÁP XÃ HỘI THÌ KẾT QUẢ CHỐNG TÁI NGHIỆN SẼ RẤT HẠN CHẾ.


        Việc phòng chữa bệnh nghiện ma túy điều trị phục hồi cho đối tượng cai nghiện liên quan đến nhiều chuyên ngành . Việc sử dụng ma túy đã phát sinh những biểu hiện bệnh lý nặng nề, khó khăn trong việc điều trị, trong đó cần sự can thiệp điều chỉnh nhân cách hành vi của đối tượng nghiện ma túy và chống tái nghiện, tìm hiểu nguyên nhân và can thiệp sớm.


5/ CHIẾN LƯỢC TRỊ LIỆU:

-       Các nghiên cứu so sánh và các theo dõi tình trạng điều trị kéo dài (rất ít) nênkhông biết rõ hiệu quả tương đối vàhiệu quả dài hạn của các phương pháp trị liệu.


-       Việc điều trị chứng nghiện ma túy cần thiết phải kết hợp nhiều loại can thiệp khác nhau, kể cả trị liệu cá nhân và tại cộng đồng.


-       Các tác động xã hội, nhằm đấu tranh chống các hành vi nghiện ma túy vàtiếp tục sử dụng ma túy.


-       Trị liệu gia đình thường không đủ nhưng phương pháp trị liệu này cần thiết phải giải phóng thanh thiếu niên khỏi các xung đột gia đình, để cho phép đối tượng chấp nhận một trị liệu cá nhân.


-       Điều trị cá nhân đối tượng phải được thông báo về sự diễn biến của gia đình. Việc điều trị và theo dõi gồm một nhóm điều trị gồm nhiều ngành: y tế – giáo dục – xã hội – quản lý – dạy nghềvàthực hiện bằng nhiều biện pháp khác nhau trong đócần đặt nặng phương thức trị liệu nhóm.


-       Việc điều trị – phục hồi cần một thời gian tương đối dài do tính chất bệnh lý phức tạp. Đối tượng cần sự điều trị của nhiều người với nhiều chức năng khác nhau nên dễ bị tình trạng phân cắt.Do đó, cần phải có sự thống nhất trong cùng một nhóm điều trịvà có chiến lược điều trị cho từng đối tượng cai nghiện ma túy.




Bài 3

SÀNG LỌC – ĐÁNH GIÁ

VÀ LẬP KẾ HOẠCH CHO NGƯỜI NGHIỆN MA TÚY


Để công tác cai nghiện thành công, việc phân loại, đánh giá và lập kế hoạch cho người nghiện ma túy là vô cùng cần thiết. Để đạt được kết quả tốt phải thực hiện các bước sau:


I.       TIÊU CHUẨN ĐIỀU TRỊ HAY MỨC ĐỘ ĐIỀU TRỊ

A.    TIÊU CHUẨN ĐIỀU TRỊ HAY MỨC ĐỘ CHĂM SÓC LÀ GÌ?

Bệnh tật có mức độ nặng nhẹ khác nhau, cho nên việc cung điều trị cũng có nhiều mức độ khác nhau. Mỗi người nghiện đều được chăm sóc phù hợp.


Giữa nhân viên chuyên môn và cán bộ quản lý luôn luôn phải giữ mối lien hệ thông tin thường xuyên, qua đó việc thay đổi cách điều trị do những tình hình hiện tại của học viên đã thay đổi.


Việc đồng ý cho người nghiện có quyền ý kiến và tham gia vào môi trường điều trị của mình là điều nên làm, bởi bằng cách đó, học viên thể hiện trách nhiệm thamn gia của mình.


B.    CÁC KHÍA CẠNH ĐÁNH GIÁ ĐỂ QUYẾT ĐỊNH MỨC ĐỘ CHĂM SÓC:

Việc đánh giá người nghiện gồm 6 điều cơ bản:


1.   Nguy cơ xuất hiện hội chứng cai:


   - Có khả năng xảy ra tai biến do một bệnh khác lúc lên cơn vã thuốc.


   - Đang có dấu hiệu của hội chứng cai.


   - có thể cắt cơn được không?


2.   Rối loạn sinh học: Ngoài hội chứng cai người nghiện có


             - Bệnh cơ hội hoặc các bệnh mãn tính từ trước không?


3.   Trạng thái cảm xúc/ hành vi và những biến chứng:


             - Có bệnh tâm thần.


             - Có vấn đề tâm lý ảnh hưởng đến việc điều trị để trở nên phức tạp.


             - Nếu có thì những bệnh trên có cản trở quá trình điều trị không?


4.   Chấp nhận/ Không tiếp nhận điều trị:


             - Người nghiện có tự nguyện điều trị hay bị cưỡng bức điều trị?


             - Thái độ người nghiện với việc điều trị: có chán nãn, lo lắng hay quyết tâm cai nghiện.


5.   Tái nghiện/ Nguy cơ tiếp tục sử dụng ma túy:


             - Tâm trạng người nghiện cực kỳ chán nản.


             - Thiếu tin tưởng vào việc cai nghiện.


  - Còn nhiều vấn đề tồn tại chưa giải quyết được ảnh hưởng đến tâm lý người nghiện khi đến trung tâm cai nghiện.


             - Yếu tố nguy cơ và yếu tố bảo vệ cho đối tượng cai nghiện.


             - Người nghiện tin tưởng gì sau khi rời trung tâm.


6.   Môi trường cho sự phục hồi:


             - Thái độ của các thành viên trong trung tâm tác động trên tư tưởng người nghiện.


             - Sự giúp đỡ sau khi ở trung tâm về của gia đình, xã hội thế nào?


             - Người nghiện có tự tin, có khả năng giải quyết các khó khăn không?


C.    CÁC MỨC ĐỘ CHĂM SÓC:


      Gồm 5 mức độ chăm sóc:


             - Mức độ I:       nhẹ, dựa vào cộng đồng.


             - Mức độ II:      nhẹ, dựa vào cộng đồng học viên được điều trị 9 giờ/ tuần.


             - Mức độ III:     còn nhẹ, cơ may khỏi còn cao, dựa vào cộng đồng


                    Mức độ II.1   : Tương đối nhẹ, điều trị, giáo dục trên 9 giờ / tuần


                    Mức độ II.2   :Tương đối đã nặng, điều trị giáo dục trên 3 giờ / ngày.


             - Mức độ IV:     Nghiện nặng phải vào trung tâm


                    Mức độ III.1 : Nhập Trung tâm nhận chương trình điều trị


                    Mức độ III.2 :       Nhập Trung tâm phải theo dõi 24/24. Có khả năng điều trị bằng methadone.


             - Mức độ V:      Nghiện nặng + bệnh tâm thần


                                      Theo dõi chăm sóc 24/24, điều trị phục hồi


                                      Đồng thời chữa bệnh tâm thần.



 II.ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ:


Đánh giá kết quả điều trị là điều không thể thiếu được trong kế hoạch điều trị. Việc đánh giá định kỳ sẽ giúp chúng ta:


1.  Hiểu rõ hơn về đối tượng, ưu khuyết nhược điểm – các vấn đề tâm sinh lý còn tiềm tàng, từ đó thay đổi chương trình điều trị cho phù hợp.


2.  Xác định lại mức độ chăm sóc đối tượng. Ví dụ: qua phân loại và điều trị ban đầu, chúng ta nghĩ rằng đối tượng nghiện nhẹ. Song sau một thời gian, chúng ta phải thay đổi mức độ chăm sóc và biện pháp điều trị nếu có dấu hiệu chứng tỏ bệnh nhân đã không khai thật từ lúc ban đầu.


3.  Từ hai điều nhận thức trên, hiệu quả điều trị sẽ được nâng cao.


A. CÁC THỜI ĐIỂM PHẢI ĐÁNH GIÁ:

Việc đánh giá kết quả đòi hỏi phải sử dụng một biểu mẫu câu hỏi giống nhau để hỏi đối tượng trong từng thời điểm như sau:


1.  Bệnh nhân bắt đầu điều trị


Ngoài việc điều tra để nắm bắt thông tin về toàn bộ con người của đối tường, cũng như tình trạng nghiện của đối tượng, công tác đánh giá cần được tiến hành ngay khi đối tượng được bắt đầu điều trị cắt cơn. Đây là bảng đánh giá đầu tiên. Những thông tin trên này sẽ được sử dụng làm mốc so sánh với những bảng đánh giá sau này.


2.  Khi bệnh nhân nhập khu sinh hoạt hằng ngày


Họ đước đánh giá lần thứ hai, và kết quả này được đem ra so sánh với lần đầu tiên.


3.  Khi bệnh nhân đang ở giai đoạn điều trị.


Họ được đánh giá lần thứ 3. Các thông tin này cũng được so sánh với những lần trước.


4.   Khi bệnh nhân ở cuối chương trình  điều trị


Họ được đánh giá lần cuối trước khi rời trung tâm – các thông tin này sẽ được so sánh với các thông tin lần đầu để hiểu được quá trình tiến bộ của họ.


5.   Theo dõi đánh giá ba tháng sau cai khi bệnh nhân trở về nhà.


Đây là thời điểm thích hợp với điều kiện của chúng ta. Nếu bệnh nhân đã tái nghiện, rõ ràng họ cần tư vấn và động viên tái cai, còn nếu họ đang tốt đẹp, chúng ta giúp đỡ họ củng cố nhận thức hành vi.


B.  NHỮNG ĐỐI TƯỢNG NÀO CẦN ĐÁNH GIÁ:


Về nguyên tắc, tất cả mọi đối tượng được điều trị đều được đánh giá. Trong thực tế nếu đối tượng quá đông, trường hợp này rất khó đánh giá, chúng ta nên phân loại những nhóm người nghiện, và sau đó đánh giá mẫu đối tượng đại diện mà thôi.


Ví dụ:


-       Đánh giá những đối tượng được chọn làm điểm.


-       Hoặc đánh giá những đối tượng tỏ ra hợp tác với kế hoạch điều trị, hoàn tất chương trình điều trị.


-       Hoặc đánh giá những đối tượng tỏ ra bất hợp tác, bỏ dở điều trị.


C.  CƠ SỞ ĐÁNH GIÁ:


Có rất nhiều hệ thống đánh giá cực kì phức tạp, chưa thích hợp với chúng ta. Chúng ta nên đặt ra một hệ thống đánh giá đơn giản. một hệ thống đánh giá đơn giản cần qua những khía cạnh sau:


·      Các đối tượng tham gia duy trì điều trị, số ngày tham gia.


·      Các đối tượng kết thúc chương trình điều trị, số ngày tham gia.


·      Sự hài lòng của đối tượng đối với chương trình điều trị.


Chúng ta đều biết rằng không một người nghiện nào hài lòng khi họ bắt đầu điều trị và càng tăng lên nếu đối tượng muốn bỏ dở điều trị.


Kết quả sự đánh giá khách quan với mức độ hài lòng của đối tượng cho phép chúng ta dự báo người nào sẽ bỏ dỡ điều trị, người nào đạt được kết quả.


Kết quả của sự đánh giá không chỉ nhằm mục đích thu thập thông tin để thống kê hay báo cáo, mà những kết quả ấy còn phải được sử dụng để nâng cao chất lượng điều trị hay thay đổi chương trình điều trị cho thích hợp với đối tượng.


Để đạt được các mục tiêu nêu trên, sự đánh giá cần được tiến hành trên 3 khía cạnh:


1.   Hiệu lực của điều trị căn cứ vào các tiêu chuẩn sau:


Bảng tự đánh giá của đối tượng gồm các mặt hành vi, cảm xúc, thái độ, mức độ thèm ma túy. Kinh nghiệm cho thấy trong 3 tháng đầu, bệnh nhân rất cường điệu, tự đánh giá rất cao. Sau đó sự trung thực dần trở lại, mức độ đánh giá sẽ thấp hơn.


a)   Đánh giá tinh thần và thái độ lao động.


b)   Đánh giá tinh thần chấp hành nội quy.


c)   Đánh giá các mối quan hệ với tập thể.


d)   Đánh giá mối quan hệ với nhân viên tư vấn.


e)   Đánh giá mức đội cảm xúc tâm lý.


f)     Đánh giá mức độ tình cảm với gia đình.


g)   Đánh giá khía cạnh giáo dục dạy nghề.


h)   Đánh giá y khoa về sức khỏe chung.


2.   Hiệu quả của điều trị


Nên sử dụng cách đơn giản như sau:


1)   Tự nguyện thực sự: cộng tác với chương trình điều trị, có tiến bộ.


2)   Còn lưỡng lự chưa dứt khoát trong việc cai nghiện ma túy.


3)   Không muốn cai: không có dấu hiệu tiến bộ.


3.   Sự hài lòng của đối tượng


Cho phép chúng ta dự đoán trước về kết quả điều trị.


MỘT VÍ DỤ VỀ KẾT QUẢ ĐÁNH GIÁ SAU 5 GIAI ĐOẠN ĐIỀU TRỊ


-         Thời gian điều trị chưa đủ/đủ.


-         Sử dụng ma túy giảm/ tăng/ ngừng hẳn sau khi điều trị.


-         Dính líu đến luật pháp trước và sau điều trị.


-         Hoạt động có ích với xã hội trước và sau điều trị.


-         Mức độ hài lòng về lối sống của mình trước và sau điều trị.


-         Thất bại trong điều trị (biện pháp thay thế mesthadone như một biện pháp nhân bản hơn là cho bệnh nhân vào tù).


III.LẬP KẾ HOẠCH ĐIỀU TRỊ:


Việc lập kế hoạch được tiến hành ngay sau khi đã nắm bắt những thông tin về người nghiện. Cần cho đối tượng tham gia vào việc xây dựng kế hoạch điều trị cho chính mình.


Chính người nghiện là thành viên có trạch nhiệm trong việc điều trị cho chính mình, thậm chí ngay cả khi họ không muốn điều trị, chúng ta cũng phải để họ tham gia bước đầu vào những mục tiêu sơ khởi, và sẽ nâng dần trách nhiệm họ lên cao trong quá trình tiến hành kế hoạch.


1. Lập kế hoạch điều trị : cần 3 giai đoạn :


-         Mục tiêu cụ thể cho từng giai đoạn.


-         Yêu cầu bệnh nhân tuân thủ các mục tiêu đề ra.


-         Phương pháp tiến hành và cung ứng dịch vụ.


1.1 Mục tiêu cụ thể từng giai đoạn :


Mỗi bệnh nhân, phải có một kế hoạch đề ra mục tiêu theo từng giai đoạn, theo dữ liệu thông tin có được, ví dụ một bệnh nhân bệnh nặng, tâm lý tuyệt vọng thì có thể 3 mục tiêu như sau :


-         Ngưng sử dụng ma túy, tăng cường sức khỏe


-         Cải thiện tâm trạng qua tâm lý, giáo dục, thuyết phục.


-         Về khía cạnh y khoa, điều trị những bệnh kèm theo.


1.2 Yêu cầu bệnh nhân tuân thủ các mục tiêu đề ra.


Mục tiêu ngưng sử dụng ma túy: làm trong sạch môi trường yêu cầu bệnh nhân duy trì tình trạng cai, cộng tác với kế hoạch điều trị, sinh hoạt tư vấn cá nhân hay tư vấn nhóm, sinh hoạt nhóm.


-         Mục tiêu điều chỉnh tâm lý: yêu cầu và khuyến khích bệnh nhân phát biểu, bảy tỏ cảm xúc, ước muốn – để động viên – giải thích và có biện pháp giúp đỡ hữu hiệu.


-         Với mục tiêu điều trị bệnh : bắt buộc khám chữa bệnh.


1.3 Phương pháp :


Phương pháp thực hiện tùy theo mục tiêu và yêu cầu. Nhóm chuyên viên điều trị sẽ phác thảo kế hoạch thực hiện như :


-         Giúp đỡ bệnh nhân cắt cơn, hồi phục sức khỏe.


-         Điều chỉnh tâm lý, cần nắm vững những thông tin bệnh nhân còn ẩn giấu, khuyến khích, thuyết phục.


-         Điều trị các bệnh mãn tính – Các bệnh cơ hội và các rối loạn tâm sinh lý sau cắt cơn.


2. Các thời điểm thực hiện kế hoạch điều trị :


-         Trong việc lập kế hoạch điều trị cần tiến hành ngay khi đối tượng vào Trung Tâm.


-         Định hướng cho điều trị, bao gồm việc hướng dẫn và bám sát đối tượng trong quá trình điều trị.


-         Theo dõi sau cai (khi đối tượng trở về cộng đồng)


2.1 Tiến hành ngay khi đối tượng vào Trung tâm :


Nhân viên tiếp nhận phải đánh giá tức thời tình trạng của đối tượng, và căn cứ vào đó đề ra kế hoạch cụ thể: phân loại, định múc độ chăm sóc thích hợp và đánh giá kết quả điều trị


a)   Xác định mức độ chăm sóc thích hợp :  đánh giá sơ bộ ban đầu.


b)   Đánh giá sau khi cắt cơn xong :


-         Đối tượng đã ổn định chưa?


-         Những triệu chứng gì đang còn tồn tại hiện nay?


-         Tình trạng hiện tại và ước muốn?


2.2 Thành lập đội ngũ điều trị cho đối tượng.


Mỗi đối tượng có những vấn đề riêng biệt,


Việc điều trị toàn diện bệnh lý – tâm lý – sinh học – xã hội đòi hỏi một đội ngũ điều trị chuyên nghiệp, đa năng. Tùy theo rối loạn của đối tượng mà chuyên môn ngành nào, ngành ấy phải giải quyết.


Việc phối hợp công tác phải ở một thể thống nhất khi đánh giá nhu cầu điều trị cho đối tượng.


a)   Mỗi đối tượng phải có và phải hiểu mô hình điều trị của mình, mục tiêu mình muốn đạt đến.


b)   Hiểu được mô hình điều trị của nhân viên khác, cũng như mục tiêu chung của cả nhóm.


c)   Hiểu rõ cách kết hợp lĩnh vực của mình với lĩnh vực chuyên môn của người khác.


d)   Tránh được biện pháp của mình có mâu thuẫn với biện pháp của nhân viên khác.


Sau đây là ví dụ phối hợp của nhóm điều trị gắn bó về một trường hợp cắt cơn xong 2 tháng: đối tượng suy sụp, không cộng tác với điều trị:


-         Nhân viên giáo dục tìm hiểu ngoài sự suy sụp sinh lý sau khi cắt cơn còn có vấn đề gì nữa không, động viên khích lệ đối tượng: an ủi họ rằng thời điểm của giai đoạn phục hồi, tâm trạng chán nản là điều thường thấy.


-         Nhân viên y tế xác định tình trạng bệnh lý của đối tượng.


-         Thảo luận với nhân viên dạy nghề về tình trạng của đối tượng.


-         Trao đổi với nhân viên quản lý để tìm hiểu liệu môi trường quản lý có làm thương tổn tâm lý đối tượng không.


-         Trao đổi với nhân viên tâm lý để đánh giá phân tích sâu hơn.


-         Sau cùng đưa ra được cơ cấu và định hướng cho điều trị tiếp theo với đối tượng, giám sát đối tượng trong suốt quá trình điều trị.


3. Các lợi ích của việc lập kế hoạch điều trị:

Một kế hoạch điều trị đúng sẽ phải triển khai điều trị theo hướng tốt và toàn diện. Qua kế hoạch điều trị, cả đối tượng lẫn nhân viên điều trị đều có lợi ích.


-         Đa số những người nghiện đều không biết làm sao để cai. Việc cho họ tham gia vào nhóm điều trị sẽ làm họ yên tâm và cộng tác với kế hoạch. Như vậy cơ may thành công rất cao.


-         Người nghiện hiểu những mục tiêu ngắn hạn và dài hạn do chương trình đề ra. Họ được thông báo trước những kế hoạch mà họ phải vượt qua. Vì vậy họ có chuẩn bị về tâm lý để phấn đấu.


-         Người nghiện hiểu được những mục tiêu dài hạn dành cho họ, cũng như các mục tiêu họ phải phấn đấu để vươn tới như một điều kiện tiên quyết để được trở về với gia đình.


II. CÁC TIÊU CHUẨN ĐIỀU TRỊ VÀ CÁC HÌNH THỨC CHĂM SÓC :

A.  ĐỊNH NGHĨA:


Những tài liệu (Phần II+III) sẽ được trình bày ở đây là tóm tắt một phần hay trích dẫn nguyên văn tài liệu: “Đánh giá tiêu chuẩn của người nghiện trong việc điều trị tình trạng tối loạn do việc sử dụng các chất ma túy gây ra” năm 1991 và tài liệu “Đánh giá tiêu chuẩn của người nghiện trong việc điều trị những rối loạn có liên quan đến ma túy” tái bản lần 2 năm 1996 của HIỆP HỘI NGHIÊN CỨU VỀ NGHIỆN MA TÚY CỦA HOA KỲ. Những tiêu chuẩn này đại diện cho những phương pháp được nghiên cứu và áp dụng nhiều nhất trong việc xác định chính xác mức độ chăm sóc cho đối tượng nghiện ma túy. Đây là kết quả nghiên cứu trong suốt 10 năm của những tổ chức Quốc gia, Tổ chức Liên Bang trên toàn nước Mỹ và nó đã được công nhận của hầu hết các Cơ sở Y tế, tổ chức điều trị cai nghiện, các Công ty Bảo hiểm (Tổ chức quản lý dịch vụ chăm sóc), những tổ chức bảo đảm quyền lợi của người nghiện trong việc điều trị.


1/ Việc đánh giá tiêu chuẩn điều trị cho phép chúng ta tìm ra mức độ chăm sóc thích hợp cho người nghiện ma túy.


2/ “Mức độ chăm sóc” này được định nghĩa là “Mức độ tăng dần các dịch vụ trợ giúp của môi trường và lâm sàng phối hợp lẫn nhau hoặc riêng rẽ với nhau”


3/ Mức độ chăm sóc được xây dựng dựa trên một danh mục mà ta gọi là “Các hình thức chăm sóc”


B. CÁC HÌNH THỨC SĂN SÓC VÀ ĐIỀU TRỊ :


Một số nét cơ bản :


1/ Bệnh lý thì có mức độ nặng nhẹ khác nhau và việc cung cấp dịch vụ điều trị cũng có mức độ khác nhau tương ứng (Mức độ chăm sóc)


2/ Thống nhất đồng bộ giữa những người cung cấp dịch vụ điều trị (nhân viên chuyên môn và cán bộ quản lý) ở từng mức độ chăm sóc khác nhau.


3/ Việc điều trị dựa vào cộng đồng luôn luôn là xuất phát điểm cho bất kỳ đối tượng nào cần được chăm sóc.


4/ Những tiêu chuẩn đánh giá đối tượng càng cụ thể thì danh mục các dịch vụ chăm sóc càng khách quan, dễ nhận biết.


5/ Tiến trình thực hiện biện pháp trong danh mục theo nhu cầu của đối tượng và điều đó là hoàn toàn hợp lý.


6/ Không có thời gian cố định cho bất kỳ mức độ chăm sóc cụ thể nào.


7/ Bất kỳ khi nào có thể, người nghiện đều có quyền được tham gia một môi trường điều trị ít bị gò bó, ức chế nhất, nơi mà việc điều trị cai nghiện được tổ chức sao co có thể tối đa hóa những vấn đề sau:


- Tiếp tục tham gia cùng với sự trợ giúp của cộng đồng.


- Tham gia quyết định chương trình điều trị của riêng mình.


C. CÁC GIAI ĐOẠN CẦN CAN THIỆP:

1/ Can thiệp giai đoạn sớm:


-         Dựa vào cộng đồng


-         Đánh giá và đề xuất điều trị


-         Can thiệp sớm


-         Giảm tác hại


-         Vươn xa hơn: Tích cực tuyên truyền bệnh nhân đi điều trị


-         Giáo dục tác hại tệ nạn nghiện ma túy để quần chúng cảnh giác, đối tượng nhận biết tác hại ma túy.


-         Chăm sóc sau cai


-         Phòng ngừa tái nghiện.


2/ Can thiệp mức độ I :


-         Dựa vào cộng đồng


-         Dịch vụ cho người nghiện ngoại trú


-         Dịch vụ điều trị và phục hồi


-         Mỗi người nghiện được điều trị dưới 9 giờ 1 tuần


3/ Can thiệp mức độ II :


-         Dựa vào cộng đồng


* Mức độ II.1 :


-         Dịch vụ chăm sóc tích cực người nghiện ngoại trú


-         Dịch vụ điều trị và phục hồi


-         Mỗi người nghiện được điều trị trên 9 giờ tuần


* Mức độ II.2 :


-         Người nghiện ngoại trú có nằm viện một thời gian


-         Việc điều trị lâm sàng tích cực được tiến hành trên 20 giờ 1 tuần


4/ Can thiệp mức độ III


- Không dựa vào cộng đồng


* Mức độ III.1 :


-         Dịch vụ điều trị nội trú có sự quản lý về lâm sàng ở mức độ trung bình


-         Mô hình “Điều trị mở”


-         Tối thiểu 5 giờ điều trị mỗi tuần


-         Tập trung vào việc tái hoà nhập cộng đồng trong tình trạng không sử dụng ma túy, quay lại làm việc, học tập và cuộc sống gia đình.


-         Gặp mặt song phương, họp nhóm bạn giúp bạn.


* Mức độ III.2:


-         Dành cho đối tượng nặng


-         Dịch vụ điều trị nội trú có sự quản lý tích cực về lâm sàng


-         Mô hình “Cộng đồng trị liệu”


-         Môi trường phục hồi được thiết kế chặt chẽ


-         Dịch vụ điều trị lâm sàng với trình độ chuyên môn từ trung bình đến cao


-         Niềm tin rằng cộng đồng trị liệu là một yếu tố điều trị


-         Nâng cao ý thức trách nhiệm của đối tượng, thay đổi cá tính.


* Mức độ III.3:


-         Dành cho đối tượng rất nặng


-         Dịch vụ chăm sóc điều trị nội trú có sự quản lý tích cực về mặt y tế


-         Tập trung vào mô hình điều trị y tế


-         Môi trường phục hồi được thiết kế chặt chẽ


-         Đội ngũ nhân viên điều trị có ý thức kỷ luật cung cấp dịch vụ theo dõi 24 giờ / ngày


-         Người nghiện với những rối loạn y – sinh học và những biến chứng về cảm giác, hành vi


-         Phương pháp trị liệu bằng chất đối kháng


5/  Can thiệp mức độ IV:


-         Dịch vụ điều trị nội trú có sự quản lý tích cực về y tế


-         Lên kế hoạch theo dõi y khoa suốt 24 giờ bao gồm đánh giá, chăm sóc và điều trị.


-         Mức độ chăm sóc này có ở:


+       Dịch vụ cấp cứu ở bệnh viện đa khoa cho người nội trú


+       Viện cấp cứu tâm thần hay bộ phận cấp cứu tâm thần trong bệnh viện đa khoa


+       Cơ sở, đơn vị được chỉ định làm công tác cai nghiện (Trung tâm cai nghiện)


6/ Những khía cạnh của việc đánh giá: Gồm 6 vấn đề được đánh giá với mức độ khác nhau – từ đó cho phép:


-         Chuyển người nghiện từ chương trình điều trị dựa vào cộng đồng này sang một chường trình điều trị dựa vào cộng đồng khác hay một mức độ chăm sóc khác phù hợp hơn.


II. ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ ĐIỀU TRỊ :


1.   Ngộ độc cấp tính và nguy cơ xuất hiện hội chứng cai


2.   Những rối loạn y – sinh học và biến chứng (các bệnh phối hợp)


3.   Tình trạng cảm xúc hành vi và những biến chứng


4.   Viêc chấp nhận/ không chấp nhận điều trị


5.   Tái nghiện/ nguy cơ tiếp tục sử dụng ma tuý


6.   Môi trường: Cộng đồng, tình hình ma tuý ở địa phương


Những khía cạnh của việc đánh giá:


A. NGỘ ĐỘC CẤP TÍNH NGUY CƠ XUẤT HIỆN HỘI CHỨNG CAI VÀ CÁC BỆNH CƠ HỘI KÈM THEO:


1.     Những nguy cơ đi kèm với tình trạng ngộ độc cấp tính


2.     Nguy cơ hội chứng cai (Số lượng, số lần sử dụng, gần đây đối tượng cai nghiện như thế nào?)


3.     Có xuất hiện những dấu hiệu của hội chứng cai hay không?


4.     Được giúp đỡ trong quá trình cắt cơn giải độc


5.     Rối loạn y – sinh học và những biến chứng


6.     Các bệnh cơ hội khác ngoại hội chứng cai


7.     Các bệnh mãn tính ngoài hội chứng cai


8.     Chăm sóc tình trạng bệnh lý và hội chứng cai


B. TRẠNG THÁI CẢM XÚC/ HÀNH VI VÀ NHỮNG BIẾN CHỨNG:


1.     Việc điều trị trở nên phức tạp nếu người nghiện mắc bệnh tâm thần hay rối loạn cảm xúc – tâm lý hành vi


2.     Người nghiện có mắc những bệnh mãn tính, bệnh cơ hội đều ảnh hưởng đến công tác điều trị - Không được bỏ sót các bệnh này.


C. VIỆC CHẤP NHẬN, KHÔNG CHẤP NHẬN ĐIỀU TRỊ CẦN XÁC ĐỊNH RÕ:


1.   Người nghiện quyết tâm điều trị không?


2.   Người nghiện có cảm thấy bị cưỡng bức khi phải điều trị không?


3.   Người nghiện đã sẵn sàng thay đổi như thế nào khi được giải thích rõ các vấn đề?


4.   Người nghiện có biểu hiện chấp nhận điều trị là do bị cưỡng ép hay tự nguyện?


5.   Người bệnh lo âu, chán nản về vấn đề nghiện của mình như thế nào?


D. VIỆC TÁI NGHIỆN VÀ NGUY CƠ TIẾP TỤC SỬ DỤNG MA TUÝ:


1.   Người nghiện có tâm trạng cực kỳ chán nản không?


2.   Người nghiện có tiếp tục sử dụng ma tuý không?


3.   Người nghiện có nắm được kỹ năng nhằm đương đầu với nguy cơ tái nghiện hay tiếp tục sử dụng ma tuý không?


4.   Những vấn đề tồn đọng và tác nhân gây ức chế đã được giải quyết trước khi họ được an toàn xuất viện như thế nào?


5.   Nhận thức của đối tượng về nguyên nhân và quá trình cai nghiện, về cách đối phó với cảm giác thèm thuốc và kiểm soát tính bốc đồng.


Nghiên cứu thực trạng tái nghiện rượu giai đoạn 2006 – 2010

NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG TÁI NGHIỆN RƯỢU

TRÊN NHỮNG BỆNH NHÂN NGHIỆN RƯỢU

ĐÃ ĐIỀU TRỊ TẠI VIỆN SỨC KHỎE TÂM THẦN

GIAI ĐOẠN 2006 - 2010


Tóm tắt:

Mục tiêu: Mô tả thực trạng tái nghiện rượu trên những bệnh nhân nghiện rượu đã điều trị tại Viện Sức khỏe Tâm thần (VSKTT) giai đoạn 2006 - 2010 và phân tích một số yếu tố ảnh hưởng đến việc tái nghiện rượu ở những bệnh nhân trên.
Đối tượng và phương pháp : Nghiên cứu mô tả các bệnh nhân nghiện rượu đã điều trị tại VSKTT - giai đoạn 2006 - 2010, ra viện cách thời điểm nghiên cứu ít nhất 1 năm, hiện cư trú tại các quận nội thành Hà Nội. Thời gian nghiên cứu: 04 - 08/2011.
Kết quả và kết luận: 62,8% đối tượng nghiên cứu đã tái nghiện rượu trong thời gian 12 tháng sau điều trị tại VSKTT, tỷ lệ tái nghiện cao nhất trong 3 tháng đầu sau điều trị (42,9 %). Trong nhóm đối tượng tái nghiện rượu, phần lớn có số lần cai nghiện từ 4 lần trở lên (51,9%); lượng rượu uống trung bình trong ngày, tính theo đơn vị rượu chuẩn: 15,01±13,54; rượu trắng 30-400 là loại rượu sử dụng phổ biến nhất. Lý do tái nghiện rượu chủ yếu là thèm nhớ (61,9%). 74,1% đối tượng tái nghiện rượu hút thuốc lá thường xuyên. Rối loạn trầm cảm làm tăng tỷ lệ tái nghiện rượu. Việc điều trị chống tái nghiện rượu chưa được hướng dẫn và chưa có hệ thống , hiệu quả điều trị chống tái nghiện chưa cao.


I. Đặt vấn đề


Lạm dụng và nghiện rượu làm tăng nguy cơ mắc nhiều bệnh tật, tai nạn thương tích và ảnh hưởng đến đời sống kinh tế, xã hội. Theo Tổ chức Y tế Thế giới năm ( 2005) lạm dụng rượu chiếm 4% gánh nặng bệnh tật toàn cầu. Chi phí để giải quyết các hậu quả do rượu gây ra  ở Anh và Nhật Bản chiếm khoảng 6 tỷ USD/năm, ở Mỹ con số này là 190 tỷ USD/năm. Ở Việt Nam chi phí cho rượu hàng năm vào khoảng 6.000 tỷ đồng.


Mặc dù trong những năm gần đây, nhiều nước trên thế giới đã có các chương trình tuyên truyền về tác hại của việc lạm dụng rượu cũng như áp dụng nhiều biện pháp điều trị cai nghiện và chống tái nghiện nhưng tỉ lệ lạm dụng và nghiện rượu vẫn tiếp tục gia tăng . Một phần do số người mới nghiện  tăng lên nhưng mặt khác do số người sau khi đã cai rượu, vì lí do nào đó quay trở lại sử dụng ở nhiều mức độ khác nhau. Một số nghiên cứu trên thế giới đã đề cập đến vấn đề tái nghiện rượu sau cai và đều thấy rằng phần lớn những người nghiện rượu tái nghiện trong vòng sáu tháng. Việc tái nghiện chịu ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố nhưng các tác giả thường đề cập đến bốn nhóm  chính: yếu tố sinh học, các đặc điểm tâm lý cá nhân, ảnh hưởng của gia đình, xã hội và vấn đề điều trị dự phòng chống tái nghiện rượu.


Ở Việt Nam đến nay chưa có nghiên cứu nào tìm hiểu sâu về vấn đề tái nghiện rượu ở những người đã được cai nghiện tại cơ sở y tế. Chúng tôi tiến hành nghiên cứu này nhằm mô tả thực trạng tái nghiện trên những bệnh nhân nghiện rượu đã điều trị tại Viện Sức khỏe Tâm thần giai đoạn 2006 - 2010 và phân tích một số yếu tố ảnh hưởng đến việc tái nghiện rượu ở những bệnh nhân trên.


II. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu


- Đối tượng nghiên cứu: Các bệnh nhân bị rối loạn tâm thần và hành vi do sử dụng rượu, thỏa mãn tiêu chuẩn chẩn đoán nghiện rượu theo ICD-10F, đã được điều trị tại Viện Sức khỏe Tâm thần - Bệnh viện Bạch Mai giai đoạn 2006 - 2010, ra viện cách thời điểm nghiên cứu ít nhất 1 năm, hiện cư trú tại các quận nội thành Hà Nội. Thời gian nghiên cứu: 04 - 08/2011.


- Phương pháp nghiên cứu:


+ Nghiên cứu mô tả những bệnh nhân nghiện rượu đã điều trị tại Viện SKTT.


+ Phương pháp thu thập số liệu: Nghiên cứu bệnh án các bệnh nhân bị rối loạn tâm thần và hành vi do sử dụng rượu đã được điều trị nội trú tại Viện Sức khỏe Tâm thần từ năm 2006 đến 2010 lưu tại phòng Kế hoạch tổng hợp - Bệnh viện Bạch Mai, lựa chọn những bệnh nhân thỏa mãn tiêu chuẩn lựa chọn, từ địa chỉ và số điện thoại ghi trong hồ sơ bệnh án liên hệ trước với bệnh nhân và người nhà bệnh nhân để hẹn phỏng vấn trực tiếp. Hướng dẫn bệnh nhân làm trắc nghiệm tâm lý: test Beck, test Zung.


+ Số liệu thu thập được phân tích và xử bằng phần mềm SPSS 16.0.


III. Kết quả


Trong giai đoạn 2006 - 2010, Viện Sức khỏe Tâm thần có 95 bệnh nhân bị rối loạn tâm thần và hành vi do sử dụng rượu, thỏa mãn tiêu chuẩn chẩn đoán nghiện rượu theo ICD-10F, ra viện cách thời điểm nghiên cứu ít nhất 1 năm, hiện cư trú tại các quận nội thành Hà Nội. Sau khi tiến hành thu thập số liệu, chúng tôi thấy có 32 bệnh nhân không liên lạc được (do địa chỉ và số điện thoại lưu trong hồ sơ bệnh án không chính xác), 5 bệnh nhân hiện không ở Hà Nội, 6 bệnh nhân không hợp tác, 2 bệnh nhân đang đi trại cai nghiện Heroin, 7 bệnh nhân đã mất và chỉ có 43 bệnh nhân được lấy vào mẫu nghiên cứu.


1. Thực trạng tái nghiện rượu


. Tỉ lệ tái  nghiện rượu: Số đối tượng tái nghiện rượu là 27/43, chiếm tỷ lệ cao 62,8%.


. Loại rượu thường sử dụng và lượng rượu uống trung bình/ngày ở nhóm tái nghiện


Bảng 1: Loại rượu bia thường sử dụng và lượng rượu uống trung bình/ngày

Loại rượu bia thường sử dụng

Tái nghiện

Số lượng

Tỉ lệ %

Rượu 40 độ

13

48,2

Rượu 30 độ

12

44,4

Rượu vang, sâm banh 20 độ

1

3,7

Rượu vang, sâm banh 13 độ

5

18,5

Bia lon 4 - 5 độ

0

0

Bia hơi dưới 3 độ

9

33,3

Khác

1

3,7

Lượng rượu trung bình/ngày (đơn vị rượu chuẩn) *±SD: 15,01 ± 13,54

- Loại rượu các đối tượng tái nghiện thường sử dụng nhất là rượu trắng 30-400


- Lượng rượu uống trung bình trong ngày rất cao: 15,01 ± 13,54


Sử dụng chất gây nghiện kết hợp


Bảng 2. Sử dụng chất gây nghiện kết hợp

Chất gây nghiện

Tái nghiện

Số lượng

Tỉ lệ %

Thuốc lá

20

74,1

Chất khác

0

0

Không sử dụng

7

25,9

Tổng

27

100

- Chất gây nghiện duy nhất được sử dụng kết hợp ở những đối tượng nghiên cứu tái nghiện rượu là thuốc lá, chiếm 74,1%.


Một số yếu tố ảnh hưởng đến tái  nghiện rượu


Bảng 3.  Mối liên quan giữa số lần cai nghiện rượu và tái nghiện rượu

Số lần cai

nghiện rượu

Tái nghiện

Chưa tái nghiện

p

n

%

n

%

1 lần

8

29,6

11

68,8

< 0,05

2 lần

3

11,1

3

18,8

3 lần

2

7,4

1

6,2

≥ 4 lần

14

51,9

1

6,2

- Nhóm tái nghiện có số lần cai nghiện rượu từ 4 lần trở lên cao hơn đáng kể so với nhóm chưa tái nghiện, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê, với p < 0,05.


Bảng 4.  Mối liên quan giữa sang chấn tâm lý, cảm giác thèm nhớ và tái nghiện rượu

Biến số

Tái nghiện

Chưa tái nghiện

p

n

%

n

%

SCTL

10

37

1

6,3

< 0,05

Không

17

63

15

93,7

Cảm giác thèm nhớ

20

74,1

6

37,5

< 0,05

Không

7

25,9

10

62,5

- Tỷ lệ gặp sang chấn tâm lý ở nhóm tái nghiện cao hơn rõ rệt so với nhóm chưa tái nghiện, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0,05.


- Tỷ lệ xuất hiện cảm giác thèm nhớ ở nhóm đối tượng tái nghiện rượu cao hơn rõ rệt so với nhóm đối tượng chưa tái nghiện, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0,05.


 

Bảng 5.  Mối liên quan giữa rối loạn tâm thần phối hợp và tái nghiện rượu

 

Rối loạn tâm thần

Tái nghiện

Chưa tái nghiện

 

p

n

%

n

%

Rối loạn trầm cảm

Không

16

59,3

15

93,8

< 0,05

Nhẹ

5

18,5

1

6,2

Vừa

6

22,2

0

0

Nặng

0

0

0

0

 - Có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về rối loạn trầm cảm giữa nhóm tái nghiện và nhóm chưa tái nghiện rượu, với p < 0,05. Tỷ lệ rối loạn trầm cảm mức độ nhẹ và vừa gặp nhiều hơn rõ rệt ở nhóm đối tượng đã tái nghiện so với nhóm chưa tái nghiện.


Bảng 6 .  Mối liên quan giữa điều trị dự phòng chống tái nghiện và tái nghiện rượu

Biến số

Tái nghiện

Chưa tái nghiện

p

n

%

n

%

Có điều trị

13

48,2

2

12,5

< 0,05

Không điều trị

14

51,8

14

87,5

- Có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về việc điều trị chống tái nghiện rượu giữa hai nhóm đối tượng, p < 0,05. Tỷ lệ có điều trị ở nhóm tái nghiện cao hơn nhóm chưa tái nghiện.


IV. Bàn luận


1. Thực trạng tái nghiện rượu


- Khi đánh giá tình hình tái nghiện rượu ở 43 đối tượng nghiên cứu trong thời gian 12 tháng sau khi điều trị tại VSKTT gần thời điểm nghiên cứu nhất, có 62,8% đối tượng tái nghiện rượu. Kết quả này tương tự một số nghiên cứu trên thế giới như Miller và cộng sự (2001), Bradizza và cộng sự (2006), Walitzer và Dearing (2006) [3], [10]. Như vậy, tỷ lệ tái nghiện rượu nhìn chung vẫn ở mức tương đối cao, điều này chứng tỏ vấn đề duy trì, kéo dài khoảng thời gian không sử dụng rượu sau khi đã cai nghiện vẫn là mục tiêu hết sức khó khăn trong kế hoạch điều trị chống tái nghiện rượu của nhiều quốc gia trên thế giới.


- Tỷ lệ tái nghiện rượu cao nhất trong khoảng dưới 3 tháng đầu sau khi cai nghiện rượu, chiếm khoảng 41,9%, sau đó giảm dần theo thời gian. Kết quả của chúng tôi phù hợp với nghiên cứu của Domingos Neto và cộng sự (2008) [6]. Điều này đòi hỏi cần có các biện pháp điều trị dự phòng tái nghiện tích cực cho các đối tượng nghiện rượu ngay sau khi cai nghiện.


- Số lần cai nghiện rượu ở nhóm đối tượng tái nghiện rượu: 51,9% đối tượng đã cai nghiện rượu từ 4 lần trở lên, chiếm tỷ lệ cao nhất. Như vậy, nhiều đối tượng nghiện rượu đã cai nghiện và sau đó lại tái sử dụng rượu nhiều lần, chứng tỏ rượu là một chất gây nghiện rất khó từ bỏ, dễ gây tái nghiện trở lại.


- Lượng rượu uống trung bình trong ngày của các đối tượng nghiên cứu tái nghiện rượu, tính theo đơn vị rượu chuẩn là 15,01±13,54. Đây là một vấn đề đáng báo động đối với việc nghiện rượu và tái nghiện rượu ở nước ta hiện nay do mức độ tiêu thụ rượu của các đối tượng là rất cao, vượt quá nhiều so với mức sử dụng rượu an toàn đối với sức khỏe, do Tổ chức Y tế Thế giới khuyến cáo là không quá 3 đơn vị rượu chuẩn/ngày đối với nam và không quá 2 đơn vị rượu chuẩn/ngày đối với nữ.


- Loại rượu bia các đối tượng tái nghiện thường sử dụng không thay đổi trước và sau khi tái nghiện, phổ biến nhất vẫn là rượu trắng 30-400. Kết quả này không khác biệt so với nhiều nghiên cứu khác ở trong nước như nghiên cứu của Hoàng Thị Phượng (2009) [1]. Trên thị trường Việt Nam hiện nay, rượu trắng bao gồm rượu do tư nhân tự nấu và do nhà máy sản xuất, trong đó chủ yếu là loại rượu tự nấu với giá thành rẻ, sẵn có ở mọi nơi, mọi lúc, nên người tiêu dùng dễ dàng tiếp cận hơn. Tuy nhiên, rượu trắng tự cất thường không đảm bảo các yêu cầu an toàn thực phẩm, có hàm lượng aldehyde cao, hầu hết đều dựa vào kinh nghiệm cá nhân của người chủ sản xuất. Hơn nữa, việc thiếu kiến thức và ý thức chấp hành luật pháp, vì lợi nhuận mà sản xuất rượu giả, rượu không bảo đảm chất lượng, đã gây ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng người dân và sức khoẻ cộng đồng.


- Chúng tôi nhận thấy rằng có rất nhiều lý do mà những người tái nghiện rượu đưa ra để giải thích cho việc tái sử dụng rượu thường xuyên của mình, trong đó chiếm tỷ lệ lớn nhất là do thèm nhớ (61,9%). Cũng vì lý do này mà trên thế giới đã có nhiều phương pháp điều trị duy trì, chống tái nghiện rượu bằng cách tác động làm mất cảm giác thèm nhớ, tuy nhiên vấn đề này vẫn còn gặp nhiều khó khăn.


- Chất gây nghiện duy nhất được sử dụng kết hợp ở những người hiện đã tái nghiện rượu trong nghiên cứu của chúng tôi là thuốc lá. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cũng tương đồng với nhiều nghiên cứu khác trên thế giới, nó phản ánh tính chất đa nghiện ở những đối tượng nghiện rượu.


2. Một số yếu tố ảnh hưởng đến tái nghiện rượu


- Những đối tượng tái nghiện có số lần cai nghiện rượu càng nhiều thì khả năng tái nghiện càng cao. Thực tế nhiều đối tượng nghiện rượu ngoài những lần nhập viện điều trị các rối loạn tâm thần liên quan đến sử dụng rượu đồng thời cai nghiện rượu, họ cũng có nhiều lần tự cai nghiện tại nhà. Tuy nhiên, phần lớn sẽ quay trở lại sử dụng rượu trong thời gian ngắn, chứng tỏ họ chưa tiếp cận được với những phương pháp điều trị chống tái nghiện hiệu quả.


- Tỷ lệ gặp sang chấn tâm lý ở nhóm tái nghiện cao hơn nhóm chưa tái nghiện. Điều này chứng tỏ các sang chấn tâm lý có ảnh hưởng đến việc tái nghiện rượu. Kết quả trên cũng phù hợp với nghiên cứu của Brown, S. A và cộng sự (1995) [4]. Phần lớn những người nghiện rượu sau khi cai nghiện, trở về với gia đình và cộng đồng gặp rất nhiều áp lực tâm lý xã hội. Những lúc đó một số người vẫn xem rượu như cách để giải quyết hay đối phó với các vấn đề khó khăn trong cuộc sống và dễ dàng sử dụng trở lại.


- Tỷ lệ xuất hiện cảm giác thèm nhớ ở nhóm đối tượng tái nghiện rượu cao hơn rõ rệt so với nhóm đối tượng chưa tái nghiện. Việc thèm nhớ rượu mạnh mẽ được nhiều tác giả nghiên cứu xem như một trong những yếu tố tiên lượng tái nghiện rượu [2], [8].


- Tỷ lệ rối loạn trầm cảm mức độ nhẹ và vừa gặp nhiều hơn rõ rệt ở nhóm đối tượng đã tái nghiện so với nhóm chưa tái nghiện, khi đánh giá các đối tượng ở thời điểm nghiên cứu, dựa trên thang điểm đánh giá trầm cảm của Beck. Kết quả này phù hợp với nghiên cứu của Conor K. Farren và Sharon Mc Elroy (2010), Gamble và cộng sự (2010), Hasin và cộng sự (2002) [5], [7], [9]. Chính vì vậy, việc phát hiện, điều trị sớm và đồng thời trầm cảm ở những bệnh nhân nghiện rượu sẽ góp phần làm giảm nguy cơ tái nghiện.


- Trong nghiên cứu của chúng tôi, phương pháp điều trị chống tái nghiện mà một số đối tượng nghiện rượu  áp dụng chỉ là liệu pháp hoá dược không hệ thống .Tỷ lệ có điều trị ở nhóm tái nghiện lại cao hơn nhóm chưa tái nghiện, chứng tỏ hiệu quả điều trị chống tái nghiện chưa cao. Điều này có thể được giải thích là do nhiều bệnh nhân sau khi ra viện chỉ theo đuổi điều trị chống tái nghiện trong một thời gian ngắn hoặc điều trị không thường xuyên, phần lớn không nhớ rõ tên thuốc, không theo sự chỉ dẫn của thầy thuốc hoặc nhận được phương pháp điều trị chưa phù hợp, trong khi những bệnh nhân chưa tái nghiện có thể do tác động của những yếu tố bảo vệ khác.


V. Kết luận


- 62,8% đối tượng tham gia nghiên cứu đã tái nghiện rượu trong thời gian 12 tháng sau khi điều trị tại VSKTT, tỷ lệ tái nghiện cao nhất trong 3 tháng đầu sau khi điều trị (42,9 %).


- Trong nhóm đối tượng tái nghiện rượu, phần lớn có số lần cai nghiện từ 4 lần trở lên (51,9%); lượng rượu uống trung bình trong ngày, tính theo đơn vị rượu chuẩn: 15,01±13,54; rượu trắng 30-400 là loại rượu sử dụng phổ biến nhất.


- Lý do tái nghiện rượu chủ yếu là thèm nhớ (61,9%).


- Thuốc lá là chất gây nghiện sử dụng kết hợp với rượu duy nhất ở những đối tượng nghiên cứu, trong đó 74,1% đối tượng tái nghiện rượu hút thuốc lá thường xuyên.


- Số lần cai nghiện rượu càng nhiều, các sang chấn tâm lý, cảm giác thèm nhớ rượu và sự xuất hiện đồng thời rối loạn trầm cảm làm tăng tỷ lệ tái nghiện rượu.


- Có mối liên quan giữa vấn đề điều trị chống tái nghiện rượu và việc tái nghiện. Tuy nhiên điều trị chống tái nghiện rượu chưa được hướng dẫn và chưa có hệ thống , hiệu quả điều trị chống tái nghiện chưa cao.


.  

TÀI LIỆU THAM KHẢO


1.  Hoàng Thị Phượng (2009), Thực trạng, các yếu tố ảnh hưởng và tác hại của lạm dụng rượu bia ở một số vùng sinh thái của Việt Nam, Luận án tiến sỹ y tế công cộng, Viện vệ sinh dịch tễ trung ương, Hà Nội, tr. 29, 31, 59-81.


2. Bottlender Miriam and Soyka Michael (2004), "Impact of craving on alcohol relapse during and 12 months following, outpatient treatment", Alcohol and Alcoholism, Oxford University Press, 39(4), pp. 357-361.


3. Bradizza C. M.; Stasiewicz P. R. and Paas N. D. (2006), "Relapse to alcohol and drug use among individuals diagnosed with co-occurring mental health and substance use disorders: a review", American Clinical Psychology Review, 26, pp. 162-178.


4. Conor K. F. and Sharon Mc. (2010), " Predictive factors for relapse after an integrated inpatient treatment programme for unipolar depressed and bipolar alcoholics", Alcohol and Alcoholism, Oxford University Press, 45(6), pp. 527-533.


5. Domingos Neto; Rita Lambaz et al (2008), "Effectiveness of sequential combined treatment in comparison with treatment as usual in preventing relapse in alcohol dependence", Alcohol and Alcoholism, Oxford University Press, 43(6), pp. 661-668.


6. Gamble S. A.; Conner K. R. et al (2010), "Effects of pretreatment and posttreatment depressive symptoms on alcohol consumption following treatment in project Match", Am J Study Alcohol Drugs, 71, pp. 71-77.


7. Gordon S.M.; Sterling R. et al (2006), "Inpatient desire to drink as a predictor to alcohol use following treatment", Am J Addict, 15, pp. 242-245.


8. Hasin D. S.; Liu X et al (2002), "Effect of major depression on remission and relapse of substance dependence", Arch Gen Psychiatry, 59, pp. 375-380.


9.  Kimberly S. Walitzer; Ronda L. Dearing (2006), "Gender differences in alcohol and substance use relapse", Clinical psychology review 26, pp. 128-148. Research Institute on Addictions/University at Buffalo, 1021 Main St., Buffalo, NY 14203, United States.


 

Ảnh hưởng của sử dụng rượu/bia của các nạn nhân bị tai nạn giao thông nhập viện VIỆT ĐỨC và SAINT–PAUL

ẢNH HƯỞNG CỦA SỬ DỤNG RƯỢU/BIA

CỦA CÁC NẠN NHÂN BỊ TAI NẠN GIAO THÔNG

NHẬP VIỆN VIỆT ĐỨC VÀ SAINT–PAUL

(Đề tài do Ủy ban An toàn Giao thông và GRSP đề nghị)


   Chủ nhiệm đề tài: 

 PGS.TS. Nguyễn Thị Thiềng  Thành viên nhóm nghiên cứu:

 TS. Nguyễn Thị Minh Hoà; ThS. Hà Tuấn Anh


1.  Lý do nghiên cứu 

Vai trò của rượu bia trong tai nạn thương tích được nhấn mạnh trong nhiều tài liệu đang được lưu giữ ở các nước kinh tế phát triển. Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), vai trò của rượu bia liên quan đến tai nạn thương tích đặc biệt đáng báo động ở các nước đang phát triển, nơi mà việc tiêu thụ rượu bia và tai nạn thương tích ngày càng tăng trong khi các chính sách về y tế công cộng vẫn còn tỏ ra thiếu hiệu quả. Ở Việt Nam, thiếu dữ liệu mang tính khoa học về tiêu thụ rượu bia và mối quan hệ giữa sử dụng rượu bia với tai nạn thương tích, để có thể đưa ra chính sách phòng chống sử dụng rượu bia khi tham gia giao thông. Tác động của nồng độ cồn đến tai nạn thương tích không được ghi lại một cách hệ thống và đầy đủ. Điều này đã được các bệnh viện, cảnh sát hoặc các nhân viên điều tra xác nhận. Hiện nay, chưa có một nghiên cứu ở tầm quốc gia và chưa có một hệ thống giám sát theo dõi những ảnh hưởng của sử dụng rượu bia đến tai nạn giao thông. Hơn nữa, mặc dù các thương tích do tai nạn giao thông đường bộ chiếm tỷ lệ cao nhất cả nước về mức độ phổ biến và mức độ nghiêm trọng trong số các loại hình thương tích, hệ thống báo cáo hiện nay đã không đánh giá đúng khía cạnh quan trọng nhất của vấn đề này.


Giống như tốc độ, sự tiêu thụ rượu bia làm tăng xác suất xảy ra các vụ va chạm và gây hậu quả tử vong hoặc các thương tích nghiêm trọng. Sự suy yếu gây ra bởi rượu bia là nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến cả nguy cơ gây ra tai nạn trên đường cũng như tính khốc liệt của các chấn thương gây ra bởi các vụ tai nạn đó. Mức độ thường xuyên của việc uống rượu bia trong khi lái xe có sự khác nhau giữa các quốc gia, nhưng dù ở đâu thì đó cũng là một nguy cơ rất lớn gây ra các vụ tai nạn giao thông đường bộ. Phạm vi ảnh hưởng của rượu bia đến tai nạn giao thông đường bộ cũng khác nhau giữa các quốc gia, và do đó việc so sánh trực tiếp giữa các quốc gia là việc làm khó khăn. Ở nhiều quốc gia có thu nhập cao, khoảng 20% số lái xe bị chấn thương nghiêm trọng gây tử vong đều có nồng độ cồn trong máu vượt quá giới hạn cho phép (nghĩa là ở phía trên của giới hạn theo quy định của pháp luật). Các nghiên cứu tại các nước có thu nhập thấp đã chỉ ra rằng nồng độ cồn trong máu của những lái xe bị chấn thương nghiêm trọng dẫn đến tử vong là ở trong khoảng giữa 33% và 69%.


Tai nạn giao thông đường bộ là một trong những nguyên nhân quan trọng nhất gây ra chấn thương và tử vong tại Việt Nam. Hơn một triệu người tử vong và hàng chục triệu người bị chấn thương mỗi năm do tai nạn giao thông đường bộ. Để tìm giải pháp hạn chế tai nạn giao thông đường bộ, nghiên cứu này hướng đến mục tiêu tăng cường việc tuân thủ quy định của Luật Giao thông đường bộ về sử dụng rượu bia của những người tham gia giao thông đường bộ.


2.  Mục tiêu nghiên cứu

1.   Tổng hợp các hoạt động, dự án can thiệp phòng chống lạm dụng rượu bia trong điều khiển phương tiện giao thông đường bộ tại Việt Nam từ 2002 tới nay;


2.   Tiến hành các biện pháp thu thập số liệu về sử dụng rượu/bia của các nạn nhân tai nạn giao thông đến cấp cứu và điều trị tại bệnh viện Việt Đức và St. Paul, Hà nội;


3.   Đánh giá hiện trạng sử dụng rượu bia khi tham gia giao thông của các nạn nhân nhập viện;


4.   Đánh giá một số yếu tố liên quan giữa việc sử dụng rượu bia và tình trạng sức khỏe, chi phí của nạn nhân khi nhập viện


3.  Phương pháp nghiên cứu


Nghiên cứu này sử dụng kết hợp các phương pháp: nghiên cứu tài liệu có sẵn, nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng. Thông tin định lượng được thu thập theo phương pháp phỏng vấn trực tiếp dựa vào bảng hỏi đã được thiết kế sẵn.


3.1  Phương pháp nghiên cứu tài liệu có sẵn

Các chuyên gia đã thực hiện thu thập và phân tích các tài liệu có sẵn của các dự án, chương trình can thiệp, các nghiên cứu đã tiến hành từ 2002 đến nay ở Việt Nam liên quan đến việc phòng tránh lạm dụng bia rượu trong quá trình tham gia giao thông đường bộ, ảnh hưởng của việc sử dụng bia rượu đến tai nạn giao thông đường bộ cũng như hậu quả kinh tếxã hội của nó đối với gia đình và xã hội.


3.2  Phương pháp nghiên cứu định lượng

Phương pháp nghiên cứu định lượng được sử dụng nhằm thu thập thông tin đánh giá ảnh hưởng của việc sử dụng rượu bia đối với tai nạn giao thông đường bộ. Ảnh hưởng của mức độ sử dụng rượu bia đối với việc gây ra tai nạn giao thông đường bộ được phân tích không chỉ đối với người điều khiển mà cả đối với người không điều khiển phương tiện. Phân tích này cũng được tiến hành đồng thời cả với người có và không sử dụng rượu bia khi tham gia giao thông đường bộ. Trên thực tế, đôi khi người tham gia giao thông đường bộ không sử dụng rượu bia lại là nạn nhân của người có sử dụng rượu bia khi tham gia giao thông. Ngoài ra, để phân tích hậu quả kinh tế-xã hội của tai nạn thương tích trong giao thông đường bộ đối với xã hội và gia đình, nghiên cứu này còn thu thập thông tin về các chi phí thực tế và chi phí cơ hội khi bị tai nạn thương tích do va chạm/tai nạn trong giao thông đường bộ.


3.2.1  Đối tượng thu thập thông tin

Để đạt được mục tiêu nghiên cứu nói trên đối tượng thu thập thông tin trong nghiên cứu này là:


1.   Những người từ 16 tuổi trở lên;

2.   Bị tai nạn giao thông đường bộ, thời gian bắt đầu xảy ra va chạm/tai nạn trong vòng 8 tiếng đồng hồ;

3.   Là những người đã nhập viện, nằm lưu ở phòng khám, phải xử lý tiểu phẫu thuật, kể cả những bệnh nhân tử vong trong bệnh viện và tử vong trong khi nằm ở phòng khám.

Không điều tra những người đến khám rồi về ngay hoặc tử vong trước khi đến bệnh viện.


3.2.2  Phương pháp chọn mẫu

Tất cả những người thuộc các tiêu chuẩn nói trên, đồng ý trả lời phỏng vấn hoặc được người nhà đồng ý phỏng vấn được đưa vào mẫu điều tra


3.2.3  Cỡ mẫu nghiên cứu

Để đảm báo kết quả nghiên cứu có ý nghĩa thống kê, cỡ mẫu được xác định theo công thức:



o Trong đó:

z = 1,96 tương ứng với mức tin cậy  = 0,05;

p: ước lượng tỷ lệ nạn nhân bị tai nạn giao thông có sử dụng rượu trong vòng 8 tiếng trước thời điểm xảy ra tai nạn (ước lượng p = 0,4);

D: là độ chính xác chấp nhận được (lấy d = 0,035).

Kết quả tính toán n = 753 người, dự tính có 5% đối tượng từ chối tham gia nghiên cứu, tổng số đối tượng nghiên cứu là: 800 người và được phân bố: 500 người tại BV Việt Đức và 300 người tại BV Saint Paul.

Trên thực tế, chúng tôi đã thu thập được 775 phiếu đủ tiêu chuẩn (tại BV Việt Đức điều tra 509 người và BV Saint Paul: 266 người)


3.2.4  Địa điểm tiến hành thu thập thông tin

Nghiên cứu được tiến hành tại 02 bệnh viện Việt Đức và Saint Paul Hà Nội. Đây là hai bệnh viện có số bệnh nhân bị tai nạn thương tích do giao thông đường bộ lớn.


4.  Kết luận và Khuyến nghị 
4.1  Kết luận

a.  Kết luận về rà soát chính sách và nghiên cứu tài liệu sẵn có

- Việc giảm thiểu sử dụng rượu bia khi điều khiển phương tiện giao thông đường bộ đã được đưa vào Bộ luật Hình sự của Việt Nam năm 1999. Điều này cho thấy rằng chính phủ Việt Nam đã quan tâm đến vấn đề này.


- Cho đến nay, đã có 5 lần chính phủ Việt Nam sửa đổi các quy định về xử phạt người điều khiển phương tiện giao thông đường bộ sử dụng bia rượu quá nồng độ cho phép. Tuy nhiên, các quy định trước chưa có cơ chế rõ ràng để buộc người tham gia giao thông phải thi hành những quy định về sử dụng rượu bia. Tại Bộ Luật giao thông 2001 đã quy định cụ thể chỉ số về nồng độ cồn nhưng chậm triển khai các chế tài thực hiện (quy định mức xử phạt hành chính, quy định cho phép cảnh sát có quyền thử nồng độ cồn của người điều khiển PTGT). Tại Bộ Luật 2008 mức quy định nồng độ cồn cho phép giảm xuống. Hướng dẫn cụ thể đang được soạn thảo để thực hiện.


- Các nghiên cứu khoa học trước đây đã chỉ ra rằng tai nạn giao thông là một trong những nguyên nhân chủ yếu của tai nạn thương tích hiện nay. Trong đó, uống rượu bia là một nguyên nhân quan trọng. Đặc biệt là tình trạng uống rượu bia khi lái xe mô tô, xe gắn máy đa số phổ biến ở những người trong độ tuổi lao động. Mặt khác, điều trị chấn thương sọ não gây tổn hại không chỉ về kinh tế mà cả về tinh thần cho nạn nhân và gia đình. Cần đưa lên truyền hình những vụ tai nạn giao thông gây ra do người lái xe hoặc nạn nhân đã sử dụng rượu bia quá liều lượng. Đồng thời, các vụ vi phạm luật lệ giao thông gây tai nạn có nguyên nhân từ rượu bia phát trên truyền hình vào giờ vàng để tuyên truyền, giáo dục, răn đe.


- Các giải pháp tỏ ra hữu hiệu nhất hiện nay là kết hợp giữa tuyên truyền, xây dựng hạ tầng cơ sở (các biển báo, vạch báo giảm tốc độ khi đi qua đường dân sinh) và xử phạt nghiêm minh, công bằng và minh bạch các hiện tượng vi phạm. Muốn vậy, Nhà nước cần hoàn thiện quy định pháp lý về xử lý hành vi uống rượu bia quá nồng độ quy định và sử dụng chất kích thích mà pháp luật cấm sử dụng đối với người điều khiển phương tiện giao thông cơ giới đường bộ khi tham gia giao thông để cảnh sát có thể thi hành nhiệm vụ dễ dàng và minh bạch, công tâm. Mặt khác, việc xây dựng cơ sở dữ liệu về tai nạn giao thông đường bộ một cách khoa học, đầy đủ, chính xác và thuận tiện khi khai thác là một đòi hỏi tất yếu để các nhà hoạch định chính sách có cơ sở ra những quyết sách đúng và sát với thực tế.


- Một số cơ quan chính phủ: Uỷ ban An Toàn Giao Thông Quốc Gia; Lực lượng Cảnh sát giao thông; Cục Y tế dự phòng Bộ Y tế; Bộ Giáo dục và Đào tạo và một số tổ chức quốc tế: Jica Nhật Bản; Tổ chức Y tế thế giới; một số công ty sản xuất phương tiên giao thông như công ty Honda Việt Nam và Hội Bảo hiểm Việt Nam, đã có những hoạt động nhằm tuyên truyền và cưỡng chế thực hiện quy định về sử dụng bia rượu khi điều khiển phương tiện giao thông đường bộ. Tuy nhiên, các dự án đó đều mới được tiến hành và chưa có nghiên cứu đánh giá nào về hiệu quả của nó. Hiện nay Cục Y tế dự phòng đã thực hiện nghiên cứu đánh giá kết quả mô hình nâng cao nhận thức của cộng đồng về phòng chống tai nạn giao thông tại các huyện thực hiện dự án. Những kết quả nghiên cứu mới chỉ nặng về đánh giá mô hình cung cấp dịch vụ cấp cứu ban đầu mà chưa đi sâu vào đánh giá kết quả hoạt động và tác động lan tỏa của các câu lạc bộ không sử dụng rượu bia khi lái xe. Còn ít dự án thực hiện việc nâng cao năng lực cưỡng chế cho lực lượng cảnh sát về vấn đề này.


b.  Kết luận về kết quả nghiên cứu tại hai bệnh viện

- Nghiên cứu tại hai bệnh viện được thông qua bảng hỏi bằng phương pháp phỏng vấn trực tiếp do các nhân viên y tế thực hiện. Các kết quả phân tích được rút ra như sau:


- Đa số (75,7%) nạn nhân tai nạn giao thông có độ tuổi dưới 45 (đây là những người thuộc độ tuổi lao động, là người làm ra của cải vật chất. Chính vì vậy mà tai nạn giao thông gây tổn hại lớn cho quốc gia và từng gia đình nạn nhân);


- Đa số (82,8%) nạn nhân sử dụng mô tô và xe gắn máy và khoảng 70% số nạn nhân là người điều khiển phương tiện. Khoảng một nửa số phương tiện va chạm với nạn nhân là xe máy;


- Trong số nạn nhân tai nạn giao thông đường bộ, tỷ lệ có cồn trong máu cao (56,4%), chủ yếu là nam giới (86,3%);


- Những người có trình độ tốt nghiệp trung học cơ sở và tốt nghiệp phổ thông trung học có mức độ sử dụng rượu bia cao hơn những người có trình độ học vấn cao (từ đại học cao đẳng trở lên). Tuy nhiên, kết quả cũng cho thấy một điều gây ngạc nhiên là, mức độ sử dụng bia rượu của những nạn nhân tốt nghiệp trung học cơ sở và tốt nghiệp phổ thông trung học lại cao hơn những người có trình độ học vấn thấp (không đi học và chưa tốt nghiệp trung học cơ sở);


- Mặc dù số lượng nạn nhân làm nghề lái xe trong mẫu không cao, nhưng cần nhấn mạnh rằng, họ là những người có nồng độ trong máu nhiều hơn các nghề khác. Đây là một phát hiện cần lưu ý. Bởi vì lái xe là một nghề liên quan đến mạng sống của nhiều người khác khi họ điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ. Ngoài nghề lái xe, thì lao động tự do cũng là một nghề có tỷ lệ người bị tai nạn giao thông cao;


- Ngày cuối tuần (thứ 6), những ngày lễ (thứ 7, chủ nhật) và thứ 2 có số lượng tai nạn giao thông cao hơn các ngày khác trong tuần. Các giờ cao điểm tai nạn xảy ra ít hơn so với giờ làm việc và giờ đi chơi buổi tối. Đây cũng là một phát hiện đáng lưu ý;


- Tỷ lệ nạn nhân cho biết có thói quen uống đồ uống có cồn tương đối cao (trên 50%), chủ yếu là nam giới. Số người thừa nhận có sử dụng rượu bia 8 giờ trước khi xảy ra tai nạn cao (37,2%), chủ yếu là nam giới. Khoảng trên một phần ba nam giới không nhớ rõ số lượng rượu bia đã uống trong vòng 8 giờ trước khi xảy ra tai nạn;


- Có đến 60% nạn nhân là người điều khiển phương tiện có cồn trong máu cao. Tỷ lệ đội mũ bảo hiểm cũng chỉ đạt mức 65,5%. Điều này cho thấy ý thức chấp hành luật giao thông đường bộ của công dân Việt Nam chưa cao. Cần phải tiếp tục có chế cưỡng chế và tuyên truyền không nên lơi lỏng;


- Nguy cơ bị thương, và tỷ lệ bị thương ở đầu, mặt ở người có cồn trong máu cao hơn nhiều so với người không có cồn trong máu;


- Hơn 50% nạn nhân giao thông sau xử trí ở phòng khám, cấp cứu phải nhập viện. Loại tổn thương cuối cùng chủ yếu là chấn thương sọ não 42,3% và gãy xương chi 38,1%. Tỷ lệ chuyển viện để điều trị tiếp nhóm nạn nhân có cồn trong máu cao hơn rất nhiều so với nhóm không có cồn;


- Khoảng 50% nạn nhân cho biết đã từng ngồi trên phương tiện giao thông đường bộ do người điều khiển có sử dụng bia rượu;


- Tỷ lệ nạn nhân không biết quy định về lượng cồn trong máu và trong hơi thở rất cao (81,3%). Đây là một khoảng trống trong tuyên truyền về Luật GT;


- 61,9% nạn nhân không có bảo hiểm y tế. Nạn nhân có cồn trong máu có chi phí điều trị tại bệnh viện cao hơn nạn nhân không có cồn trong máu. Chi phí trung bình cho một nạn nhân nhập viên gấp khoảng 5 lần mức lương tối thiểu do Nhà nước quy định hiện nay (2.900.000 đồng trong khi lương tối thiểu là 540.000 đồng). Đây mới chỉ là số chi phí mà nạn nhân phải nộp cho bệnh viện chưa kể đến cả chi phí thuốc men mà người nhà phải mua theo đơn của bác sỹ và chi phí ăn ở đi lại của người chăm sóc chính. Nếu ước lượng theo mức chi do hai bệnh viện Saint-Paul và Việt Đức cung cấp thì với số lượng 23.000 người bị tai nạn một năm như công bố của Bộ Y tế, cả nước sẽ phải chi vào chữa trị tai nạn giao thông là 65 tỷ đồng;


- Chi phí cơ hội được nạn nhân và người nhà nạn nhân nói đến nhiều nhất là mất cơ hội phát triển sản xuất, kinh doanh cao nhất (bản thân người bị tai nạn 48,4% và người chăm sóc chính 41,9%). Thứ hai là con cái không có người chăm sóc (31,5% số nạn nhân có ý kiến này và 35,7% người chăm sóc chính). Thứ ba là, cha mẹ già đau yếu không có người chăm sóc (43,9% người bị tai nạn và 27,4% người chăm sóc chính). Ngoài ra, số nạn nhân có độ tuổi từ 16 đến 24 còn cho biết chi phí cơ hội lớn nhất đối với họ là mất cơ hội học hành và một số người còn vĩnh viễn không thể tham gia đào tạo nghề, không đủ điều kiện tham gia lao động;


- Đa số nạn nhân đồng tình với quan điểm uống rượu bia khi điều khiển phương tiện giao thông dễ xảy ra tai nạn. Tỷ lệ người cho rằng không nên uống rượu bia khi điều khiển phương tiện rất cao (85%). Đa số nạn nhân tai nạn giao thông cho rằng cần xử phạt những người uống rượu bia khi điều khiển phương tiện giao thông và cần tuyên truyền rộng rãi về phòng tránh lạm dụng bia rượu khi điều khiển phương tiện giao thông đường bộ. Điều này cho thấy đa số người dân đã có ý thức về hạn chế sử dụng bia rượu khi điều khiển phương tiện. Tuy nhiên, từ chỗ ý thức được vấn đề đến chuyển đổi hành vi và thực hành không sử dụng bia rượu khi điều khiển phương tiện là một khoảng cách lớn mà muốn có sự chuyển đổi hành vi này thì Nhà nước và nhân dân cần mất nhiều công sức và tiền bạc.


4.2  Khuyến nghị

Dựa vào các kết luận của các nghiên cứu trước và kết luận rút ra từ nghiên cứu thực nghiệm tại bệnh viện Saint-Paul và Việt Đức, nhóm nghiên cứu cho rằng để chuyển đổi hành vi từ chấp nhận không sử rượu bia khi điều khiển phương tiện giao thông đường bộ đến chuyển đổi hành vi thực hành không sử dụng rượu bia và chất có cồn khi điều khiển phương tiện là một hành trình khó khăn, đòi hỏi nhiều tâm huyết, thời gian và sức lực của toàn Đảng toàn dân, của các cơ quan nhà nước và tổ chức quốc tế. Vì vậy, cần kết hợp chặt chẽ giữa hai giải pháp:


Truyền thông giáo dục chuyển đổi hành vi và cưỡng chế để chuyển đổi hành vi.


Sau đây là một số giải pháp cụ thể:


a.  Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng và Chính quyền

- Có thể nói đây là giải pháp tiên quyết để thực hiện thành công mọi mục tiêu Chiến lược kinh tế-xã hội. Đảng lãnh đạo, các cơ quan chính quyền phải vào cuộc để chỉ đạo thực hiện các quy định về nồng độ cồn trong máu đã được quy đinh trong luật giao thông đường bộ thì mới có cơ hội thành công. Kinh nghiệm cho thấy, bất kỳ việc gì, ở đâu, nếu có Đảng lãnh đạo, Chính quyền trực tiếp chỉ đạo tổ chức thực hiện thì công việc đó thành công. Việc bắt buộc đội mũ bảo hiểm là một minh chứng rõ ràng chứng minh giả thuyết trên.


- Việc công bố luật giao thông đường bộ cần tiến hành đồng thời trong cùng một thời điểm với việc công bố nghị định hướng dẫn. Điều này giúp cho các cơ quan thi hành công vụ có đủ công cụ luật pháp trong tay để có thể thực hiện nhiệm vụ một cách minh bạch.


b.  Tăng cường cưỡng chế để chuyển đổi hành vi

- Cần có chế tài rõ ràng để cảnh sát giao thông có thể làm việc nghiêm minh và công tâm: quy định cảnh sát giao thông có quyền kiểm tra nồng độ cồn ngay cả khi không vi phạm luật giao thông.


- Tăng cường trang bị thiết bị đo nồng độ cồn và đảm bảo các thiết bị này đạt tiêu chuẩn về vệ sinh.


- Tăng cường lực lượng cảnh sát giao thông và tăng cường kiểm tra nồng độ cồn vào các giờ có thể xảy ra tai nạn cao.


- Có chế độ khuyến khích cho lực lượng cảnh sát.


- Xây dựng hình ảnh người cảnh sát nhân dân tận tụy vì dân.


c.   Tăng cường truyền thông giáo dục chuyển đổi hành vi

Truyền thông giáo dục chuyển đổi hành vi khác với truyền thông giáo dục. Nếu thực hiện truyền thông giáo dục là việc tuyên truyền cho người dân mà chưa theo dõi xem họ đã thực sự nhận thức được vấn đề chưa và họ có thực hành vấn đề cần tuyên truyền hay không. Còn truyền thông chuyển đổi hành vi là việc tuyên truyền kết hợp với theo dõi, hướng dẫn người dân chuyển đổi từ chưa nhận thức được vấn đề đến nhận thức được vấn đề (từ chưa biết đến biết); tiếp tục theo dõi và tuyên truyền cho đến khi người dân chuyển từ nhận thức sang thái độ (từ chưa chấp nhận đến chấp nhận); tiếp tục tuyên truyền và theo dõi để người dân chuyển thái độ chấp nhận sang thực hành (chuyển từ không thực hiện sang thực hiện). Trong trường hợp này là chuyển hành vi từ uống bia rượu vẫn điều khiển phương tiện giao thông đường bộ sang nếu đã uống bia rượu thì không điều khiển phương tiện giao thông đường bộ). Trong giải pháp truyền thông phải chú trọng cải tiến cả hình thức và nội dung truyền thông.


v Hình thức tuyên truyền: đa dạng, hấp dẫn

- Tiếp tục đưa nội dung quy định về nồng độ rượu bia vào chương trình sát hạch lấy bằng điều khiển phương tiện giao thông.


- Tiếp tục hình thức tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng, đưa vào các chương trình truyền hình nhiều người ưa thích.


- Tiếp tục đưa chương trình an toàn giao thông vào môn giáo dục công dân trong các trường phổ thông từ lớp mẫu giáo đến lớp 12 với nội dung thích hợp. Trong đó nhấn mạnh nội dung phòng chống lạm dụng rượu bia.


- Xây dựng và nhân rộng mô hình tuyên truyền trong cộng đồng về an toàn giao thông (một số tổ chức phi chính phủ đã tài trợ thực hiện, những mới chỉ trên quy mô nhỏ). Lấy những người mẹ, người vợ làm trung tâm giáo dục chuyển đổi hành vi. Kinh nghiệm của một số nước, trong đó có kinh nghiệm của Nhật Bản thì đây là hình thức truyền thông rẻ tiền mà rất có hiệu quả.


- Tiếp tục phát hành và phân phối sách nhỏ “Những điều lái xe cần biết”, các tờ rơi, áp phích cổ động tuyên truyền… không chỉ cho lái xe mà cho mọi người dân.


v Nội dung truyền thông


+ Trước hết cần tuyên truyền rộng rãi quy định về nồng độ rượu bia khi tham gia điều khiển phương tiện giao thông theo luật giao thông 2008. Trên thực tế, mặc dù các kỳ thi lấy bằng lái xe, thí sinh đều phải trải qua các cuộc sát hạch về luật giao thông, nhưng số người không biết quy định về nồng độ cồn trong máu lớn. Điều này cho thấy, cần thắt chặt hơn nữa yêu cầu hiểu biết về luật giao thông đường bộ đối với người thi lấy bằng lái xe.


+ Đưa các thông tin về thực trạng cũng như hậu quả của những vụ tai nạn giao thông, các vụ vi phạm luật lệ giao thông gây tai nạn có nguyên nhân từ rượu bia.


+ Tạo dư luận hình thành chuẩn mực xã hội phản đối việc sử dụng bia rượu khi điều khiển phương tiện và phản đối ngồi trên xe mà người điều khiển sử dụng bia rượu

+ Khẩu hiệu đưa ra là: “Uống rượu bia – Không lái xe”


d. Tổ chức thực hiện

- Cần có giải pháp khuyến khích các nhà tài trợ tập hợp vồn đầu tư để có các dự án lớn đủ tầm triển khai các hoạt động can thiệp đồng bộ và dài hạn. Hiện nay đã có một vài can thiệp cho lĩnh vực này. Các can thiệp này còn nhỏ lẻ do vốn đầu tư nhỏ. Nếu có cơ chế tập hợp các nhà đầu tư lại, có thể có một quỹ lớn hơn để thực hiện các can thiệp ở quy mô lớn hơn và dài hơi hơn. Bởi vì can thiệp phá vỡ một thói quen không phải chỉ trong một đợt chiến dịch là có thể hoàn thành mà phải liên tục, dài hạn tốn kém về sức người sức của mới hy vọng thành công.


- Để có thể xây dựng kế hoạch tuyên truyền và cưỡng chế thành công việc hạn chế sử dụng bia rượu trong giao thông đường bộ cần thiết phải tiến hành xây dựng cơ sở dữ liệu chính xác và toàn diện nhằm tạo thuận tiện khai thác cho các nhà hoạch định chính sách và các nhà khoa học về tai nạn giao thông đường bộ. Chỉ có trên cơ sở dữ liệu khoa học thì các chính sách can thiệp mới được xây dựng sát với thực tế và phù hợp với người Việt Nam.


- Sau các can thiệp hỗ trợ phòng tránh lạm dụng bia rượu khi điều khiển phương tiện giao thông đường bộ, nên tiến hành nghiên cứu đánh giá hiệu quả và tác động lan tỏa, tính bền vững của dự án làm cơ sở khoa học để thiết kế dự án cán thiệp và các chính sách cho thời kỳ tiếp theo.


(Nguồn: Trường ĐH Kinh tế Quốc dân, Viện Dân số và các vấn đề xã hội, Kỷ yếu khoa học 20 năm thành lập Viện Dân số và các vấn đề xã hội, NXB Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội - tháng 3/2012)

Bài 1 – Ma túy và các chất gây nghiện

Bài 1 - Ma túy và các chất gây nghiện


I. ĐỊNH NGHĨA:


*   Theo Tiến sĩ Nguyễn Hữu Đức: Ma túy là một từ Hán - Việt đã có từ lâu. Ma là tê mê, túy là say sưa. Có lẽ trước đây ông cha ta ám chỉ là thuốc phiện và rượu.


*   Ngày nay ma túy được định nghĩa một cách rộng hơn: ma túy là những chất khi đưa vào cơ thể sẽ tác động vào hệ thần kinh trung ương, gây biến đổi nhận thức, cảm giác, chức năng của hệ thống não bộ. Nếu sử dụng nhiều lần sẽ dẫn đến tình trạng bị lệ thuộc về cơ thể hoặc tâm thần hoặc cả hai. Người sử dụng ma túy do không kiểm soát được bản thân sẽ có những hành vi gây hậu quả nặng nề cho chính mình, gia đình và xã hội.


II. PHÂN LOẠI MA TÚY:


Tùy theo mục đích, có nhiều cách phân loại ma túy.

A. PHÂN LOẠI THEO PHÁP LUẬT:


1. MA TÚY HỢP PHÁP: rượu, cà phê, thuốc lá….Một số dược phẩm được sử dụng để chữa trị bệnh, nếu sử dụng quá liều, kéo dài sẽ xảy ra tình trạng nghiện: Benzodiazepines, Secobarbital, Morphine, Amphetamine, Pseudoephedrine, Cocaine...

2. MA TÚY BẤT HỢP PHÁP: Là những chất bị pháp luật quy định, liệt vào danh sách cấm sử dụng: thuốc phiện, Heroine, Estasy (MDMA).

B. PHÂN LOẠI THEO NGUỒN GỐC:


1. MA TÚY CÓ NGUỒN GỐC THIÊN NHIÊN: thuốc phiện, cần sa, Cocaine ….

2. MA TÚY BÁN TỔNG HỢP: Heroine, codeine, LSD…

3. MA TÚY TỔNG HỢP: Methadone, Mépéridine, Amphetamine…

C. PHÂN LOẠI THEO DƯỢC LÝ:


1. CÁC CHẤT GÂY ĐÊ MÊ (Stupefiantes): ma túy nhóm OMH (Á phiện, Heroine, Morphine, Codéine…) và các chất tổng hợp (Methadone, Mépéridine, Pethidine, Pentanyl,...).

2.  CÁC CHẤT KÍCH THÍCH (Stimulantes): Cocaine, Amphetamine, Ecstasy,…

3. CÁC CHẤT GÂY ẢO GIÁC (Hallucinogens): LSD (D - Lysergic Acid Diethylamid), Cannabis, Phencyclidine, PCP, Mescaline,…

4. CÁC THUỐC GIẢI LO ÂU/ GÂY NGỦ (Anxiolytic/hypnotic): các loại Benzodiazépines, Barbiturates,…
CÁC CHẤT GÂY ĐÊ MÊ
CÁC CHẤT GÂY KÍCH THÍCH
CÁC CHẤT GÂY ẢO GIÁC
Nhựa cần sa (Nhựa Hashish)
​CÁC THUỐC AN DỊU – CHỐNG LO ÂU – GÂY NGỦ (SEDATIVE – ANXIOLYTIC – HYPNOTIC)

Bài 2:

ĐIỀU TRỊ CAI NGHIỆN

PHỤC HỒI CHO NGƯỜI NGHIỆN MA TÚY VÀ

VAI TRÒ CAN THIỆP TÂM LÝ VÀ XÃ HỘI


I.   TỔNG QUAN NHỮNG THƯƠNG TỔN TRÊN NGƯỜI NGHIỆN MA TÚY:

Nghiện ma túy là một bệnh não mãn tính, khó chữa có đặc tính là dễ tái nghiện. Việc điều trị phục hồi cho người nghiện ma túy đòi hỏi ngoài tình thương và thấu cảm đối với người cai nghiện còn phải kiên nhẫn và phải có kiến thức về cai nghiện ma túy.


Việc tìm kiếm mô hình điều trị cho người nghiện ma túy rất khó khăn vì không có mô hình cai nghiện chung nào thích hợp với mọi loại người nghiện. Mô hình điều trị tốt cho người này chưa hẳn đã phù hợp với người khác. Một phương pháp điều trị hiệu quả phải dựa vào nguyên tắc cơ bản là làm thế nào phương pháp cai nghiện đó đáp ứng được tính chất và yêu cầu đa dạng của người nghiện chứ không chỉ đơn thuần nhằm vào việc sử dụng ma túy của họ.


Quá trình điều trị phải được đánh giá thường xuyên bởi một nhóm điều trị gồm các bác sĩ nội khoa có hiểu biết về chuyên ngành ma túy, bác sĩ tâm thần, bác sĩ điều dưỡng – phục hồi, các nhà giáo dục - hướng nghiệp, các nhà tư vấn - tâm lý học – xã hội học, các cán bộ quản lý…Quá trình điều trị này phải được chuyển đổi kịp thời theo những rối loạn tâm sinh lý của người nghiện ma túy mà chuyên môn ngành nào, ngành ấy phải giải quyết – nhưng bắt buộc các thành viên của nhóm điều trị phải phối hợp tác nghiệp ở một thể thống nhất khi đánh giá và lập kế hoạch điều trị cho đối tượng, nhằm kết hợp lĩnh vực mình và lĩnh vực.


Khi người nghiện sử dụng ma túy càng lâu, liều lượng càng tăng thì hậu quả tác hại càng nhiều và càng nặng nề bấy nhiêu. Những tác động của ma túy trên não bộ gây ra những tổn thương tạm thời hoặc vĩnh viễn trên người nghiện, làm người nghiện ma túy suy giảm khả năng phán đoán, phân tích, tổng hợp, xử lý thông tin, khả năng tự chủ: người nghiện rất khó khăn khi đưa ra một quyết định đúng đắn. Thêm vào đó, họ lại thiếu nghị lực, thiếu sáng suốt, thiếu ý chí để thực hiện quyết định của mình. Do ký ức hồi tưởng, người nghiện rất dễbị gợi nhớ đến ma túy khi gặp lại những hình ảnh, vụ việc liên quan đến việc sử ma túy trước đây: gặp ống chích, kim chích, bạn bè cũ, quán café cũ, nghe nhạc cũ, gặp hoàn cảnh cũ, hay khi nghĩ đến những khoái cảm ngây ngất do sử dụng ma túy: họ bị kích động mạnh mẽ khiến đối tượng rất dễ tái nghiện.


Vì lệ thuộc vào ma túy, cuộc sống người nghiện suốt ngày loanh quanh trong việc tìm kiếm, sử dụng ma túy. Đó là phương thức tồn tại của người nghiện.


Về mặt hành vi, người nghiện phát triển những cách ứng xử không thích nghi và nhiều thói quen xấu – những hành vi đó đã ngăn cách người nghiện với cộng đồng, người nghiện mất đi lòng tự trọng, tinh thần trách nhiệm. Hầu hết người nghiện không cần hoặc không còn khả năng hiểu biết những hậu quả do hành vi mình gây nên.


Người nghiện ma túy không đủ nghị lực cũng như không đủ nhận thức để sống một cách trong sạch, lành mạnh, có kỹ năng làm việc. Về mặt tinh thần, sức khỏe, nghề nghiệp, trách nhiệm với gia đình, xã hội …có thể suy sụp đến một mức làm sự điều trị - phục hồi cho đối tượng trở thành hết sức khó khăn.


Cai nghiện được gọi là thành công không chỉ nhằm vào mục tiêu người nghiện không tái sử dụng ma túy mà còn đòi hỏi đối tượng phải có một lối sống điều độ, tự quản lý bản thân một cách tốt đẹp và thực hiện thành công sự thay đổi về nhận thức.


Tóm lại có 4 vấn đề chính cần phải giải quyết trên đối tượng nghiện ma túy đó là:


1.  Tổn thương hệ thống não bộ và các vấn đề tâm thần của người nghiện ma túy.


2.  Rối loạn và xuống cấp nhận thức – hành vi – nhân cách.


3. Chấn thương tâm lý: đây không phải là một hành động nhất thời mà là một quá trình diễn biến đầy phức tạp của nội tâm cũng như bối cảnh đa phương diện đối với bản thân, gia đình và xã hội của người nghiện ma túy.


4. Người nghiện ma túy hầu hết đều ở trong tình trạng đói ma túy trường diễn, kể cả sau khi cai nghiện. Hội chứng hồi tưởng, chấn thương tâm lý, tổn thương não bộ, rối loạn hành vi nhân cách rất dễ dẫn người đã cai nghiện đến tái sử dụng ma túy.


 Bốn vấn đề chính tác động qua lại lẫn nhau- chúng vừa là nguyên nhân cũng vừa là hậu quả của việc sử dụng ma túy. Nếu chúng ta giải quyết không toàn diện và triệt để sẽ dễ dẫn người đã cai nghiện đến tái nghiện.


II. PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ NGHIỆN MA TUÝ

Nghiện ma túy là một bệnh não mãn tính - khó chữa có đặc tính làdễ tái nghiện. Điều trị nghiện ma túy đòi hỏi phải kiên nhẫn, có một liệu pháp tổng hợp, đồng bộ, xuyên suốt, khép kín, linh hoạt, kịp thời.


Cai nghiện được gọi là thành công không chỉ nhằm vào mục tiêungười nghiện không tái sử dụng ma túy mà còn đòi hỏi đối tượng phải có một lối sống điều độ, tự quản lý bản thân một cách tốt đẹp và thực hiện thành công sự thay đổi về nhận thức.


A/ BỐN VẤN ĐỀ CHÍNH CẦN PHẢI GIẢI QUYẾT TRÊN ĐỐI TƯỢNG NGHIỆN MA TÚY:


1/ TỔN THƯƠNG HỆ THỐNG NÃO BỘ VÀ CÁC VẤN ĐỀ TÂM THẦN CỦA NGƯỜI NGHIỆN MA TÚY: não bộ là nơi tiếp nhận thông tin, phân tích, tổng hợp, ra quyết định và tập trung ý chí. Những tác động của ma túy trên não bộ gây ra những tổn thương tạm thời hoặc vĩnh viễn trên người nghiện biểu hiện qua các rối nhiễu tâm lý thực tổn, trạng thái nhiễm độc, lú lẫn tâm trí, phản ứng loạn tâm thần, trạng thái hưng trầm nhược, giảm khả năng xét đoán, xử lý thông tin, mất ý chí, mất khả năng tự chủ, biểu hiện lo lắng và hội chứng hồi tương dẫn người nghiện luôn nghĩ đến và thèm nhớ ma túy với tất cả sự khoái cảm của nó. Càng sử dụng ma túy càng lâu, liều lượng càng cao thì những tổn thương càng nặng nề bấy nhiêu.


2/ RỐI LOẠN VÀ XUỐNG CẤP NHẬN THỨC - HÀNH VI - NHÂN CÁCH: Sau một thời gian sử dụng ma túy, người nghiện sẽ hình thành nhiều thói quen xấu - người nghiện không đủ nhận thứccũng như không đủ nghị lực để sống một cách trong sạch, lành mạnh. Người nghiện mất dần kỹ năng tư duy và làm việc, suốt ngày chỉ loay hoay làm thế nào phải có tiền để mua ma túy, do đó người nghiện sử dụng mọi thủ đoạn, bất chấp hậu quả của việc làm đó để đạt mục đích. Về mặt tinh thần, sức khỏe, nghề nghiệp, trách nhiệm với bản thân, gia đình và xã hội có thể suy sụpđến mức làm sự điều trị, phục hồi cho đối tượng trở thành hết sức khó khăn.


3/ NGHIỆN MA TÚY KHÔNG PHẢI LÀ MỘT HÀNH ĐỘNG NHẤT THỜI MÀ LÀ MỘT QUÁ TRÌNH DIỄN BIẾN PHỨC TẠP NỘI TÂM cũng như BỐI CẢNH ĐA PHƯƠNG DIỆN của bản thân, gia đình và xã hội. Đây là một trong những vấn đề cốt lõi dẫn người nghiện đến với ma túy. Do đó nếu không giải quyết được triệt để những vấn đề này, người nghiện sau khi cai nghiện trở về sẽ rất dễ tái nghiện.


4/ VẤN ĐỀ SỬ DỤNG MA TÚY: Người nghiện ma túy hầu hết đều ở trong tình trạng đói ma túy trường diễn, kể cả sau khi cai nghiện.Hội chứng hồi tưởng, chấn thương tâm lý, tổn thương não bộ, rối loạn hành vi nhân cách rất dễ dẫn người đã cai nghiện đến tái sử dụng ma túy. Do người nghiện ma túy, nếu thiếu ma túy thì chỉ sau 8 - 12 giờ sẽ phát sinh hội chứng cai với tất cả sự đau nhức, hành hạ thân xác và tinh thần nên bằng mọi giá người nghiện phải kiếm đủ tiền để mua ma túy bất chấp hậu quả việc làm của mình, dễ dẫn đến hành vi phạm pháp của đối tượng.


Bốn vấn đề chính nêu trên tác động qua lại lẫn nhau - chúng vừa là nguyên nhân cũng vừa là hậu quả của việc sử dụng ma túy. Nếu chúng ta giải quyết không toàn diện và triệt để sẽ dễ dẫn người đã cai nghiện đến tái nghiện.


Điều trị nghiện ma túy là một sự tổng hợp của nhiều liệu pháp : liệu pháp sinh học, liệu pháp tâm lý (cá nhân, gia đình, nhóm). Tư vấn (cá nhân – gia đình – nhóm) và các liệu pháp y – xã hội. Thiếu sự nghiên cứu đánh giá việc tổng hợp liệu pháp khác nhau làm cho việc điều trị cai nghiện ma túy mang tính chất kinh nghiệm chủ nghĩa.


Thiếu một phương thức chiến lược cho việc điều trị dẫn đến việc đối tượng nghiện ma túy chán nản trong điều trị, thiếu quyết tâm và nghị lực – bỏ điều trị nửa chừng.


B/ ĐỂ GIẢI QUYẾT 04 VẤN ĐỀ NÊU TRÊN, TT Điều dưỡng & Cai nghiện Ma túy Thanh Đa đã áp dụng một CHƯƠNG TRÌNH CAI NGHIỆN ĐA DẠNG, TỔNG HỢP, XUYÊN SUỐT, ĐỒNG BỘ, KHÉP KÍN, LINH HOẠT, KỊP THỜI TÙY THUỘC VÀO TỪNG ĐỐI TƯỢNG bao gồm:

1/ CẮT CƠN, GIẢI ĐỘC, NÂNG CAO SỨC KHỎE.


Cắt cơn nghiện không phải là điều trị thật sự mà chỉ để tạo tiền đề cho một quá trình cai nghiện lâu dài liên tục. Điều trị kịp thời các rối loạn và các bệnh Tâm thần kinh - Lao - HIV/AIDS và các bệnh cơ hội cho người nghiện ma túy.


2/ GIÁO DỤC TRỊ LIỆU:


Nhằm giáo dục - gọt giũa - điều chỉnh - phục hồi nhận thức - hành vi - nhân cách cho người nghiện ma túy. Nội dung công tác giáo dục nhằm hai muc đích:


2.1 Nâng cao nhận thức cho học viên: thông qua dạy văn hóa, học tập các chuyên đề bao gồm: Giáo dục công dân + Giáo dục đạo đức + Giáo dục sức khỏe và cộng đồng + Giáo dục pháp luật, an ninh quốc phòng + Giáo dục truyền thống…


2.2 Trang bị bản lĩnh và kỹ năng sống:  thông qua các chương trình giáo dục về Tư duy tích cực - Tự chủ quản lý bản thân - Nhận thức các giá trị sống (chương trình được sự hỗ trợ của tổ chức UNESCO và UNICEF của Liên hiệp quốc) - Tâm năng dưỡng sinh: thiền định, tập dưỡng sinh - Sinh hoạt trị liệu - Giải trí trị liệu - Hoạt động trị liệu - Huấn nghiệp trị liệu - Lao động trị liệu - Sản xuất trị liệu.


Thực hiện Cộng đồng trị liệu theo phương pháp Daytop (Mỹ)và Môi trường Trị liệu (liệu pháp đặc thù của Trung tâm Thanh Đa) với những tiêu chí cụ thể…


Công tác giáo dục là vấn đề cơ bản nhất trong cai nghiện phục hồi nhằm gọt giũa - điều chỉnh - phục hồi nhận thức - hành vi - nhân cách cho người nghiện ma túy. Công tác giáo dục này phải áp dụng cho đối tượng đang được điều trị chống tái nghiện nhóm Opiats bằng thuốc NALTREXONEhay bằng thuốc METHADONE. Nếu không thực hiện tốt công tác này thì chất lượng cai nghiện sẽ thấp và công tác cai nghiện sẽ rất khó thành công.


3/ TƯ VẤN - TÂM LÝ TRỊ LIỆU: 


Cá nhân - nhóm - gia đình - Giải quyết khủng hoảng ca… nhằm thấu hiểu những diễn biến phức tap của nội tâm cũng như những bối cảnh tiêu cực liên quan đến cá nhân, gia đình và xã hội.


Từ những cơ sở trên, cán bộ điều trị mới có thể giúp người nghiệnnhận thức được bản thân, sửa đổi lỗi lầm, xóa bỏ sự cô độc, mặc cảm, đồng thời thúc đẩy sự tôn trọng lẫn nhau, sự cởi mở, vui vẻ với mọi người, định hướng được cuộc sống và hành động cho tương lai.


         + Cần phải phân biệt TƯ VẤN không phải là ĐIỀU TRỊ TÂM LÝ: (Liệu pháp Tâm lý)


·        TƯ VẤN:


Là một tiến trình tương tác, một cuộc đối thoại giữa đối tượng, gia đình với nhân viên điều trị để nhằm mục tiêu :


       +  Thấu hiểu tình trạng của đối tượngvà gia đình, cảm xúc, nhận thức, hành vi.


      +  Qua đó thúc đẩy thành công người nghiện và gia đình tham gia việc điều trị.


TƯ VẤN giúp ta nhận thức được thực tại, nhấn mạnh vào yếu tố bình thường, từ đó sự trợ giúp phục hồi và giúp cho họ tự tìm ra con đường họ phải đi.


Với định nghĩa như vậy, bất kể là ai có quan tâm đến người nghiện, thì đều làm tư vấn được.


·        ĐIỀU TRỊ TÂM LÝ:


Nhấn mạnh vào việc mất chức năng, chú trọng vào việc phân tích để mưu sự tái thiết. Điều trị tâm lý thì giúp đỡ bệnh nhân đi tới con đường đã được định hướng trước từ những phân tích sâu xa mà có.


Nhân viên điều trị không nên nhầm lẫn Tư vấn Tâm lý với việc Điều trị Tâm lý để cho rằng mình không phải chuyên gia về tâm thần, từ chối tương tác với người nghiện.


Không có tư vấn, không bao giờ nhân viên điều trị có thể hiểu được đối tượng và giúp đỡ họ được.


SO SÁNH TƯ VẤN VÀ LIỆU PHÁP TÂM LÝ :


TƯ VẤN


LIỆU PHÁP TÂM LÝ


- Tính trực tiếp


- Không trực tiếp


- Tính giáo dục


- Gợi mở tư duy


- Hỗ trợ


- Tính cấu trúc lại – Tìm kiếm sựlập lại các hành vi


- Tình hình và sự phát triển


- Tác động mạnh về tâm lý


- Giải quyết các vấn đề


- Phân tích


- Nêu ra những vấn đề về mặt nhận thức


- Suy ngẫm về những hành vi đã qua


- Nhấn mạnh vào cái gì được coi là hành vi tốt và chưa tốt


- Hướng vào vấn đề tồn tại về mặt tình cảm



4/ ĐỂ HỖ TRỢ HỌC VIÊN KHI TRỞ VỀ CỘNG ĐỒNG KHÔNG TÁI SỬ DỤNG MA TÚY, TRUNG TÂM đã TRIỂN KHAI KHOA CHỐNG TÁI NGHIỆN:


Các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc NALTREXONE (là một chất làm MẤT CẢM GIÁC THÈM NHỚ và TÌM KIẾM MA TÚY) KẾT HỢP với KỸ NĂNG TƯ VẤN - TÂM LÝ TRỊ LIỆU - GIÁO DỤC TRỊ LIỆU và các LIỆU PHÁP XÃ HỘI. Kết quả khảo sát cho thấy, sau hơn 4 năm, Khoa đã điều trị cho hơn 1000 học viên, HƠN 72% SỐ HỌC VIÊN CHƯA TÁI NGHIỆN, TRÊN 50% HỌC VIÊN NGOẠI TRÚ ĐÃ CÓ VIỆC LÀM ỔN ĐỊNH.


Trong phương pháp này, việc UỐNG THUỐC NALTREXONE là BIỆN PHÁP HỖ TRỢ. Nếu KHÔNG CÓ BIỆN PHÁP TƯ VẤN - TÂM LÝ TRỊ LIỆU - GIÁO DỤC TRỊ LIỆU - CÁC LIỆU PHÁP XÃ HỘI THÌ KẾT QUẢ CHỐNG TÁI NGHIỆN SẼ RẤT HẠN CHẾ.


        Việc phòng chữa bệnh nghiện ma túy điều trị phục hồi cho đối tượng cai nghiện liên quan đến nhiều chuyên ngành . Việc sử dụng ma túy đã phát sinh những biểu hiện bệnh lý nặng nề, khó khăn trong việc điều trị, trong đó cần sự can thiệp điều chỉnh nhân cách hành vi của đối tượng nghiện ma túy và chống tái nghiện, tìm hiểu nguyên nhân và can thiệp sớm.


5/ CHIẾN LƯỢC TRỊ LIỆU:

-       Các nghiên cứu so sánh và các theo dõi tình trạng điều trị kéo dài (rất ít) nênkhông biết rõ hiệu quả tương đối vàhiệu quả dài hạn của các phương pháp trị liệu.


-       Việc điều trị chứng nghiện ma túy cần thiết phải kết hợp nhiều loại can thiệp khác nhau, kể cả trị liệu cá nhân và tại cộng đồng.


-       Các tác động xã hội, nhằm đấu tranh chống các hành vi nghiện ma túy vàtiếp tục sử dụng ma túy.


-       Trị liệu gia đình thường không đủ nhưng phương pháp trị liệu này cần thiết phải giải phóng thanh thiếu niên khỏi các xung đột gia đình, để cho phép đối tượng chấp nhận một trị liệu cá nhân.


-       Điều trị cá nhân đối tượng phải được thông báo về sự diễn biến của gia đình. Việc điều trị và theo dõi gồm một nhóm điều trị gồm nhiều ngành: y tế – giáo dục – xã hội – quản lý – dạy nghềvàthực hiện bằng nhiều biện pháp khác nhau trong đócần đặt nặng phương thức trị liệu nhóm.


-       Việc điều trị – phục hồi cần một thời gian tương đối dài do tính chất bệnh lý phức tạp. Đối tượng cần sự điều trị của nhiều người với nhiều chức năng khác nhau nên dễ bị tình trạng phân cắt.Do đó, cần phải có sự thống nhất trong cùng một nhóm điều trịvà có chiến lược điều trị cho từng đối tượng cai nghiện ma túy.




Bài 3

SÀNG LỌC – ĐÁNH GIÁ

VÀ LẬP KẾ HOẠCH CHO NGƯỜI NGHIỆN MA TÚY


Để công tác cai nghiện thành công, việc phân loại, đánh giá và lập kế hoạch cho người nghiện ma túy là vô cùng cần thiết. Để đạt được kết quả tốt phải thực hiện các bước sau:


I.       TIÊU CHUẨN ĐIỀU TRỊ HAY MỨC ĐỘ ĐIỀU TRỊ

A.    TIÊU CHUẨN ĐIỀU TRỊ HAY MỨC ĐỘ CHĂM SÓC LÀ GÌ?

Bệnh tật có mức độ nặng nhẹ khác nhau, cho nên việc cung điều trị cũng có nhiều mức độ khác nhau. Mỗi người nghiện đều được chăm sóc phù hợp.


Giữa nhân viên chuyên môn và cán bộ quản lý luôn luôn phải giữ mối lien hệ thông tin thường xuyên, qua đó việc thay đổi cách điều trị do những tình hình hiện tại của học viên đã thay đổi.


Việc đồng ý cho người nghiện có quyền ý kiến và tham gia vào môi trường điều trị của mình là điều nên làm, bởi bằng cách đó, học viên thể hiện trách nhiệm thamn gia của mình.


B.    CÁC KHÍA CẠNH ĐÁNH GIÁ ĐỂ QUYẾT ĐỊNH MỨC ĐỘ CHĂM SÓC:

Việc đánh giá người nghiện gồm 6 điều cơ bản:


1.   Nguy cơ xuất hiện hội chứng cai:


   - Có khả năng xảy ra tai biến do một bệnh khác lúc lên cơn vã thuốc.


   - Đang có dấu hiệu của hội chứng cai.


   - có thể cắt cơn được không?


2.   Rối loạn sinh học: Ngoài hội chứng cai người nghiện có


             - Bệnh cơ hội hoặc các bệnh mãn tính từ trước không?


3.   Trạng thái cảm xúc/ hành vi và những biến chứng:


             - Có bệnh tâm thần.


             - Có vấn đề tâm lý ảnh hưởng đến việc điều trị để trở nên phức tạp.


             - Nếu có thì những bệnh trên có cản trở quá trình điều trị không?


4.   Chấp nhận/ Không tiếp nhận điều trị:


             - Người nghiện có tự nguyện điều trị hay bị cưỡng bức điều trị?


             - Thái độ người nghiện với việc điều trị: có chán nãn, lo lắng hay quyết tâm cai nghiện.


5.   Tái nghiện/ Nguy cơ tiếp tục sử dụng ma túy:


             - Tâm trạng người nghiện cực kỳ chán nản.


             - Thiếu tin tưởng vào việc cai nghiện.


  - Còn nhiều vấn đề tồn tại chưa giải quyết được ảnh hưởng đến tâm lý người nghiện khi đến trung tâm cai nghiện.


             - Yếu tố nguy cơ và yếu tố bảo vệ cho đối tượng cai nghiện.


             - Người nghiện tin tưởng gì sau khi rời trung tâm.


6.   Môi trường cho sự phục hồi:


             - Thái độ của các thành viên trong trung tâm tác động trên tư tưởng người nghiện.


             - Sự giúp đỡ sau khi ở trung tâm về của gia đình, xã hội thế nào?


             - Người nghiện có tự tin, có khả năng giải quyết các khó khăn không?


C.    CÁC MỨC ĐỘ CHĂM SÓC:


      Gồm 5 mức độ chăm sóc:


             - Mức độ I:       nhẹ, dựa vào cộng đồng.


             - Mức độ II:      nhẹ, dựa vào cộng đồng học viên được điều trị 9 giờ/ tuần.


             - Mức độ III:     còn nhẹ, cơ may khỏi còn cao, dựa vào cộng đồng


                    Mức độ II.1   : Tương đối nhẹ, điều trị, giáo dục trên 9 giờ / tuần


                    Mức độ II.2   :Tương đối đã nặng, điều trị giáo dục trên 3 giờ / ngày.


             - Mức độ IV:     Nghiện nặng phải vào trung tâm


                    Mức độ III.1 : Nhập Trung tâm nhận chương trình điều trị


                    Mức độ III.2 :       Nhập Trung tâm phải theo dõi 24/24. Có khả năng điều trị bằng methadone.


             - Mức độ V:      Nghiện nặng + bệnh tâm thần


                                      Theo dõi chăm sóc 24/24, điều trị phục hồi


                                      Đồng thời chữa bệnh tâm thần.



 II.ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ:


Đánh giá kết quả điều trị là điều không thể thiếu được trong kế hoạch điều trị. Việc đánh giá định kỳ sẽ giúp chúng ta:


1.  Hiểu rõ hơn về đối tượng, ưu khuyết nhược điểm – các vấn đề tâm sinh lý còn tiềm tàng, từ đó thay đổi chương trình điều trị cho phù hợp.


2.  Xác định lại mức độ chăm sóc đối tượng. Ví dụ: qua phân loại và điều trị ban đầu, chúng ta nghĩ rằng đối tượng nghiện nhẹ. Song sau một thời gian, chúng ta phải thay đổi mức độ chăm sóc và biện pháp điều trị nếu có dấu hiệu chứng tỏ bệnh nhân đã không khai thật từ lúc ban đầu.


3.  Từ hai điều nhận thức trên, hiệu quả điều trị sẽ được nâng cao.


A. CÁC THỜI ĐIỂM PHẢI ĐÁNH GIÁ:

Việc đánh giá kết quả đòi hỏi phải sử dụng một biểu mẫu câu hỏi giống nhau để hỏi đối tượng trong từng thời điểm như sau:


1.  Bệnh nhân bắt đầu điều trị


Ngoài việc điều tra để nắm bắt thông tin về toàn bộ con người của đối tường, cũng như tình trạng nghiện của đối tượng, công tác đánh giá cần được tiến hành ngay khi đối tượng được bắt đầu điều trị cắt cơn. Đây là bảng đánh giá đầu tiên. Những thông tin trên này sẽ được sử dụng làm mốc so sánh với những bảng đánh giá sau này.


2.  Khi bệnh nhân nhập khu sinh hoạt hằng ngày


Họ đước đánh giá lần thứ hai, và kết quả này được đem ra so sánh với lần đầu tiên.


3.  Khi bệnh nhân đang ở giai đoạn điều trị.


Họ được đánh giá lần thứ 3. Các thông tin này cũng được so sánh với những lần trước.


4.   Khi bệnh nhân ở cuối chương trình  điều trị


Họ được đánh giá lần cuối trước khi rời trung tâm – các thông tin này sẽ được so sánh với các thông tin lần đầu để hiểu được quá trình tiến bộ của họ.


5.   Theo dõi đánh giá ba tháng sau cai khi bệnh nhân trở về nhà.


Đây là thời điểm thích hợp với điều kiện của chúng ta. Nếu bệnh nhân đã tái nghiện, rõ ràng họ cần tư vấn và động viên tái cai, còn nếu họ đang tốt đẹp, chúng ta giúp đỡ họ củng cố nhận thức hành vi.


B.  NHỮNG ĐỐI TƯỢNG NÀO CẦN ĐÁNH GIÁ:


Về nguyên tắc, tất cả mọi đối tượng được điều trị đều được đánh giá. Trong thực tế nếu đối tượng quá đông, trường hợp này rất khó đánh giá, chúng ta nên phân loại những nhóm người nghiện, và sau đó đánh giá mẫu đối tượng đại diện mà thôi.


Ví dụ:


-       Đánh giá những đối tượng được chọn làm điểm.


-       Hoặc đánh giá những đối tượng tỏ ra hợp tác với kế hoạch điều trị, hoàn tất chương trình điều trị.


-       Hoặc đánh giá những đối tượng tỏ ra bất hợp tác, bỏ dở điều trị.


C.  CƠ SỞ ĐÁNH GIÁ:


Có rất nhiều hệ thống đánh giá cực kì phức tạp, chưa thích hợp với chúng ta. Chúng ta nên đặt ra một hệ thống đánh giá đơn giản. một hệ thống đánh giá đơn giản cần qua những khía cạnh sau:


·      Các đối tượng tham gia duy trì điều trị, số ngày tham gia.


·      Các đối tượng kết thúc chương trình điều trị, số ngày tham gia.


·      Sự hài lòng của đối tượng đối với chương trình điều trị.


Chúng ta đều biết rằng không một người nghiện nào hài lòng khi họ bắt đầu điều trị và càng tăng lên nếu đối tượng muốn bỏ dở điều trị.


Kết quả sự đánh giá khách quan với mức độ hài lòng của đối tượng cho phép chúng ta dự báo người nào sẽ bỏ dỡ điều trị, người nào đạt được kết quả.


Kết quả của sự đánh giá không chỉ nhằm mục đích thu thập thông tin để thống kê hay báo cáo, mà những kết quả ấy còn phải được sử dụng để nâng cao chất lượng điều trị hay thay đổi chương trình điều trị cho thích hợp với đối tượng.


Để đạt được các mục tiêu nêu trên, sự đánh giá cần được tiến hành trên 3 khía cạnh:


1.   Hiệu lực của điều trị căn cứ vào các tiêu chuẩn sau:


Bảng tự đánh giá của đối tượng gồm các mặt hành vi, cảm xúc, thái độ, mức độ thèm ma túy. Kinh nghiệm cho thấy trong 3 tháng đầu, bệnh nhân rất cường điệu, tự đánh giá rất cao. Sau đó sự trung thực dần trở lại, mức độ đánh giá sẽ thấp hơn.


a)   Đánh giá tinh thần và thái độ lao động.


b)   Đánh giá tinh thần chấp hành nội quy.


c)   Đánh giá các mối quan hệ với tập thể.


d)   Đánh giá mối quan hệ với nhân viên tư vấn.


e)   Đánh giá mức đội cảm xúc tâm lý.


f)     Đánh giá mức độ tình cảm với gia đình.


g)   Đánh giá khía cạnh giáo dục dạy nghề.


h)   Đánh giá y khoa về sức khỏe chung.


2.   Hiệu quả của điều trị


Nên sử dụng cách đơn giản như sau:


1)   Tự nguyện thực sự: cộng tác với chương trình điều trị, có tiến bộ.


2)   Còn lưỡng lự chưa dứt khoát trong việc cai nghiện ma túy.


3)   Không muốn cai: không có dấu hiệu tiến bộ.


3.   Sự hài lòng của đối tượng


Cho phép chúng ta dự đoán trước về kết quả điều trị.


MỘT VÍ DỤ VỀ KẾT QUẢ ĐÁNH GIÁ SAU 5 GIAI ĐOẠN ĐIỀU TRỊ


-         Thời gian điều trị chưa đủ/đủ.


-         Sử dụng ma túy giảm/ tăng/ ngừng hẳn sau khi điều trị.


-         Dính líu đến luật pháp trước và sau điều trị.


-         Hoạt động có ích với xã hội trước và sau điều trị.


-         Mức độ hài lòng về lối sống của mình trước và sau điều trị.


-         Thất bại trong điều trị (biện pháp thay thế mesthadone như một biện pháp nhân bản hơn là cho bệnh nhân vào tù).


III.LẬP KẾ HOẠCH ĐIỀU TRỊ:


Việc lập kế hoạch được tiến hành ngay sau khi đã nắm bắt những thông tin về người nghiện. Cần cho đối tượng tham gia vào việc xây dựng kế hoạch điều trị cho chính mình.


Chính người nghiện là thành viên có trạch nhiệm trong việc điều trị cho chính mình, thậm chí ngay cả khi họ không muốn điều trị, chúng ta cũng phải để họ tham gia bước đầu vào những mục tiêu sơ khởi, và sẽ nâng dần trách nhiệm họ lên cao trong quá trình tiến hành kế hoạch.


1. Lập kế hoạch điều trị : cần 3 giai đoạn :


-         Mục tiêu cụ thể cho từng giai đoạn.


-         Yêu cầu bệnh nhân tuân thủ các mục tiêu đề ra.


-         Phương pháp tiến hành và cung ứng dịch vụ.


1.1 Mục tiêu cụ thể từng giai đoạn :


Mỗi bệnh nhân, phải có một kế hoạch đề ra mục tiêu theo từng giai đoạn, theo dữ liệu thông tin có được, ví dụ một bệnh nhân bệnh nặng, tâm lý tuyệt vọng thì có thể 3 mục tiêu như sau :


-         Ngưng sử dụng ma túy, tăng cường sức khỏe


-         Cải thiện tâm trạng qua tâm lý, giáo dục, thuyết phục.


-         Về khía cạnh y khoa, điều trị những bệnh kèm theo.


1.2 Yêu cầu bệnh nhân tuân thủ các mục tiêu đề ra.


Mục tiêu ngưng sử dụng ma túy: làm trong sạch môi trường yêu cầu bệnh nhân duy trì tình trạng cai, cộng tác với kế hoạch điều trị, sinh hoạt tư vấn cá nhân hay tư vấn nhóm, sinh hoạt nhóm.


-         Mục tiêu điều chỉnh tâm lý: yêu cầu và khuyến khích bệnh nhân phát biểu, bảy tỏ cảm xúc, ước muốn – để động viên – giải thích và có biện pháp giúp đỡ hữu hiệu.


-         Với mục tiêu điều trị bệnh : bắt buộc khám chữa bệnh.


1.3 Phương pháp :


Phương pháp thực hiện tùy theo mục tiêu và yêu cầu. Nhóm chuyên viên điều trị sẽ phác thảo kế hoạch thực hiện như :


-         Giúp đỡ bệnh nhân cắt cơn, hồi phục sức khỏe.


-         Điều chỉnh tâm lý, cần nắm vững những thông tin bệnh nhân còn ẩn giấu, khuyến khích, thuyết phục.


-         Điều trị các bệnh mãn tính – Các bệnh cơ hội và các rối loạn tâm sinh lý sau cắt cơn.


2. Các thời điểm thực hiện kế hoạch điều trị :


-         Trong việc lập kế hoạch điều trị cần tiến hành ngay khi đối tượng vào Trung Tâm.


-         Định hướng cho điều trị, bao gồm việc hướng dẫn và bám sát đối tượng trong quá trình điều trị.


-         Theo dõi sau cai (khi đối tượng trở về cộng đồng)


2.1 Tiến hành ngay khi đối tượng vào Trung tâm :


Nhân viên tiếp nhận phải đánh giá tức thời tình trạng của đối tượng, và căn cứ vào đó đề ra kế hoạch cụ thể: phân loại, định múc độ chăm sóc thích hợp và đánh giá kết quả điều trị


a)   Xác định mức độ chăm sóc thích hợp :  đánh giá sơ bộ ban đầu.


b)   Đánh giá sau khi cắt cơn xong :


-         Đối tượng đã ổn định chưa?


-         Những triệu chứng gì đang còn tồn tại hiện nay?


-         Tình trạng hiện tại và ước muốn?


2.2 Thành lập đội ngũ điều trị cho đối tượng.


Mỗi đối tượng có những vấn đề riêng biệt,


Việc điều trị toàn diện bệnh lý – tâm lý – sinh học – xã hội đòi hỏi một đội ngũ điều trị chuyên nghiệp, đa năng. Tùy theo rối loạn của đối tượng mà chuyên môn ngành nào, ngành ấy phải giải quyết.


Việc phối hợp công tác phải ở một thể thống nhất khi đánh giá nhu cầu điều trị cho đối tượng.


a)   Mỗi đối tượng phải có và phải hiểu mô hình điều trị của mình, mục tiêu mình muốn đạt đến.


b)   Hiểu được mô hình điều trị của nhân viên khác, cũng như mục tiêu chung của cả nhóm.


c)   Hiểu rõ cách kết hợp lĩnh vực của mình với lĩnh vực chuyên môn của người khác.


d)   Tránh được biện pháp của mình có mâu thuẫn với biện pháp của nhân viên khác.


Sau đây là ví dụ phối hợp của nhóm điều trị gắn bó về một trường hợp cắt cơn xong 2 tháng: đối tượng suy sụp, không cộng tác với điều trị:


-         Nhân viên giáo dục tìm hiểu ngoài sự suy sụp sinh lý sau khi cắt cơn còn có vấn đề gì nữa không, động viên khích lệ đối tượng: an ủi họ rằng thời điểm của giai đoạn phục hồi, tâm trạng chán nản là điều thường thấy.


-         Nhân viên y tế xác định tình trạng bệnh lý của đối tượng.


-         Thảo luận với nhân viên dạy nghề về tình trạng của đối tượng.


-         Trao đổi với nhân viên quản lý để tìm hiểu liệu môi trường quản lý có làm thương tổn tâm lý đối tượng không.


-         Trao đổi với nhân viên tâm lý để đánh giá phân tích sâu hơn.


-         Sau cùng đưa ra được cơ cấu và định hướng cho điều trị tiếp theo với đối tượng, giám sát đối tượng trong suốt quá trình điều trị.


3. Các lợi ích của việc lập kế hoạch điều trị:

Một kế hoạch điều trị đúng sẽ phải triển khai điều trị theo hướng tốt và toàn diện. Qua kế hoạch điều trị, cả đối tượng lẫn nhân viên điều trị đều có lợi ích.


-         Đa số những người nghiện đều không biết làm sao để cai. Việc cho họ tham gia vào nhóm điều trị sẽ làm họ yên tâm và cộng tác với kế hoạch. Như vậy cơ may thành công rất cao.


-         Người nghiện hiểu những mục tiêu ngắn hạn và dài hạn do chương trình đề ra. Họ được thông báo trước những kế hoạch mà họ phải vượt qua. Vì vậy họ có chuẩn bị về tâm lý để phấn đấu.


-         Người nghiện hiểu được những mục tiêu dài hạn dành cho họ, cũng như các mục tiêu họ phải phấn đấu để vươn tới như một điều kiện tiên quyết để được trở về với gia đình.


II. CÁC TIÊU CHUẨN ĐIỀU TRỊ VÀ CÁC HÌNH THỨC CHĂM SÓC :

A.  ĐỊNH NGHĨA:


Những tài liệu (Phần II+III) sẽ được trình bày ở đây là tóm tắt một phần hay trích dẫn nguyên văn tài liệu: “Đánh giá tiêu chuẩn của người nghiện trong việc điều trị tình trạng tối loạn do việc sử dụng các chất ma túy gây ra” năm 1991 và tài liệu “Đánh giá tiêu chuẩn của người nghiện trong việc điều trị những rối loạn có liên quan đến ma túy” tái bản lần 2 năm 1996 của HIỆP HỘI NGHIÊN CỨU VỀ NGHIỆN MA TÚY CỦA HOA KỲ. Những tiêu chuẩn này đại diện cho những phương pháp được nghiên cứu và áp dụng nhiều nhất trong việc xác định chính xác mức độ chăm sóc cho đối tượng nghiện ma túy. Đây là kết quả nghiên cứu trong suốt 10 năm của những tổ chức Quốc gia, Tổ chức Liên Bang trên toàn nước Mỹ và nó đã được công nhận của hầu hết các Cơ sở Y tế, tổ chức điều trị cai nghiện, các Công ty Bảo hiểm (Tổ chức quản lý dịch vụ chăm sóc), những tổ chức bảo đảm quyền lợi của người nghiện trong việc điều trị.


1/ Việc đánh giá tiêu chuẩn điều trị cho phép chúng ta tìm ra mức độ chăm sóc thích hợp cho người nghiện ma túy.


2/ “Mức độ chăm sóc” này được định nghĩa là “Mức độ tăng dần các dịch vụ trợ giúp của môi trường và lâm sàng phối hợp lẫn nhau hoặc riêng rẽ với nhau”


3/ Mức độ chăm sóc được xây dựng dựa trên một danh mục mà ta gọi là “Các hình thức chăm sóc”


B. CÁC HÌNH THỨC SĂN SÓC VÀ ĐIỀU TRỊ :


Một số nét cơ bản :


1/ Bệnh lý thì có mức độ nặng nhẹ khác nhau và việc cung cấp dịch vụ điều trị cũng có mức độ khác nhau tương ứng (Mức độ chăm sóc)


2/ Thống nhất đồng bộ giữa những người cung cấp dịch vụ điều trị (nhân viên chuyên môn và cán bộ quản lý) ở từng mức độ chăm sóc khác nhau.


3/ Việc điều trị dựa vào cộng đồng luôn luôn là xuất phát điểm cho bất kỳ đối tượng nào cần được chăm sóc.


4/ Những tiêu chuẩn đánh giá đối tượng càng cụ thể thì danh mục các dịch vụ chăm sóc càng khách quan, dễ nhận biết.


5/ Tiến trình thực hiện biện pháp trong danh mục theo nhu cầu của đối tượng và điều đó là hoàn toàn hợp lý.


6/ Không có thời gian cố định cho bất kỳ mức độ chăm sóc cụ thể nào.


7/ Bất kỳ khi nào có thể, người nghiện đều có quyền được tham gia một môi trường điều trị ít bị gò bó, ức chế nhất, nơi mà việc điều trị cai nghiện được tổ chức sao co có thể tối đa hóa những vấn đề sau:


- Tiếp tục tham gia cùng với sự trợ giúp của cộng đồng.


- Tham gia quyết định chương trình điều trị của riêng mình.


C. CÁC GIAI ĐOẠN CẦN CAN THIỆP:

1/ Can thiệp giai đoạn sớm:


-         Dựa vào cộng đồng


-         Đánh giá và đề xuất điều trị


-         Can thiệp sớm


-         Giảm tác hại


-         Vươn xa hơn: Tích cực tuyên truyền bệnh nhân đi điều trị


-         Giáo dục tác hại tệ nạn nghiện ma túy để quần chúng cảnh giác, đối tượng nhận biết tác hại ma túy.


-         Chăm sóc sau cai


-         Phòng ngừa tái nghiện.


2/ Can thiệp mức độ I :


-         Dựa vào cộng đồng


-         Dịch vụ cho người nghiện ngoại trú


-         Dịch vụ điều trị và phục hồi


-         Mỗi người nghiện được điều trị dưới 9 giờ 1 tuần


3/ Can thiệp mức độ II :


-         Dựa vào cộng đồng


* Mức độ II.1 :


-         Dịch vụ chăm sóc tích cực người nghiện ngoại trú


-         Dịch vụ điều trị và phục hồi


-         Mỗi người nghiện được điều trị trên 9 giờ tuần


* Mức độ II.2 :


-         Người nghiện ngoại trú có nằm viện một thời gian


-         Việc điều trị lâm sàng tích cực được tiến hành trên 20 giờ 1 tuần


4/ Can thiệp mức độ III


- Không dựa vào cộng đồng


* Mức độ III.1 :


-         Dịch vụ điều trị nội trú có sự quản lý về lâm sàng ở mức độ trung bình


-         Mô hình “Điều trị mở”


-         Tối thiểu 5 giờ điều trị mỗi tuần


-         Tập trung vào việc tái hoà nhập cộng đồng trong tình trạng không sử dụng ma túy, quay lại làm việc, học tập và cuộc sống gia đình.


-         Gặp mặt song phương, họp nhóm bạn giúp bạn.


* Mức độ III.2:


-         Dành cho đối tượng nặng


-         Dịch vụ điều trị nội trú có sự quản lý tích cực về lâm sàng


-         Mô hình “Cộng đồng trị liệu”


-         Môi trường phục hồi được thiết kế chặt chẽ


-         Dịch vụ điều trị lâm sàng với trình độ chuyên môn từ trung bình đến cao


-         Niềm tin rằng cộng đồng trị liệu là một yếu tố điều trị


-         Nâng cao ý thức trách nhiệm của đối tượng, thay đổi cá tính.


* Mức độ III.3:


-         Dành cho đối tượng rất nặng


-         Dịch vụ chăm sóc điều trị nội trú có sự quản lý tích cực về mặt y tế


-         Tập trung vào mô hình điều trị y tế


-         Môi trường phục hồi được thiết kế chặt chẽ


-         Đội ngũ nhân viên điều trị có ý thức kỷ luật cung cấp dịch vụ theo dõi 24 giờ / ngày


-         Người nghiện với những rối loạn y – sinh học và những biến chứng về cảm giác, hành vi


-         Phương pháp trị liệu bằng chất đối kháng


5/  Can thiệp mức độ IV:


-         Dịch vụ điều trị nội trú có sự quản lý tích cực về y tế


-         Lên kế hoạch theo dõi y khoa suốt 24 giờ bao gồm đánh giá, chăm sóc và điều trị.


-         Mức độ chăm sóc này có ở:


+       Dịch vụ cấp cứu ở bệnh viện đa khoa cho người nội trú


+       Viện cấp cứu tâm thần hay bộ phận cấp cứu tâm thần trong bệnh viện đa khoa


+       Cơ sở, đơn vị được chỉ định làm công tác cai nghiện (Trung tâm cai nghiện)


6/ Những khía cạnh của việc đánh giá: Gồm 6 vấn đề được đánh giá với mức độ khác nhau – từ đó cho phép:


-         Chuyển người nghiện từ chương trình điều trị dựa vào cộng đồng này sang một chường trình điều trị dựa vào cộng đồng khác hay một mức độ chăm sóc khác phù hợp hơn.


II. ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ ĐIỀU TRỊ :


1.   Ngộ độc cấp tính và nguy cơ xuất hiện hội chứng cai


2.   Những rối loạn y – sinh học và biến chứng (các bệnh phối hợp)


3.   Tình trạng cảm xúc hành vi và những biến chứng


4.   Viêc chấp nhận/ không chấp nhận điều trị


5.   Tái nghiện/ nguy cơ tiếp tục sử dụng ma tuý


6.   Môi trường: Cộng đồng, tình hình ma tuý ở địa phương


Những khía cạnh của việc đánh giá:


A. NGỘ ĐỘC CẤP TÍNH NGUY CƠ XUẤT HIỆN HỘI CHỨNG CAI VÀ CÁC BỆNH CƠ HỘI KÈM THEO:


1.     Những nguy cơ đi kèm với tình trạng ngộ độc cấp tính


2.     Nguy cơ hội chứng cai (Số lượng, số lần sử dụng, gần đây đối tượng cai nghiện như thế nào?)


3.     Có xuất hiện những dấu hiệu của hội chứng cai hay không?


4.     Được giúp đỡ trong quá trình cắt cơn giải độc


5.     Rối loạn y – sinh học và những biến chứng


6.     Các bệnh cơ hội khác ngoại hội chứng cai


7.     Các bệnh mãn tính ngoài hội chứng cai


8.     Chăm sóc tình trạng bệnh lý và hội chứng cai


B. TRẠNG THÁI CẢM XÚC/ HÀNH VI VÀ NHỮNG BIẾN CHỨNG:


1.     Việc điều trị trở nên phức tạp nếu người nghiện mắc bệnh tâm thần hay rối loạn cảm xúc – tâm lý hành vi


2.     Người nghiện có mắc những bệnh mãn tính, bệnh cơ hội đều ảnh hưởng đến công tác điều trị - Không được bỏ sót các bệnh này.


C. VIỆC CHẤP NHẬN, KHÔNG CHẤP NHẬN ĐIỀU TRỊ CẦN XÁC ĐỊNH RÕ:


1.   Người nghiện quyết tâm điều trị không?


2.   Người nghiện có cảm thấy bị cưỡng bức khi phải điều trị không?


3.   Người nghiện đã sẵn sàng thay đổi như thế nào khi được giải thích rõ các vấn đề?


4.   Người nghiện có biểu hiện chấp nhận điều trị là do bị cưỡng ép hay tự nguyện?


5.   Người bệnh lo âu, chán nản về vấn đề nghiện của mình như thế nào?


D. VIỆC TÁI NGHIỆN VÀ NGUY CƠ TIẾP TỤC SỬ DỤNG MA TUÝ:


1.   Người nghiện có tâm trạng cực kỳ chán nản không?


2.   Người nghiện có tiếp tục sử dụng ma tuý không?


3.   Người nghiện có nắm được kỹ năng nhằm đương đầu với nguy cơ tái nghiện hay tiếp tục sử dụng ma tuý không?


4.   Những vấn đề tồn đọng và tác nhân gây ức chế đã được giải quyết trước khi họ được an toàn xuất viện như thế nào?


5.   Nhận thức của đối tượng về nguyên nhân và quá trình cai nghiện, về cách đối phó với cảm giác thèm thuốc và kiểm soát tính bốc đồng.